Xương quai xanh là vùng xương nổi lên nằm ngang ở hai bên phía dưới cổ với vai trò hỗ trợ di chuyển cho phần thân trên của cơ thể. Ngoài ra, xương quai xanh phụ nữ còn thể hiện nết đẹp về tính thẩm mỹ nhưng vẫn đảm đảm về cấu tạo và chức năng như bình thường.
Xương quai xanh là gì?
Xương quai xanh hay còn được biết tới với tên gọi là xương đòn, là một bộ phận quan trọng của bộ khung xương nằm ở phía dưới bờ vai và cổ. Xương quai xanh nam hay xương quai xanh của phụ nữ nhìn chung đều dài, chạy ngang giữa xương ức với xương bả vai.
Dễ dàng nhận biết được xương quai xanh bằng mắt thường khi nó hiện rõ ở phần dưới da. Nhiệm vụ chính của loại xương này là kết nối cánh tay ở cả hai bên với các xương khác trong hệ thống xương của cơ thể con người.

Cấu tạo của xương quai xanh
Xương quai xanh sẽ tạo ra hai khớp chính bao gồm:
- Khớp ức – đòn: Phần đầu của xương quai xanh kết nối với xương ức để tạo nên một khớp nối linh hoạt.
- Khớp cùng vai – đòn: Mỏm cùng vai và một phần xương bả vai sẽ nối với phần đầu phía bên ngoài xương quai xanh để hình thành một khớp cùng vai ổn định cho cơ thể.
Chức năng xương quai xanh
Khớp vai là một khớp có nhiệm vụ quan trọng trong việc di chuyển của cơ thể, đồng thời phạm vi hoạt động cũng rất rộng và dễ dẫn tới việc trật khớp. Trong đó, xương quai xanh cũng đóng vai trò tối quan trọng nhằm kết nối các khớp vùng vai.
Ngoài ra, xương quai xanh còn có chức năng giữ cho cánh tay được hoạt động tự do và vươn ra xa khỏi cơ thể. Phía trước có xương quai xanh, phía sau là xương bả vai. Cả hai sẽ cùng hợp tác tạo thành đai vai mạnh mẽ nhằm nâng đỡ cả cánh tay đơn giản.
Bên cạnh đó, xương quai xanh cũng sẽ liên kết với hệ thống xương sườn để cấu thành lồng ngực tạo nên một lớp bảo vệ vững chắc cho hàng loạt bộ phận quan trọng như tim và phổi tránh khỏi các tác động bên ngoài.
Chưa hết, xương quai xanh còn giúp cho cơ thể bảo vệ các mạch máu cũng như dây thần kinh quan trọng tại vùng nách và dưới cánh tay.
>>> Xem thêm: Xương kêu rắc rắc ở người trẻ là bệnh gì, khắc phục như thế nào?
Chấn thương xương quai xanh
Xương quai xanh bị chấn thương là điều không hiếm gặp, có thể là xương quai xanh bị lệch, xương quai xanh bên to bên nhỏ… Trong đó, xương quai xanh bị gãy vẫn là một chấn thương điển hình. Khi gặp phải tình trạng này, người bệnh rất dễ nhận biết do nó nằm ngay dưới da.
Mức độ chấn thương của xương quai xanh là nhẹ hay nặng tùy vào từng trường hợp bao gồm: Nứt xương quai xanh, nẻ xương quai xanh, gãy xương và thậm chí là gãy thành nhiều đoạn. Ngoài ra, xương quai xanh cũng có thể nằm ở vị trí ban đầu hay sang một vị trí khác sau khi bị chấn thương.
Nguyên nhân chấn thương
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới chấn thương, gãy xương quai xanh như: Tai nạn, té ngã, bị tác động mạnh vào vùng xương quai xanh… Ngoài ra, gãy xương quai xanh ở trẻ sơ sinh là bởi gặp rủi ro trong quá trình sinh.
Triệu chứng chấn thương
Xương quai xanh khi bị chấn thương sẽ có các biểu hiện như sau:
- Vai bị trượt xuống theo hướng về phía trước.
- Mất liên tục của xương ở khu vực bị gãy, các đầu xương bị gãy sẽ không di động cùng hướng.
- Khi nâng tay lên sẽ cảm nhận được tiếng lạo xạo.
- Nâng cánh tay lên gặp khó khăn.
- Sưng, bầm tím và đau ở vùng xương quai xanh.

Cách điều trị chấn thương xương quai xanh
Tùy thuộc vào mức độ nặng hay nhẹ, người bị gãy xương quai xanh sẽ có phương án điều trị khác nhau. Dưới đây là một số cách điều trị cho trường hợp nhẹ, chưa bị gãy hoàn toàn.
- Dùng thuốc giảm đau để giảm đau theo chỉ định của bác sĩ.
- Dùng đai để nâng cánh tay, giảm áp lực cũng như hỗ trợ hoạt động của cánh tay.
- Tập vật lý trị liệu: Giai đoạn đầu chấn thương xương quai xanh, người bệnh sẽ cảm thấy rất đau đớn. Tuy nhiên các bài tập vật lý trị liệu sẽ giúp cơ khớp không bị cứng do ít hoạt động.
Gãy xương quai xanh điều trị bằng cách nào?
Phương pháp điều trị không phẫu thuật gãy xương quai xanh
Trong những trường hợp chấn thương nhẹ, xương không bị gãy rời hoàn toàn, người bệnh có thể được chỉ định điều trị bảo tồn mà không cần can thiệp phẫu thuật. Các phương pháp điều trị bao gồm:
● Sử dụng thuốc giảm đau: Giúp kiểm soát cơn đau và tạo cảm giác dễ chịu hơn cho người bệnh trong giai đoạn đầu.
● Đeo đai cố định vai và cánh tay: Giúp nâng đỡ phần tay bị tổn thương, giảm áp lực lên vùng xương bị gãy, đồng thời hỗ trợ người bệnh trong các hoạt động sinh hoạt hằng ngày.
● Tập vật lý trị liệu: Dù ban đầu có thể gây đau, nhưng các bài tập phục hồi chức năng là cần thiết để tránh tình trạng cứng khớp, teo cơ do bất động kéo dài.

Thông thường, khi xương quai xanh bị tổn thương, cơ tay và sức mạnh của cánh tay sẽ suy giảm. Trong quá trình xương dần phục hồi, cơn đau sẽ giảm bớt, tạo điều kiện thuận lợi để bắt đầu các bài tập vận động nhẹ nhàng. Việc vận động đúng cách không chỉ giúp duy trì sức cơ và sự linh hoạt của khớp mà còn đẩy nhanh quá trình phục hồi.
Bên cạnh đó, người bệnh cần tuân thủ lịch tái khám định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ. Trong mỗi lần tái khám, hình ảnh X-quang thường được sử dụng để kiểm tra tiến độ lành xương và đánh giá hiệu quả điều trị.
Điều trị gãy xương quai xanh bằng phẫu thuật
Với những trường hợp gãy xương quai xanh có di lệch nhiều, phương pháp điều trị bằng phẫu thuật thường được chỉ định. Mục tiêu là đưa các đoạn xương gãy trở lại đúng vị trí ban đầu và cố định chắc chắn, từ đó ngăn ngừa nguy cơ xương dịch chuyển trở lại và giúp quá trình hồi phục diễn ra ổn định hơn.
Sau ca phẫu thuật, bệnh nhân có thể gặp tình trạng đau nhức tại vùng mổ. Lúc này, các bác sĩ sẽ kê toa thuốc giảm đau phù hợp như thuốc giảm đau thông thường, chườm lạnh hoặc nếu cần thiết, có thể sử dụng opioid trong thời gian ngắn. Đối với nhóm thuốc opioid, người bệnh cần tuyệt đối tuân theo hướng dẫn sử dụng từ bác sĩ vì đây là loại thuốc có khả năng gây nghiện nếu dùng sai cách hoặc lạm dụng.
Tương tự như phương pháp điều trị bảo tồn, sau khi vết thương đã hồi phục ổn định, bệnh nhân cần được hướng dẫn thực hiện các bài tập vật lý trị liệu để giúp khớp vai lấy lại sự linh hoạt, giảm nguy cơ teo cơ hoặc cứng khớp.
Xương quai xanh là một cấu trúc quan trọng giúp kết nối cánh tay với khung xương thân trên, đóng vai trò thiết yếu trong các hoạt động vận động của vai và tay. Chính vì thế, mọi chấn thương tại khu vực này đều cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời để tránh di chứng lâu dài. Nếu bạn nghi ngờ mình bị gãy xương quai xanh hoặc có nhu cầu được tư vấn điều trị, đừng ngần ngại liên hệ ngay với iCCARE – Phòng khám chuyên sâu Cơ Xương Khớp qua hotline 02437.931.999 – 0963.931.999 để được hỗ trợ và đặt lịch khám cùng đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao.
Một số câu hỏi liên quan đến xương quai xanh
Nhắc đến xương quai xanh, không ít người đặt ra câu hỏi liên quan đến vấn đề này. Dưới đây là một số thắc mắc về xương quai xanh phổ biến hiện nay.
Phòng ngừa gãy xương quai xanh như thế nào?
Tránh tai nạn lao động bằng cách trang bị đầy đủ đồ bảo hộ.
- Tham gia giao thông an toàn.
- Trước khi chơi các môn thể thao nên khởi động kỹ lưỡng.
- Chơi thể thao với tinh thần rèn luyện, không triệt hạ hay gây ra các thương tích.
Có xương quai xanh là đẹp hay xấu?

Về mặt thẩm mỹ, việc có xương quai xanh hiện rõ đặc biệt là xương quai xanh của phụ nữ được xem là một vẻ đẹp cuốn hút. Để có thể đạt được điều này thì mọi người cần thực hiện một số bài tập chuyên sâu và chú ý đến chế độ ăn uống của bản thân một cách phù hợp.
Xương quai xanh là một loại xương có vai trò rất quan trọng trong chuyển động phía thân trên của con người. Đồng thời, là nơi cũng rất dễ xảy ra chấn thương. Hy vọng rằng thông tin bên trên của phòng khám chiropractic iCCARE sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về chức năng cũng như cách phòng tránh chấn thương cho xương quai xanh.
>>> Bài viết xem nhiều: Xương đòn là gì? Chức năng và các chấn thương thường gặp phải