iccare.com.vn/
TIN TỨC Y KHOA

Trật khớp vai là gì? Nguyên nhân và cách điều trị thế nào?

Trật khớp vai có thể nói là nỗi ám ảnh không của riêng ai với những cơn đau đớn vô cùng. Bị trật khớp vai có thể được chữa lành hoàn toàn nếu áp dụng đúng cách, nhưng cũng sẽ khiến cơn đau diễn ra dai dẳng khi không được chữa trị triệt để. Việc hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị trật khớp vai là rất quan trọng để có thể xử lý kịp thời và hiệu quả, giúp người bệnh phục hồi nhanh chóng và tránh các biến chứng nghiêm trọng. Trong bài viết này, ICCARE CHIROPRACTIC sẽ cung cấp thông tin chi tiết về trật khớp vai, từ nguyên nhân, triệu chứng đến các phương pháp điều trị hiệu quả nhất.

Trật khớp vai là gì?

Trật khớp vai hay còn được biết với tên gọi tiếng anh là Dislocated Shoulder, khi này dây chằng bị giãn đột ngột khiến chỏm xương cánh tay bị lệch ra khỏi ổ chảo xương bả vai. Tình trạng này khiến cho khớp bị biến dạng gây đau đớn, mất khả năng vận động tạm thời.

Khớp vai là vị trí khớp có cường độ hoạt động nhiều bậc nhất cơ thể để cầm, ném, nắm…. Nếu như trật khớp vai bị diễn ra nhiều lần sẽ khiến dây chằng ngày càng tổn thương và tồi tệ hơn tình trạng trật khớp vai.

Trật khớp vai khiến người bệnh đau đớn
Trật khớp vai khiến người bệnh đau đớn

Các loại trật khớp vai phổ biến

Tùy vào vị trí xương chỏm cánh tay với ổ chảo bả vai sẽ có 3 loại trật khớp vai phổ biến như sau.

Trật khớp vai ra trước

Đây là một dạng trật khớp vai thường thấy chiếm đến 95% những ca gặp bị trật khớp vai. Khi này chỏm xương sẽ bị lệch ra khỏi ổ chảo xương bả vai và có thể hướng xuống hoặc vào trong gồm các kiểu: Chỏm ngoài mỏm quạ, chỏm dưới hay trong mỏm quạ và chỏm xuống xương đòn.

Trật khớp vai ra sau

Đây là trường hợp mà khi ngã các bệnh nhân dùng tay chống với tư thế khép vai hoặc cũng có thể bị động kinh, điện giật.

Trật khớp vai xuống dưới ổ chảo

Được hiểu là khi mà xương cánh tay bị trật lên phía trên, nhưng trường hợp này cũng khá ít gặp.

>>> Xem thêm: Đau cổ vai gáy là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Những nguyên nhân dẫn tới trật khớp vai

Những trường hợp bị trật khớp vai thông thường đều do một lực tác động rất mạnh khiến các khớp bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu. Có nhiều nguyên nhân khiến cho tình trạng trật khớp vai diễn ra ở mọi lứa tuổi khác nhau.

Chấn thương khi chơi thể thao

Rất nhiều các bệnh nhân từng bị trật khớp vai do chơi các môn thể thao như đá bóng, bóng rổ, bóng chuyền, leo núi….

Chơi thể thao rất dễ dẫn tới trật khớp vai
Chơi thể thao rất dễ dẫn tới trật khớp vai

Tai nạn giao thông

Tai nạn giao thông cũng sẽ khiến cho người tham gia dễ bị tác động bởi ngoại lực khiến cho trật khớp vai xảy ra.

Ngã

Trơn trượt, té, ngã bao giờ cũng khiến con người có hành động chống tay xuống và khiến cho xương chỏm cánh tay bị lệch ra khỏi ổ chảo bả vai dẫn tới trật khớp vai.

Tai nạn lao động

Trong lao động hằng ngày, khi mang vác các đồ dùng quá nặng không đúng tư thế hay tai nạn lao động bị vật nặng tác động lên cũng sẽ khiến trật khớp vai xảy ra.

Nguyên nhân khác

Ngoài ra, bị trật khớp vai khi ngủ do nằm không đúng tư thế cũng rất dễ xảy ra tình trạng này.

Các dấu hiệu trật khớp vai

Trật khớp vai là một chấn thương phổ biến, thường xảy ra do chấn thương hoặc va chạm mạnh.
Trật khớp vai là một chấn thương phổ biến, thường xảy ra do chấn thương hoặc va chạm mạnh.

Các dấu hiệu trật khớp vai mà người bệnh dễ dàng nhận ra như sau:

  • Xuất hiện cơn đau dữ dội, khả năng vận động bị giảm thậm chí là mất hoàn toàn ở thời điểm đó.
  • Cơn đau sẽ trở nên nặng hơn khi cố gắng vận động khớp vai.
  • Khi sờ vào vai sẽ thấy một khoảng rỗng vì chỏm xương cánh tay bị chệch ra ngoài. Bên cạnh đó, cánh tay khi đang ở cố định mà đẩy sang một bên sẽ nhanh chóng trở lại tư thế ban đầu khi bỏ tay ra.
  • Dễ dàng nhận thấy bả vai bị trật khớp biến dạng hoàn toàn so với bả vai của người bình thường.
  • Khu vực vai, cánh tay bị sưng bầm tím hoặc cũng có thể bị tê yếu.
  • Nhiều trường hợp trật khớp vai còn khiến xương bả vai hoặc cũng có thể liệt dây thần kinh cảm giác.

Bị trật khớp vai nên làm gì?

Khi bị trật khớp vai, việc xử lý kịp thời và đúng cách rất quan trọng để giảm đau, ngăn ngừa các biến chứng và đảm bảo khớp vai được phục hồi tốt.
Khi bị trật khớp vai, việc xử lý kịp thời và đúng cách rất quan trọng để giảm đau, ngăn ngừa các biến chứng và đảm bảo khớp vai được phục hồi tốt.

Khi phát hiện dấu hiệu cho thấy bản bị trật khớp vai cần phải thực hiện ngay các lưu ý sau.

  • Hạn chế vận động: Khi đã bị trật khớp vai, tốt hơn hết nên ở yên và không vận động xoay, lắc tay để tránh các dây thần kinh, dây chằng, cơ và mạch máu bị ảnh hưởng theo.
  • Cố định khớp vai: Nên băng lại khớp vai để ổn định và tránh vận động.
  • Chườm đá: Dùng đá chườm khu vực khớp vai để giảm đau và sưng.

>>> Xem thêm: 4 bài tập phục hồi chấn thương khớp vai đơn giản hiệu quả tại nhà

Trật khớp vai bao lâu thì khỏi?

Rất nhiều bệnh nhân không khỏi thắc mắc rằng khi trật khớp vai bao lâu mới khỏi. Để trả lời chính xác thì còn phải căn cứ vào từng trường hợp, thời điểm phát hiện, phương pháp điều trị và quá trình thực hiện của người bệnh.

Thông thường, trật khớp vai sẽ mất khoảng từ 12-16 tuần để khỏi và bình phục hoàn toàn. Sau 3 tháng điều trị, người bệnh bắt đầu có thể vận động khớp nhẹ nhàng, vừa phải. Vài tuần kế tiếp đó, cường độ hoạt động bắt đầu tăng dần và trở lại trạng thái như bình thường.

Trật khớp vai có nguy hiểm không?

Trật khớp vai không đe dọa đến tính mạng con người ngay lập tức nhưng vẫn sẽ gây ra hàng loạt biến chứng nếu như không được điều trị kịp thời. Một số các biến chứng như:

  • Tổn thương dây thần kinh: Trong đó, dây thần kinh mũ là dây mà sau khi đã nắn bóp khớp vai xong mà cánh tay vẫn không dang ra được, đồng thời mất cảm giác ở vùng bả vai.
  • Tổn thương mạch máu: Tình trạng ở nách có thể bị tắc bởi tổn thương lớp áo giữa và lớp áo trong, nhưng biến chứng này khả năng diễn ra khá thấp với chỉ 1%.
  • Tổn thương chóp xoay vai: Đây là biến chứng được xem là rất cao với 55% người bị trật khớp vai mắc phải. Thậm chí, còn tăng lên 80% khi đối tượng là những người trên 60 tuổi.
  • Gãy xương: Biến chứng gãy xương kèm theo khá cao ở những người bị trật khớp vai với 30% như vỡ bờ ổ chảo, biến dạng chỏm xương cánh tay…

Cách điều trị khi bị trật khớp vai

Khám phá một loạt các phương pháp điều trị khi bị trật khớp vai được sử dụng hiện nay.

Nắn khớp vai

Phương pháp nắn vai sẽ được sử dụng khi mà tình trạng trật khớp vai ở mức độ nhẹ và mới. Bác sĩ hoặc người có chuyên môn sẽ nắn chỉnh khớp về lại vị trí ban đầu, giảm đau hiệu quả. Tùy vào trường hợp sẽ có chỉ định dùng thuốc giãn cơ, gây tê khi nắn khớp.

Nắn khớp vai khi bệnh nhân ở giai đoạn nhẹ
Nắn khớp vai khi bệnh nhân ở giai đoạn nhẹ

Phẫu thuật

Phẫu thuật sẽ phải đưa vào áp dụng khi mà khớp vai cũng như dây chằng bị yếu hoặc trường hợp đã tái trật khớp nhiều lần. Ngoài ra, khi mà bệnh nhân có dây thần kinh, mạch máu bị tổn thương cũng nên phẫu thuật.

Phương pháp phẫu thuật phổ biến hiện nay là nội soi, dùng các dụng cụ chuyên môn đưa máy quay vào trong khớp qua vết mổ. Với cách này thì vết mổ sẽ nhanh chóng lành lặn và ít nguy cơ nhiễm trùng.

Cố định

Phương án cố định sẽ dùng đai để cố định phần khớp trong khoảng thời gian cụ thể nào đó tùy vào từng mức độ trật khớp vai của mỗi người.

Dùng thuốc

Dùng thuốc giảm đau hay giãn cơ với mục đích giúp cho người bệnh dễ chịu, thoải mái khi thực hiện điều trị.

Vật lý trị liệu phục hồi chức năng

Áp dụng các bài tập vật lý trị liệu có tác dụng phục hồi khớp vai nhanh hơn, tăng cường sức mạnh và sự ổn định cho vai. Tuy nhiên, để có thể mang lại hiệu quả thì nên tập theo hướng dẫn của bác sĩ và đúng cách.

Tại ICCARE, chúng tôi áp dụng các phương pháp vật lý trị liệu tiên tiến để phục hồi chức năng và điều trị trật khớp vai một cách hiệu quả và an toàn. Chúng tôi hiểu rằng mỗi trường hợp trật khớp vai là duy nhất, do đó, chúng tôi thiết kế các chương trình phục hồi cá nhân hóa, đáp ứng nhu cầu cụ thể của từng bệnh nhân.

ICCARE CHIROPRACTIC - Phòng khám vật lý trị liệu thần kihn cột sống tiên phong đầu tiên tại Việt Nam
ICCARE CHIROPRACTIC – Phòng khám vật lý trị liệu thần kihn cột sống tiên phong đầu tiên tại Việt Nam

Quy Trình Vật Lý Trị Liệu Tại ICCARE

Đánh giá ban đầu:

Chuyên gia vật lý trị liệu sẽ tiến hành kiểm tra kỹ lưỡng tình trạng trật khớp vai của bạn, bao gồm đánh giá mức độ đau, phạm vi chuyển động và sức mạnh cơ bắp. Dựa trên kết quả đánh giá, chúng tôi sẽ xây dựng một kế hoạch điều trị cá nhân hóa.

Giảm đau và sưng:

Chúng tôi sử dụng các kỹ thuật như chườm lạnh, siêu âm trị liệu và kích thích điện để giảm đau và sưng tại khu vực bị trật khớp. Điều này giúp làm dịu các triệu chứng ban đầu và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phục hồi.

Phục hồi chức năng:

Các bài tập phục hồi chức năng sẽ được thiết kế để cải thiện phạm vi chuyển động, tăng cường sức mạnh và sự ổn định của khớp vai. Chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn thực hiện các bài tập kéo giãn và tăng cường cơ bắp, giúp khớp vai trở lại trạng thái hoạt động bình thường.

Tư vấn và hỗ trợ:

Ngoài việc điều trị trực tiếp, chúng tôi cung cấp hướng dẫn chi tiết về cách chăm sóc và bảo vệ khớp vai tại nhà. Điều này bao gồm các bài tập tiếp tục tại nhà, cách sử dụng các thiết bị hỗ trợ nếu cần thiết và các biện pháp phòng ngừa để tránh tái trật khớp vai.

Lợi Ích Của Vật Lý Trị Liệu Tại ICCARE

  • Không Dùng Thuốc Và Không Xâm Lấn: Phương pháp vật lý trị liệu hoàn toàn tự nhiên, không sử dụng thuốc hay các biện pháp xâm lấn, do đó loại bỏ nguy cơ tác dụng phụ và biến chứng.
  • Hiệu Quả Cao: Chúng tôi cam kết mang đến kết quả điều trị tốt nhất, giúp bạn nhanh chóng phục hồi và lấy lại khả năng vận động của khớp vai.
  • Chăm Sóc Tận Tình: Đội ngũ chuyên gia của ICCARE luôn sẵn sàng hỗ trợ và đồng hành cùng bạn trong suốt quá trình điều trị và phục hồi.

>>> Xem thêm: Chiropractic là gì? Tìm hiểu phương pháp chiropractic từ A-Z

Tại ICCARE, chúng tôi luôn đặt sức khỏe và sự hài lòng của bệnh nhân lên hàng đầu. Hãy đến với phòng khám để trải nghiệm dịch vụ vật lý trị liệu chuyên nghiệp và tận tâm, giúp bạn phục hồi chức năng và sống khỏe mạnh hơn.

ICCARE vừa thông tin đến bạn đọc một loạt các vấn đề về trật khớp vai. Hy vọng đây là là kiến thức bổ ích để bạn có thể áp dụng khi bản thân cũng như người xung quanh không may xảy ra sự cố trật khớp vai.

Đăng ký khám

Hãy liên hệ iCCARE ngay hôm nay, để nhận được giải đáp bất kỳ thắc mắc nào về xương khớp và cột sống.




    chat zalo call