iccare.com.vn/
TIN TỨC Y KHOA

Đau lưng giữa có nguy hiểm không, dấu hiệu, điều trị thế nào?

Trong cuộc sống hằng ngày, không ít người đã từng mắc phải tình trạng đau lưng giữa khiến sinh hoạt trở nên đảo lộn. Không những vậy, ở một số trường hợp nếu như không được điều trị kịp thời còn gây ra hàng loạt biến chứng nguy hiểm.

Đau lưng giữa là gì?

Bị đau lưng giữa được hiểu là tình trạng đau nhức, khó chịu ở vùng cột sống ngực cho đến phần cuối cùng của khung xương sườn bao gồm từ T1-T12. Phần lững giữa này sẽ có cấu trúc gồm: Đốt sống, tủy sống, dây thần kinh, sụn, địa đệm, dây chằng, cơ và mạch máu. Bất cứ vị trí nào trong khu vực này bị tổn thương đều gây ra tình trạng đau nhức từ nhẹ đến nặng.

Lưng giữa là phần không phải chịu nhiều áp lực cũng như hoạt động thường xuyên như phần lưng trên và lưng dưới. Chính vì thế khu vực này ít bị tổn thương và xảy ra đau đớn. Một số các trường hợp đau cấp tính có thể được cải thiện với các cách chăm sóc tại nhà. Song, nếu không được điều trị kịp thời vẫn có thể gây biến chứng nghiêm trọng.

Đau lưng giữa không phổ biến như đau lưng trên và dưới thắt lưng
Đau lưng giữa không phổ biến như đau lưng trên và dưới thắt lưng

Dấu hiệu của đau lưng giữa

Đau lưng giữa ở phụ nữ hay đau lưng giữa ở nam giới sẽ có các triệu chứng cụ thể khác nhau tùy vào nguyên nhân gây bệnh hoặc tình trạng nặng nhẹ. Tuy nhiên, người mắc vẫn xuất hiện các dấu hiệu chung như: Đau cơ, đau nhói âm ỉ ở vùng lưng giữa và xuất hiện nóng rát, khó chịu, thậm chí là căng cơ.

Một khi tình trạng bệnh đã chuyển nặng thì các biểu hiện thậm chí còn tồi tệ hơn thế: Cảm giác ngứa ran ở chân, tay hoặc ngực kèm theo đau ngực. Ngoài ra, chân tay sẽ yếu đi và gây mất cảm giác bàng quang và  ruột.

Nguyên nhân dẫn đến đau lưng giữa

Có rất nhiều các nguyên nhân dẫn tới tình trạng đau giữa lưng. Cũng có thể là từ bệnh lý xương khớp hoặc những tai nạn trong sinh hoạt hay lao động hằng ngày.

Thoái hóa cột sống lưng

Được hiểu là tình trạng mà sụn cũng như xương dưới sụn đã bị bào mòn khiến độ linh hoạt của cột sống bị giảm đi đáng kể và gây đau lưng giữa cột sống dưới cho người bệnh. Nếu như ở giai đoạn nặng, thoái hóa cột sống còn dẫn tới thoát vị đĩa đệm hoặc gai xương. Người mắc phải bệnh lý này sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong đời sống.

Viêm cột sống dính khớp

Viêm cột sống dính khớp khiến người bệnh vừa đau lại cứng ở khu vực lưng, theo thời gian, các đốt sống rất có thể sẽ hợp nhất lại với nhau. Từ đó, gây ảnh hưởng nặng nề đến các cử động thông thường.

Làm việc không đúng tư thế

Trong công việc, sinh hoạt nếu như không đúng tư thế sẽ khiến cho cột sống phải chịu áp lực rất lớn. Theo thời gian, áp lực này sẽ khiến cho bạn bị đau lưng giữa bên phải hoặc ở giữa cột sống lưng. Ngoài ra, tư thế không đúng còn kéo theo tình trạng đau mô mềm và khó chịu tại khu vực tổn thương do cơ hay dây chằng bị kéo quá mức.

Béo phì

Tình trạng béo phì hoàn toàn có thể khiến cho bạn đau lưng giữa ở trên do các áp lực của cơ thể đè lên cơ, xương. Trọng lượng càng cao thì mức độ đau đớn của người bệnh càng lớn.

Chấn thương

Theo thống kê thì đau lưng giữa hai bả vai hay đau lưng giữa thông thường đều xảy ra ít hơn so với phần cột sống cổ và lưng dưới bởi do áp lực đè lên không quá nhiều. Tuy nhiên, nó vẫn có thể xảy ra do một số các nguyên nhân như: Té ngã từ trên cao, tai nạn giao thông, chấn thương khi chơi thể thao…

Thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm cũng là một nguyên nhân gây ra tình trạng đau lưng giữa. Khi mà nhân nhầy giữa các đốt sống bị thoát vị ra ngoài chèn ép lên dây thần kinh gây đau cho người bệnh. Đáng chú ý, cơn đau không chỉ diễn ra ở lưng mà còn có thể lan đến chân theo hướng của dây thần kinh vận động.

Loãng xương

Loãng xương là khi mà mật độ xương đã bị giảm đi, cơ thể không tạo ra xương mới kịp thời để thay thế cho những phần xương mất đi. Nếu như mắc phải tình trạng này, người bệnh sẽ phải đối mặt với những cơn đau lưng, thậm chí là gãy xương.

Đau thần kinh tọa

Đau thần kinh tọa khiến người bệnh bị đau dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa từ thắt lưng cho đến chân. Bệnh lý này thường xuất hiện triệu chứng ở một bên cơ thể. Khi mắc phải, người bệnh sẽ phải chịu các triệu chứng căng cứng toàn bộ hệ thống cột sống bao gồm cả đau lưng giữa bên trái.  

Căng cơ và bong gân

Đau lưng giữa là bị gì? Đó rất có thể là do bạn phải thường xuyên mang vác đồ nặng gây căng cơ, giãn dây chằng khu vực giữa lưng. Một số trường hợp nặng hơn, người bệnh còn bị giãn dây chằng quá mức hoặc để lại vết rách khu vực tổn thương.

Cong vẹo cột sống

Được hiểu là tình trạng mà đường cong sinh lý tự nhiên của cột sống đã bị mất đi, có thể là cong sang bên trái hoặc phải. Nếu như không được can thiệp kịp thời sẽ gây đau đớn cho người bệnh, áp lực là rất lớn lên cột sống. Trong đó, khu vực lưng giữa bị ảnh hưởng nhiều nhất. 

>>> Xem thêm: Đau lưng bên trái: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị

Những ai nguy cơ bị đau lưng giữa?

Bất cứ ai cũng có thể bị đau ở giữa lưng, nhưng nhóm người sau đây vẫn nguy cơ cao hơn cả.

  • Những người thường xuyên phải lao động nặng nhọc, mang, vác và đứng lên ngồi xuống nhiều lần.
  • Người có công việc đặc thù phải ở nguyên một tư thế trong thời gian dài như văn phòng, làm máy…
Những người làm công việc văn phòng dễ bị đau lưng giữa
Những người làm công việc văn phòng dễ bị đau lưng giữa
  • Những người mắc bệnh lý về xương khớp dẫn tới đau lưng.
  • Phụ nữ mang thai, nhất là ở giai đoạn cuối thai kỳ.
  • Có dị tật trên xương bẩm sinh.
  • Những người béo phì, tăng cân mất kiểm soát.
  • Người bị loãng xương hay có gen di truyền các bệnh lý về xương.
  • Vận động viên thể thao, thể hình…

Đau lưng giữa có nguy hiểm không?

Đau lưng ở giữa mặc dù ít khi xuất hiện nhưng nếu không được điều trị kịp thời hoàn toàn có thể gây biến chứng nguy hiểm.

Hạn chế vận động: Một khi tình trạng bệnh ở mức độ nặng thì các động tác như xoay người, vặn mình hay cúi gập người, đứng vả cả ngồi, đi lại… sẽ trở nên khó khăn hơn. Khả năng vận động từ đó bị hạn chế đáng kể.

Suy giảm sức lao động: Đau lưng giữa đương nhiên sẽ khiến cho người bệnh khó khăn trong vận động thông thường, chứ chưa nói đến những công việc nặng nhọc. Do đó, khả năng lao động cũng bị giảm đi rất nhiều.

Đau nhức kéo dài: Theo thời gian, tình trạng đau lưng sẽ dần tăng lên và chuyển sang giai đoạn mãn tính. Người bệnh phải đối mặt với những cơn đau nhức dai dẳng, khó chịu khiến chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Tàn phế: Trường hợp không được khắc phục kịp thời sẽ khiến cho cột sống nguy cơ biến dạng, tê liệt xương khớp và nặng hơn là tàn phế. Những biến chứng nặng vừa ảnh hưởng đến sức khỏe lại gây khó khăn trong công tác điều trị.

Chẩn đoán bệnh như thế nào?

Có rất nhiều các phương pháp chẩn đoán đau lưng giữa, nhưng cần thực hiện đủ để đánh giá tình trạng đúng nhất.

Kiểm tra tình trạng vận động của bệnh nhân

Cột sống, xương chậu và cánh tay là những khu vực có liên quan đến tình trạng đau ở giữa lưng cần phải được kiểm tra cụ thể. Theo đó, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện liên tục các động tác vận động. Thông qua những kết quả thì bác sĩ sẽ xác định được mức độ cũng như phạm vi ảnh hưởng của cơn đau.

Kiểm tra phản xạ thần kinh

Các bài tập phản xạ thần kinh sẽ được đưa ra với mục đích kiểm tra chức năng tủy sống cũng như chức năng tại các dây thần kinh. Trong quá trình thực hiện, người bệnh cần cử động ngón chân hoặc ngón tay bởi đây chính là nơi tập trung các đầu dây thần kinh.

Chẩn đoán hình ảnh

Chụp X-quang hay chụp MRI và chụp CT là các phương pháp giúp cho bác sĩ phát hiện tình trạng đau là do chấn thương, thoái hóa hay u xương và tổn thương các mô quanh khớp.

>>> Xem thêm: Đau lưng trên: Nguyên nhân, biến chứng và cách điều trị

Điều trị đau lưng giữa

Mỗi người bệnh đều có tình trạng cũng như nguyên nhân gây bệnh cụ thể. Vì vậy, áp dụng các phương pháp điều trị cũng sẽ không giống như.

Điều trị tại nhà

Đối với những trường hợp đau lưng ở giữa mức độ nhẹ có thể áp dụng một số các biện pháp tại nhà như:

Chườm đá lên khu vực đau lưng nhằm giảm đau và viêm. Sau khi đã thực hiện chườm đá thì người bệnh có thể chườm nóng để giúp lưu thông máu tốt hơn.

Chườm đá chỉ áp dụng cho những trường hợp đau lưng giữa nhẹ
Chườm đá chỉ áp dụng cho những trường hợp đau lưng giữa nhẹ

Cải thiện tư thế trong công việc là điều nên làm. Nếu như phải mang vác vật nặng nên giữ lưng thẳng và lợi dụng sức mạnh của chân để nâng vật tránh áp lực lên cột sống. Người thường xuyên phải ngồi nhiều nên vận động thường xuyên sau mỗi lần ngồi kéo dài khoảng 2h đồng hồ.

Dùng thuốc

Một số các loại thuốc thường được chỉ định cho tình trạng đau lưng giữa có thể kể đến như thuốc giảm đau không kê đơn (Ibuprofen và naproxen). Mục đích của phương pháp này là giảm các triệu chứng đau, khó chịu nhưng cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ.

Phẫu thuật

Phẫu thuật là phương pháp điều trị đau lưng giữa mang lại hiệu quả khi can thiệp trực tiếp khu vực bị tổn thương. Đổi lại, mức độ rủi ro cũng rất cao, do đó phẫu thuật chỉ được áp dụng cho những bệnh nhân ở tình trạng nặng hoặc không đáp ứng với các phương án điều trị trước đó.

Liệu có cách chữa đau lưng giữa mà không cần thuốc hay phẫu thuật không?

Phương pháp nắn chỉnh cột sống Chiropractic điều trị hiệu quả đau lưng giữa 
Phương pháp nắn chỉnh cột sống Chiropractic điều trị hiệu quả đau lưng giữa

Có nhiều cách chữa đau lưng giữa mà không cần sử dụng thuốc hay phẫu thuật. Dưới đây là một số phương pháp phổ biến và hiệu quả:

Trị liệu thần kinh cột sống Chiropractic

Như đã đề cập, chiropractic là phương pháp nắn chỉnh cột sống bằng tay để điều chỉnh các sai lệch, giảm đau và cải thiện chức năng vận động. Phương pháp này an toàn và hiệu quả, đặc biệt khi được thực hiện bởi chuyên gia có kinh nghiệm.

Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu bao gồm các bài tập và kỹ thuật kéo giãn cơ, tăng cường cơ bắp và cải thiện tư thế. Các chuyên gia vật lý trị liệu sẽ thiết kế chương trình tập luyện phù hợp với tình trạng cụ thể của bạn, giúp giảm đau lưng và ngăn ngừa tái phát.

Yoga và Pilates

Yoga và Pilates là những phương pháp tập luyện giúp tăng cường cơ bắp, cải thiện linh hoạt và giảm căng thẳng. Các bài tập này tập trung vào việc kéo giãn và làm mạnh cột sống, giúp giảm đau lưng giữa hiệu quả.

Massage trị liệu

Massage có thể giúp giảm căng cơ, tăng cường tuần hoàn máu và giảm đau. Massage trị liệu bởi các chuyên viên có kinh nghiệm có thể giúp giảm đau lưng giữa một cách đáng kể.

Chườm nóng hoặc lạnh

Chườm nóng giúp làm giãn cơ và tăng cường tuần hoàn máu, trong khi chườm lạnh có thể giảm viêm và đau. Cả hai phương pháp này đều có thể được sử dụng để giảm đau lưng giữa tại nhà.

Điều chỉnh tư thế

Tư thế không đúng khi ngồi, đứng hoặc ngủ có thể gây ra đau lưng. Điều chỉnh tư thế ngồi làm việc, sử dụng ghế có hỗ trợ lưng tốt và duy trì tư thế ngủ đúng có thể giúp giảm đau lưng giữa.

Tập thể dục đều đặn

Tập thể dục thường xuyên giúp duy trì cân nặng lý tưởng, tăng cường cơ bắp và cải thiện sức khỏe tổng thể. Các bài tập như đi bộ, bơi lội hoặc đạp xe có thể giúp giảm đau lưng và ngăn ngừa tái phát.

Phương pháp kéo giãn cột sống

Các thiết bị kéo giãn cột sống hoặc các bài tập kéo giãn có thể giúp giảm áp lực lên cột sống và giảm đau lưng giữa. Các bài tập như treo người hoặc sử dụng thiết bị kéo giãn có thể thực hiện tại nhà hoặc dưới sự hướng dẫn của chuyên gia.

Các kỹ thuật thư giãn

Các kỹ thuật như thiền, thở sâu và quản lý căng thẳng có thể giúp giảm đau lưng do căng thẳng và lo âu.

Chế độ ăn uống lành mạnh

Chế độ ăn uống giàu chất dinh dưỡng, đặc biệt là canxi và vitamin K, D, giúp duy trì sức khỏe xương và ngăn ngừa đau lưng. Tránh các thực phẩm gây viêm như đồ ăn nhanh và thực phẩm chế biến sẵn cũng có thể giúp giảm đau.

>>> Xem thêm: Đau lưng bên phải là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Chữa đau lưng giữa với phương pháp trị liệu thần kinh cột sống chiropractic không tiêm – không thuốc – không phẫu thuật tại ICCARE

Đau lưng giữa là một vấn đề sức khỏe phổ biến, ảnh hưởng đến nhiều người ở mọi lứa tuổi. Thay vì sử dụng thuốc hoặc tiến hành phẫu thuật, nhiều người tìm đến phương pháp trị liệu thần kinh cột sống (chiropractic) để giải quyết vấn đề này một cách an toàn và hiệu quả. Tại ICCARE, phương pháp này được áp dụng rộng rãi với các kỹ thuật tiên tiến và đội ngũ chuyên gia có kinh nghiệm.

Trị liệu thần kinh cột sống chiropractic là gì?

Trị liệu thần kinh cột sống chiropractic là một phương pháp y học cổ truyền tập trung vào việc chẩn đoán và điều trị các vấn đề liên quan đến cơ xương khớp, đặc biệt là cột sống. Phương pháp này chủ yếu sử dụng tay để thực hiện các thao tác nắn chỉnh nhằm điều chỉnh các sai lệch của cột sống, từ đó giảm đau và cải thiện chức năng vận động.

Quy trình trị liệu tại iCCARE

Điều trị đau lưng giữa cho bệnh nhân bằng phương pháp nắn chỉnh cột sống Chiropractic
Điều trị đau lưng giữa cho bệnh nhân bằng phương pháp nắn chỉnh cột sống Chiropractic

Tại ICCARE, quá trình trị liệu thần kinh cột sống được thực hiện theo các bước sau:

  • Đánh Giá Ban Đầu: Chuyên gia trị liệu sẽ tiến hành đánh giá tình trạng sức khỏe của bạn thông qua việc thu thập thông tin về triệu chứng, tiền sử bệnh và các yếu tố liên quan.
  • Chẩn Đoán: Sử dụng các phương pháp chẩn đoán hiện đại như X-quang, MRI hoặc các kỹ thuật hình ảnh khác để xác định nguyên nhân gây đau lưng giữa.
  • Kế Hoạch Trị Liệu: Dựa trên kết quả chẩn đoán, chuyên gia sẽ xây dựng một kế hoạch trị liệu cá nhân hóa bao gồm các buổi nắn chỉnh cột sống, bài tập vật lý trị liệu và các hướng dẫn về chế độ sinh hoạt.
  • Thực Hiện Trị Liệu: Các buổi nắn chỉnh cột sống sẽ được thực hiện bởi các chuyên gia có kinh nghiệm, sử dụng các kỹ thuật nhẹ nhàng và an toàn để điều chỉnh cột sống và giảm đau.
  • Theo Dõi và Điều Chỉnh: Sau mỗi buổi trị liệu, chuyên gia sẽ theo dõi tiến triển của bạn và điều chỉnh kế hoạch trị liệu nếu cần thiết để đảm bảo hiệu quả tốt nhất.

lợi ích khi trị liệu tại iccare

  • Không Tiêm – Không Thuốc – Không Phẫu Thuật: Phương pháp này hoàn toàn không sử dụng thuốc hay tiêm chích, giúp giảm thiểu các tác dụng phụ và rủi ro liên quan đến thuốc. Không cần phẫu thuật, giảm thiểu thời gian hồi phục và nguy cơ biến chứng.
  • Hiệu Quả và An Toàn: Các nghiên cứu đã chứng minh rằng trị liệu thần kinh cột sống là một phương pháp an toàn và hiệu quả trong việc điều trị đau lưng giữa, đặc biệt khi được thực hiện bởi các chuyên gia có trình độ và kinh nghiệm.
  • Cải Thiện Chất Lượng Cuộc Sống: Ngoài việc giảm đau, phương pháp này còn giúp cải thiện khả năng vận động, tăng cường sức khỏe tổng thể và nâng cao chất lượng cuộc sống.
  • Cá Nhân Hóa Trị Liệu: Mỗi kế hoạch trị liệu tại ICCARE được xây dựng dựa trên tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân, đảm bảo tính cá nhân hóa và hiệu quả cao.

Trị liệu thần kinh cột sống tại ICCARE không chỉ giúp bạn giảm đau lưng giữa mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe toàn diện. Hãy liên hệ với ICCARE để được tư vấn và bắt đầu hành trình chăm sóc sức khỏe của bạn ngay hôm nay.

>>> Xem thêm: [VNExpess] Phòng khám iCCARE sử dụng phương pháp Chiropractic

[VTCNews] Chiropractic: Giải pháp hiệu quả cho bệnh nhân cơ xương khớp

Cách ngăn ngừa đau lưng giữa

Thay vì phải tìm phương pháp điều trị thì ngay từ bây giờ mọi người nên chủ động phòng ngừa tình trạng đau lưng bằng các thói quen sinh hoạt khoa học.

Có thời gian nghỉ ngơi hợp lý: Đầu tiên, mọi người nên có thời gian làm việc, ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý. Sau một ngày lao động cần có một khoảng thời gian để cơ, xương, khớp nhanh chóng phục hồi trở lại.

Ăn uống lành mạnh: Cần chú trọng vào chế độ ăn uống, tăng cường vitamin, canxi có lợi cho xương khớp. Đồng thời, hạn chế các đồ ăn nhiều dầu mỡ, chất kích thích như bia hay rượu sẽ khiến cột sống nguy cơ tổn thưởng cao. 

Điều chỉnh tư thế: Trong sinh hoạt hằng ngày, cần phải có một tư thế làm việc hay vận động chuẩn khoa học. Cụ thể, 

  • Khi đứng, lưng thẳng, ưỡn ngực và vai không bị gù.
  • Thẳng lưng khi ngồi hay nằm.
  • Thay đổi tư thế, thư giãn sau khi ngồi hoặc đứng trong khoảng thời gian dài.

Kiểm soát cân nặng: Ăn uống kết hợp tập thể dục đều đặn vừa giúp cho sức khỏe được tốt hơn lại duy trì cân nặng lý tưởng. Cân nặng chính là nguyên nhân hàng đầu gây áp lực lên cột sống.

Hạn chế mang vác đồ nặng: Đối với những người phải làm các công việc nặng cần phải thực hiện đúng tư thế. Ngoài ra, hạn chế làm việc nặng để tránh áp lực quá lớn lên cột sống.

Đau lưng giữa có thể gây biến chứng nguy hiểm, song vẫn kiểm soát nếu như mỗi người chủ động phòng ngừa hoặc thăm khám sớm khi có dấu hiệu. Việc phát hiện ra các triệu chứng từ sớm luôn đóng vai trò then chốt để điều trị tích cực.

>>> Xem thêm: Đau lưng dưới: Nguyên nhân, triệu chứng phương pháp chuẩn đoán và điều trị

Đăng ký khám

Hãy liên hệ iCCARE ngay hôm nay, để nhận được giải đáp bất kỳ thắc mắc nào về xương khớp và cột sống.




    X iCCare chăm sóc sức khoẻ
    bền vững cho cả gia đình!
    chat zalo call