iccare.com.vn/
TIN TỨC Y KHOA

Bàn chân bẹt: Nguyên nhân, triệu chứng, chuẩn đoán và trị liệu

Hội chứng bàn chân bẹt, hay còn được gọi là phẳng bàn chân, là một trong những vấn đề phổ biến liên quan đến cấu trúc xương và cơ mô của bàn chân. Điều này xảy ra khi cấu trúc dạng vòm của bàn chân bị giảm sút, dẫn đến sự suy yếu của dây chằng và các cơ bắp hỗ trợ. Hội chứng này không chỉ gây ra các vấn đề về cân bằng và hỗn hợp vận động mà còn có thể dẫn đến các vấn đề về xương khớp, gây đau và khó chịu.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau khám phá tổng quan hội chứng bàn chân bẹt, từ nguyên nhân gây ra đến các triệu chứng điển hình và những phương pháp điều trị hiện đại giúp cải thiện tình trạng này. Hãy cùng ICCARE đi sâu vào để hiểu rõ hơn về vấn đề này và các giải pháp chăm sóc sức khỏe hiệu quả.

Tìm hiểu chung về hội chứng bàn chân bẹt

Rất nhiều người, đặc biệt là phụ huynh học sinh hiện nay chưa nắm được hội chứng bàn chân bẹt là gì và liệu nó có những loại nào?

Bàn chân bẹt là gì?

Bàn chân bẹt ở người lớn hay bàn chân bẹt ở trẻ nhỏ là tình trạng mặt lòng bàn chân bằng phẳng, không có độ lõm (không có vòm gan chân).

Hiện nay, nhiều trẻ em thừa cân cũng sẽ khiến cho bàn chân bằng phẳng, rất dễ nhầm với bàn chân bẹt. Song, phần lớn dị tật này sẽ hết khi trẻ em lên 6 tuổi nếu như bàn chân vận động tốt, mềm mại.

Khi trẻ em sinh ra phần lớn bàn chân đều không có vòm, không có độ lõm. Trong khoảng từ 2-3 tuổi thì vòm bàn chân mới bắt đầu hình thành cùng với cả hệ thống dây chằng.

Vòm bàn chân có vai trò giúp cho cơ thể chịu lực, đi lại nhẹ nhàng, giữ thăng bằng và giảm phản lực từ dưới đất dội lên mỗi khi di chuyển. Một số các trường hợp có hệ thống dây chằng lỏng lẻo rất dễ dẫn tới bàn chân bẹt. Các xương ở bàn chân không được cố định tốt, nếu như đi lại trên cát hay in mực trên giấy sẽ thấy rằng bàn chân không có chỗ khuyết như người thường.

Bẹt bàn chân là tình trạng chân bằng phẳng, không có vòm bàn chân
Bẹt bàn chân là tình trạng chân bằng phẳng, không có vòm bàn chân

Bàn chân bẹt có nguy hiểm không?

Nếu như không được can thiệp kịp thời và điều trị dứt điểm, bàn chân bẹt sẽ biến chứng và dẫn tới các trường hợp xấu như:

  • Viêm khớp mắt cá chân: Mắt cá nhân là một bộ phận chịu tác động bởi lực từ mặt đất khi vòm bàn chân không phát triển bình thường. Nếu như vấn đề này xảy ra trong thời gian dài sẽ khiến mô mềm bị tổn thương và viêm.
  • Thoái hóa khớp gối: Thoái hóa khớp gối ngoài nguyên nhân tuổi tác thì bệnh lý bàn chân bẹt cũng dẫn tới tình trạng này. Cổ chân của bệnh nhân bàn chân bẹt có xu hướng quay vào trong hay ra ngoài khiến cho các khớp khác như gối cũng bị ảnh hưởng. Nếu như không được khắc phục thì nó rất dễ khiến thoái hóa khớp gối.
  • Cong vẹo cột sống: Bàn chân bẹt khiến cho cấu trúc xương thay đổi, có nguy cơ ảnh hưởng đến cột sống. Do đó, cột sống bắt đầu không được tự nhiên và về lâu dài sẽ dẫn tới cong vẹo.

Bên cạnh một số biến chứng đã liệt kê thì bàn chân bẹt còn khiến người bệnh mắc ngón cái bị chân biến dạng, ngón chân hình búa, viêm gan chân….

>>> Xem thêm: Vật lý trị liệu là gì? Lợi ích và phương pháp vật lý trị liệu hiệu quả

Bàn chân bẹt có những loại nào?

Mỗi loại bàn chân bẹt có những nguyên nhân và đặc điểm riêng, và cách điều trị cũng có thể khác nhau tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể.
Mỗi loại bàn chân bẹt có những nguyên nhân và đặc điểm riêng, và cách điều trị cũng có thể khác nhau tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể.

Tình trạng bàn chân bẹt sẽ được chia làm 3 dạng như sau:

  • Bàn chân bẹt linh hoạt hay còn gọi là mềm: Trường hợp này khi nhấc bàn chân lên khỏi mặt đất thì vòm bàn chân sẽ hiện ra. Nhưng khi đi hay đặt chân xuống mặt đất thì vòm bàn chân lại biến mất và không gây đau đớn cho người bệnh.
  • Tình trạng bàn chân bẹt cứng: Trường hợp này xảy ra ở gót chân người bệnh (gân Achilles nối cơ bắp chân với xương gót) bị căng hay co rút. Nó khiến cho gót chân nâng lên sớm và gây đau khi chạy hay đi bộ.
  • Rối loạn chức năng gân chày sau: Trường hợp này ít khi có ở trẻ em mà đa phần là người lớn và xuất hiện khi gân nối cơ bắp chân với mặt trong mắt cá chân bị sưng, rách hoặc tổn thương. Nó có thể diễn ra ở cả hai chân đồng thời gây đau mắt cá trong chân lẫn bàn chân.

Đối tượng nào dễ mắc hội chứng bàn chân bẹt?

Bàn chân bẹt thường dễ mắc ở trẻ nhỏ
Bàn chân bẹt thường dễ mắc ở trẻ nhỏ

Một số đối tượng dễ mắc hội chứng bàn chân bẹt có thể kể tới là:

  • Những người thừa cân, béo phì.
  • Người bệnh bị bệnh đái tháo đường.
  • Phụ nữ đang mang thai.

Những người bị viêm hay rách gân ở cổ chân do thường xuyên hoạt động trong thời gian dài.

Nguyên nhân gây ra bàn chân bẹt

Hội chứng bàn chân bẹt thường do thói quen đi chân đất, đi dép hoặc xăng-đan có đế lót bằng phẳng từ khi còn nhỏ tuổi.
Hội chứng bàn chân bẹt thường do thói quen đi chân đất, đi dép hoặc xăng-đan có đế lót bằng phẳng từ khi còn nhỏ tuổi.

Hội chứng bàn chân bẹt là một vấn đề phổ biến trong cơ thể, có nguồn gốc từ nhiều yếu tố khác nhau. Các nguyên nhân chính gồm:

  • Yếu tố di truyền: Bàn chân bẹt có thể được di truyền từ thế hệ cha mẹ sang con cháu. Nếu một trong hai bậc cha mẹ có bàn chân bẹt, khả năng mắc bệnh của con cái sẽ cao hơn.
  • Sự phát triển bất thường của xương chân: Sự phát triển bất thường của xương chân, đặc biệt là xương cổ chân, có thể góp phần làm bị bẹt chân. Một số người có xương chân dày hơn, dẹp, khiến cho lực ở chân chịu áp lực
  • Thói quen sinh hoạt: Thường xuyên đi chân đất hay đi dép quai có lót đế bằng phẳng từ nhỏ khiến bàn chân bẹt dễ mắc hơn.
  • Bệnh lý liên quan: Các bệnh lý về lỏng lẻo đa khớp cũng sẽ có nguy cơ mắc bàn chân bẹt.
  • Gãy xương: Người gãy xương, mắc một số bệnh lý liên quan đến đái tháo đường, thần kinh, béo phì….cũng sẽ xảy ra tình trạng bàn chân bẹt.

Triệu chứng của bàn chân bẹt

Người mắc bệnh bàn chân bẹt dễ dàng nhận thấy các triệu chứng sau:

Đau nhức, khó chịu ở bàn chân, cảm giác đau phát sinh cho căng cơ, dây chằng trong thời gian dài. Ngoài ra, các triệu chứng đau này còn ảnh hưởng tới cả đầu gối, cẳng chân, hông, thắt lưng…

Bàn chân bẹt sẽ gây đau nhức, khó chịu ở bàn chân
Bàn chân bẹt sẽ gây đau nhức, khó chịu ở bàn chân

Bàn chân bẹt còn khiến trọng lượng không được phân bổ đồng đều. Nhất là khi phát hiện một bên giày mòn hơn bên còn lại thì tốt hơn hết nên thăm khám sớm.

Sự thay đổi bất thường về dáng đi cụ thể:

  • Chân đi hình chữ V
  • Hai khớp gối xoay vào trong, hướng vào nhau.
  • Cổ chân sẽ bị xoay vào trong hoặc là ra ngoài.
  • Các biện pháp chẩn đoán dị tật bàn chân bẹt

Để có thể đưa ra chẩn đoán về bàn chân bẹt thì các bác sĩ sẽ kiểm tra tổng thể bàn chân hay căn cứ và tư thế, dáng đi người bệnh. Song, để chắc chắn thì cần làm thêm các chẩn đoán hình ảnh như chụp X-quang, chụp CT, chụp MRI.

Các biện pháp điều trị hội chứng bàn chân bẹt

Tùy vào từng tình trạng bệnh nhân sẽ có các phương pháp điều trị hội chứng bàn chân bẹt khác nhau. Đầu tiên, bác sĩ luôn luôn ưu tiên các biện pháp không xâm lấn, song cũng cần phụ thuộc nhiều yếu tố.

Sử dụng đế chỉnh hình bàn chân

Trẻ từ 2-7 tuổi trong quá trình phát triển mắc bàn chân bẹt sẽ được khuyên dùng đế chỉnh hình bàn chân. Đây là miếng lót đệm khi mang giày, dép đúng với kích thước bàn chân và thiết kế tạo vòm ở mặt bàn chân.

Phương pháp này có tác dụng nâng đỡ phần xương bàn chân, tạo vòm bàn chân về đúng với vị trí như ban đầu nhờ lực tác động mỗi khi di chuyển.

de-chinh-hinh-ban-chan-co-tac-dung-kha-hieu-qua-dieu-tri-ban-chan-bet
de-chinh-hinh-ban-chan-co-tac-dung-kha-hieu-qua-dieu-tri-ban-chan-bet

Dùng thuốc

Bệnh nhân có thể được sử dụng thuốc giảm đau chống không steroid NSAIDs theo chỉ định của bác sĩ.

Phẫu thuật

Khi các phương pháp không xâm lấn chưa hiệu quả hay tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn thì có thể được chỉ định phẫu thuật để giảm đau và tạo vòm bàn chân mới.

Hai phương pháp phẫu thuật bàn chân bẹt phổ biến gồm:

Phẫu thuật tái tạo bàn chân: Với mục đích là tái tạo lại các gân, cơ, xương và hợp nhất các khớp với nhau để hỗ trợ cấu trúc bàn chân như bình thường.

Phẫu thuật chỉnh, kéo dài, ghép xương: Phương pháp này sẽ thực hiện bắt vít hãm xương sên, ghép xương để kéo dài xương gót, hoặc cắt bớt xương và kết hợp xương vùng xương bàn chân nhằm hỗ trợ thành vòm bàn chân, điều chỉnh tình trạng bàn chân bẹt.

>>> Xem thêm: Điểm danh các bài tập bàn chân bẹt tốt nhất hiện nay

Phương pháp trị liệu bàn chân bẹt không cần phẫu thuật

Một số các phương pháp trị liệu bàn chân bẹt không xâm lấn đã được áp dụng và cho hiệu quả tích cực. Cụ thể là các bài tập dưới sự chỉ đạo của bác sĩ như:

Bài tập kéo giãn gót chân

Kéo dãn gót chân là một bài tập hiệu quả
Kéo dãn gót chân là một bài tập hiệu quả
  1. Đầu tiên là đứng song song với bức tường.
  2. Sử dụng 1 tay đặt lên tường ngang với tầm mắt của mình.
  3. Sau đó đưa chân từ từ giãn gót ra phía đằng sau, bảo đảm gót chân luôn tiếp xúc mặt đất.
  4. Thực hiện khuỵu chân trước xuống cho đến khi cảm nhân được sức căng ở chân sau.
  5. Duy trì tư thế này trong nửa phút rồi quay trở lại tư thế ban đầu.

Người bệnh nên nghỉ ngơi 30 giây rồi thực hiện động tác ít nhất 9 lần.

Nên thực hiện với tư thế thẳng lưng và khoảng 2 lần 1 ngày.

Bài tập với quả bóng nhỏ

Tập với quả bóng nhỏ là bài tập tốt cho trị liệu bàn chân bẹt
Tập với quả bóng nhỏ là bài tập tốt cho trị liệu bàn chân bẹt

Người bệnh cần sử dụng 1 chiếc ghế và 1 quả bóng nhỏ để thực hiện phương pháp này, cụ thể.

  1. Ngồi trên ghế và đặt quả bóng dưới lòng bàn chân.
  2. Thực hiện lăn bóng ở vòm chân.
  3. Ngồi với tư thế thẳng lưng.

Động tác lăn bóng sẽ cần thực hiện 3 phút rồi đổi chân.

>>> Xem thêm: Bật mí 4 bài tập dành cho cổ chân bị thương tại nhà hiệu quả

>>> Xem thêm: Đau cổ chân khi đi bộ: Nguyên nhân và cách xử trí hiệu quả

Đăng ký khám

Hãy liên hệ iCCARE ngay hôm nay, để nhận được giải đáp bất kỳ thắc mắc nào về xương khớp và cột sống.




    X iCCare chăm sóc sức khoẻ
    bền vững cho cả gia đình!
    chat zalo call