Đau hông bên trái có rất nhiều nguyên nhân, trong một số trường hợp đây là lời cảnh báo của những bệnh lý nguy hiểm. Vì thế chúng ta không nên chủ quan trước triệu chứng này, cùng iCCARE tìm hiểu nguyên nhân đau hông bên trái và cách điều trị hiệu quả.
Đau hông bên trái là bệnh gì?
Ai cũng có thể bị đau hông bên trái, bất kể tuổi tác. Cơn đau có thể kéo dài âm ỉ hoặc nhói từng cơn khiến bạn mệt mỏi, khó chịu, khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày, gặp bất tiện khi làm việc.
Hông trái có thể kể đến vùng mông sau bên trái, vùng mạn sườn trái và vùng háng bên trái. Đau hông bên trái cũng sẽ được phân biệt thành những vùng khác nhau do những nguyên nhân gây đau khác nhau. Đau hông bên trái thường đi kèm với các biểu hiện sau:
- Đau âm ỉ hoặc dữ dội nhiều ngày liền
- Khi cử động, đứng, ngồi sẽ làm cơn đau gia tăng
- Làm giảm phạm vi chuyển động của khớp hông
- Đau lan sang khu vực bên trái các khu vực: mạn sườn, thắt lưng mông, háng, đùi.
- Căng cứng hông trái khiến đi khập khiễng
- Tê bì chân
Trong trường hợp đau cấp tính, cảm giác đau đớn có thể xuất hiện ở phần “môi bé” của nữ giới và cả phần bìu dưới của nam giới.
Đau hông bên trái có nguy hiểm không? Khi nào cần đi thăm khám ngay
Điều này tùy thuộc vào mức độ đau và nguyên nhân gây đau bên trái. Tuy nhiên bạn không nên chủ quan trong bất kỳ trường hợp nào. Khi thấy tình trạng đau hông dữ dội và kéo dài kèm theo các biểu hiện sau thì bạn nên đi thăm khám ngay lập tức:
- Các khớp xung quanh hông, khớp háng bị sưng đỏ, nóng hoặc cứng khớp
- Các hoạt động bình thường như nằm, ngồi, đi đứng, xoay cúi người, ưỡn lưng… cũng trở nên khó khăn
- Khớp bị biến dạng
- Phát sốt, mệt mỏi, nôn ói, rối loạn tiêu hóa, phân hoặc nước tiểu có máu,…
Khi đó bạn sẽ cần đến bác sĩ để kiểm tra chính xác tình trạng bệnh cũng như xác định được nguyên nhân bạn bị đau hông bên trái. Qua đó bác sĩ có thể đưa ra phác đồ điều trị phù hợp và kịp thời ngăn chặn biến chứng nguy hiểm. Người bệnh không được tự ý mua thuốc giảm đau để khắc phục tình trạng khi chưa được bác sĩ chuyên khoa kê đơn thuốc.
>>> Xem thêm: Đau sau lưng bên trái gần eo: Nguyên nhân và cách điều trị
Các nguyên nhân gây đau hông bên trái
Có thể chia nguyên nhân gây đau hông bên trái thành các nhóm sau:
Nguyên nhân do bệnh lý
Bệnh lý xuất phát từ thần kinh cột sống
Thoái hóa cột sống thắt lưng: Bộ phận sụn khớp và đĩa đệm ở vùng cột sống thắt lưng thường xuyên phải chịu áp lực trong thời gian dài dẫn đến tổn thương và thoái hóa. Người bệnh sẽ có thể xuất hiện những cơn đau, cứng khớp với nhiều mức độ và lan sang các khu vực khác như 2 bên hông, vùng xương chậu, tay chân yếu, khó khăn khi cử động.
Thoát vị đĩa đệm: nhân nhầy trong đĩa đệm thoát ra gây chèn ép lên ống sống hoặc các rễ thần kinh gây nên các cơn đau vùng bị thoát vị. Thoát vị vùng cột sống lưng có thể gây ra cơn đau dữ dội vùng hông bên trái, các cử động xoay, cúi, ưỡn người cũng khó khăn hơn.
Đau dây thần kinh tọa: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây đau hông trái. Dây thần kinh tọa chính là dây thần kinh to và dài nhất bên trong cơ thể, có vị trí bắt đầu từ thắt lưng, đi qua đùi và kéo dài đến tận ngón chân. Người bị đau dây thần kinh tọa phần lớn sẽ có biểu hiện đau lan từ hông đến sau đùi, qua bắp chân và đến ngón chân.
Đau dây thần kinh liên sườn: Dây thần kinh liên sườn chạy từ xương sườn đến vùng mông. Khi dây gặp tổn thương vì những yếu tố bên ngoài tác động sẽ gây ra cảm giác đau dữ dội tại những nơi mà chúng đi qua. Do đó mà hình thành nên chứng đau hông bên trái.
Dây thần kinh bị chèn ép: khi dây thần kinh bị nén bởi các mô cơ thể xung quanh, thường gây đau gần hông và ở chân. Các triệu chứng dây thần kinh bị chèn ép khác như cảm giác nóng rát, yếu cơ, ngứa ran hoặc kim châm.
Bệnh Zona thần kinh: Bệnh Zona thần kinh có thể làm ảnh hưởng đến dây thần kinh, do đó, cảm giác đau có thể xuất hiện ở mọi vị trí trên cơ thể, nếu đau hình thành tại bờ sườn trái thì nguy cơ người bệnh bị đau hông trái sẽ rất cao.
Bệnh lý xuất phát từ xương khớp
- Viêm khớp: Khi cấu trúc khớp háng bị tổn thương hoặc rối loạn chuyển hóa trong khớp có thể dẫn đến tình trạng viêm. Khi đó, người bệnh sẽ xuất hiện tình trạng sưng, cứng và đau nhức, khó chịu ở một hoặc nhiều khớp của cơ thể. Cơn đau có thể lan xuống đùi và chân hoặc lên vùng thắt lưng, 2 bên hông và giảm phạm vi chuyển động.
- Viêm bao hoạt dịch: là tình trạng viêm các túi nhỏ chứa dịch lỏng (gọi là bursae) đệm xương của bạn, bao gồm cả những túi ở hông của bạn. Bạn có thể dễ dàng nhận biết tình trạng viêm bao hoạt dịch thông qua các triệu chứng sau: Vùng khớp háng sưng tấy, nóng đỏ; Đau nhức và cứng khớp, cơ đau lan rộng sang hông trái hoặc phải, có thể cả bên.
Các cử động nhưng đứng lên, ngồi xuống hoặc đi lại sẽ khó khăn và tăng cảm giác đau.
- Rối loạn chức năng khớp cùng cụt và viêm xương cùng: Các khớp xương cùng nằm ở vị trí cột sống dưới và xương chậu của bạn gặp nhau, gần hông. Rối loạn chức năng khớp cùng cụt xảy ra khi có sai sót cử động ở ít nhất một trong các khớp cùng cụt.
- Viêm tủy xương: bệnh xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào xương. Ngoài việc bị đau ở xương bị ảnh hưởng, các triệu chứng khác có bao gồm mệt mỏi, sốt, đỏ sưng và nóng tại vị trí nhiễm trùng.
- Ung thư xương: Ung thư xương lan sang các bộ phận khác thì sẽ gây đau tại vị trí đó.
Bệnh lý xuất phát từ nội tạng
- Bệnh Celiac: là tình trạng cơ thể không hấp thụ Gluten, xảy ra phản ứng dị ứng ảnh hưởng đến ruột non, gây đau và khó chịu ở bụng. Các triệu chứng phổ biến của bệnh celiac bao gồm: đau bụng lan ra 2 bên hông, đầy hơi, táo bón, mệt mỏi, phát ban, buồn nôn, nôn mửa, rối loạn tiêu hóa
- Bệnh Crohn: là tình trạng viêm ruột từng vùng mạn tính có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ em. Các triệu chứng của bệnh Crohn bao gồm: Đau phần bụng dưới và lan ra một hoặc cả 2 bên hông, vùng thắt lưng; tiêu chảy, đi ngoài ra máu, chậm tăng trưởng và phát triển giới tính ở trẻ, chán ăn, sụt cân, lở miệng, sốt, mệt mỏi.
- Viêm túi thừa: Việc viêm hoặc nhiễm trùng các túi nhỏ trong hệ thống tiêu hóa thường gây ra các cơ đau bên trái bụng. Người bệnh sẽ có các triệu chứng: Tiêu chảy, táo bón, nôn mửa, buồn nôn, sốt.
- Bệnh lý về thận: Nếu thận xảy ra bất kỳ vấn đề nào như viêm thận, hội chứng thận hư, sỏi thận, suy thận, ung thư thận,… đều có thể gây ra những cơn đau hông trái hoặc phải. Cơn đau có thể âm ĩ hoặc dữ dội tùy vào mức độ bệnh lý.
- Viêm ruột thừa: Ruột thừa nằm ở bên phải của bụng, nhưng trong một số trường hợp rất hiếm, nó có thể gây đau hông trái. Các triệu chứng khác bao gồm chướng bụng, táo bón, bệnh tiêu chảy, sốt nặng hơn theo thời gian, đầy hơi, ăn mất ngon, buồn nôn và nôn.
Các bệnh lý khác
- Bệnh bạch cầu: Bạch cầu là bệnh ung thư của các mô tạo máu cơ thể, có thể gây đau ở xương. Các triệu chứng đi kèm bao gồm: dễ bầm tím, chảy máu, ớn lạnh, gan hoặc lá lách to, sốt, nhiễm trùng thường xuyên, chảy máu cam, đốm đỏ trên da, đổ mồ hôi về đêm, sưng hạch bạch huyết.
- Bệnh ung thư tuyến tụy: Ung thư tuyến tụy là bệnh ung thư của cơ quan nằm sau đáy dạ dày của bạn (tuyến tụy). Nếu không được điều trị, các khối u tuyến tụy có thể gây ra đau hông. Các triệu chứng khác bao gồm bệnh tiểu đường mới phát triển, mệt mỏi ăn mất ngon giảm cân không chủ ý, vàng da và mắt.
- Nguyên nhân nghiêm trọng: Ung thư xương, thoát vị, Ilium gãy, sỏi thận, viêm ruột thừa bên trái, bệnh bạch cầu, bệnh ung thư tuyến tụy.
Nguyên nhân do yếu tố cơ học
- Căng cơ: Là tình trạng cơ bị căng giãn quá mức, nếu căng cơ xảy ra ở vùng thắt lưng bên trái có thể gây ra đau hông bên trái và hạn chế khả năng vận động của khớp hông. Bên cạnh đó còn có các triệu chứng khác như bầm tím, co thắt cơ bắp, yếu cơ, đỏ, sưng tấy.
- Chấn thương, tai nạn: Các tác động mạnh đến vùng hông trái do tai nạn lao động, tai nạn giao thông, chơi thể thao, tập luyện sai tư thế hoặc sai cách, làm việc quá sức,… sẽ dẫn đến tình trạng rạn, nứt, gãy xương. Ngoài cơn đau hông trái, người bệnh còn gặp tình trạng sưng, đỏ hoặc bầm tím.
- Vận động, ngồi làm việc sai tư thế: Những đối tượng có đặc điểm là phải ngồi làm việc lâu như nhân viên văn phòng, lái xe đường dài,… kết hợp với việc ngồi không đúng tư thế, không luyện tập thể dục thường xuyên,… sẽ dễ bị cong vẹo cột sống, gù lưng, đau hông trái và nhiều các vấn đề khác về xương khớp.
- Thừa cân béo phì: Cân nặng có thể làm ảnh hưởng tiêu cực đến hệ cơ xương khớp. Hệ cơ xương khớp lúc này sẽ cần làm việc, hoạt động quá mức để thực hiện các hoạt động hàng ngày, từ đó hình thành nên các cơn đau khớp, đau hông trái và nhiều vấn đề khác như gai cột sống, thoát vị đĩa đệm.
Nguyên nhân đau hông bên trái ở nữ
Có thai ngoài tử cung, lạc nội mạc tử cung đau bụng kinh, u nang buồng trứng, bệnh viêm vùng chậu (PID).
Nguyên nhân đau hông bên trái ở nam
Ung thư tuyến tiền liệt là nguyên nhân gây đau hông trái ở nam giới.
Dù đau hông trái do yếu tố nào thì tình trạng này cũng sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh, cần được can thiệp càng sớm càng tốt, tránh kéo dài gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Cách điều trị khi bị đau hông bên trái
Trong hầu hết các trường hợp, bệnh có thể được điều trị dễ dàng bằng cách nghỉ ngơi, hầu hết các nguyên nhân gây đau hông bên trái không phải là trường hợp cấp cứu ngay lập tức và có thể dễ dàng điều trị. Tuy nhiên nếu bạn bị đau hông trái kèm các dấu hiệu bất thường cần đến ngay cơ sở y tế. Sau khi thăm khám và tìm ra nguyên nhân gây đau hông bên trái, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân các phương pháp điều trị như sau:
- Đối với các nguyên nhân xuất phát từ thần kinh cột sống có thể nắn chỉnh Chiropractic để đưa các đốt sống về vị trí tối ưu, loại bỏ sự chèn ép dây thần kinh, kích thích cơ chế tự chữa lành của cơ thể.
- Vật lý trị liệu cùng thiết bị công nghệ cao giúp giảm đau đa điểm nhanh chóng, tăng tái tạo tế bào, thúc đẩy tốc độ hồi phục.
- Tập các bài tập vật lý trị liệu để tăng cường khả năng vận động các cơ xung quanh, cải thiện cảm giác đau ở những khu vực bị tổn thương.
- Thực hiện phẫu thuật dẫn lưu áp xe hoặc u nang, phẫu thuật chữa thoát vị đĩa đệm hoặc thay khớp nhân tạo cho bệnh nhân.
>>> Xem thêm: Trị liệu thần kinh cột sống Chiropractic có an toàn không?
Để đạt hiệu quả tối ưu trong điều trị, người bệnh cần chú ý một số điều quan trọng sau:
- Cần sắp xếp lại lịch làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, ưu tiên nghỉ ngơi nhiều hơn để nhanh chóng phục hồi. Khi muốn mang vác vật nặng, hãy dùng cơ đùi, gập gối ở mức vừa phải, giữ lưng thẳng và tránh việc duỗi thẳng hai chân và cúi cong người khi nhấc.
- Tham gia các hoạt động thể thao nhẹ nhàng sẽ giúp tăng cường sức khỏe, cải thiện tuần hoàn máu và tăng sự linh hoạt cho xương khớp.
- Áp dụng chế độ dinh dưỡng khoa học, đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu để nâng cao sức đề kháng và giảm nhanh các cơn đau. Bên cạnh đó, bạn cũng nên hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,… để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
iCCARE có kinh nghiệm hơn 14 năm làm việc với đội ngũ bác sĩ nước ngoài, kỹ thuật viên dày dặn kinh nghiệm, và các thiết bị điều trị tối tân. Nếu quý khách đang gặp phải tình trạng như cô Vân hoặc có câu hỏi về các bệnh lý xương khớp và dịch vụ của iCCARE CHIROPRACTIC CLINIC vui lòng liên hệ qua hotline 096 393 1999 để được tư vấn cụ thể.
>>> Xem thêm: Khám cơ xương khớp ở đâu? Chi phí khám cơ xương khớp hết bao nhiêu tiền