iccare.com.vn/
TIN TỨC Y KHOA

Viêm tủy xương nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm tủy xương được đánh giá là căn bệnh nguy hiểm và gây ra nhiều khó khăn cho người mắc. Tìm hiểu chi tiết về nguyên nhân, dấu hiệu của thể cũng như cách điều trị. Tất cả đều sẽ được phòng khám chiropractic giải đáp bằng các thông tin chính xác dưới đây.

Viêm tủy xương là gì?

Viêm tủy xương được hiểu là tình trạng xương đã bị vi khuẩn hoặc nấm tấn công rồi gây ra viêm. Nếu như không được điều trị triệt để, tủy xương nguy cơ bị phá hủy và máy không thể lưu thông, từ đó rất dễ xuất hiện biến chứng nguy hiểm.

Viêm xương tủy xương có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào. Song, trẻ em, người già và cả những người bị suy giảm miễn dịch nguy cơ mắc cao hơn. Thông thường, bệnh lý này sẽ được chia làm các loại như sau:

Cấp tính: Là khi các triệu chứng xảy ra đột ngột, rầm rộ chỉ sau vài ngày.

Mạn tính: Các triệu chứng không quá rõ ràng nhưng diễn ra nhiều năm, nhiều tháng.

Cột sống: Đây là thể viêm tủy xảy ra ở cột sống khiến người bệnh đau lưng và khó chịu.

Viêm tủy xương là một bệnh lý được hiểu là tình trạng xương bị nhiễm khuẩn
Viêm tủy xương là một bệnh lý được hiểu là tình trạng xương bị nhiễm khuẩn

Dấu hiệu của viêm tủy xương

Theo nghiên cứu thì triệu chứng viêm tủy xương có rất nhiều. Một số các  dấu hiệu điển hình bao gồm: Sưng, nóng, đỏ và đau vùng da và chảy mủ từ khu vực bị tổn thương. Ngoài ra, còn xuất hiện sốt cao, vận động bị hạn chế, đau lưng và buồn nôn, rét run.

Nguyên nhân viêm tủy xương

Viêm xương tủy xương xảy ra đa phần đều do vi khuẩn. Trong đó, vi khuẩn phổ biến nhất vẫn là tụ cầu vàng (chiếm khoảng 50%). Ngoài ra, liên cầu trùng tan máu, phế cầu và Ecoli, trực khuẩn thương hàn hay trực khuẩn mủ xanh là những loại vi khuẩn cũng rất thường gặp.

>>> Xem thêm: Xương đòn là gì? Chức năng và các chấn thương thường gặp phải

Các yếu tố nguy cơ mắc viêm tủy xương

Bên cạnh nguyên nhân, thì các yếu tố dưới đây cũng sẽ làm tăng nguy cơ mắc viêm tủy xương đáng kể.

Chấn thương, phẫu thuật chỉnh hình

Các chấn thương hở thông môi trường bên trong và ngoài sẽ giúp cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào cơ thể. Vết thương càng lớn, phần mềm bị tổn thương càng nhiều thì khả năng gây bệnh của vi khuẩn càng cao. Ngoài ra, các phẫu thuật vùng xương khớp hoàn toàn là đường vào cho vi khuẩn, nhất là với người hệ miễn dịch thấp.

Rối loạn tuần hoàn

Tuần hoàn rối loạn khiến tế bào miễn dịch như bạch cầu hay đại thực bào không thể tiêu diệt vi khuẩn. Điều này đã tạo cơ hội để vi khuẩn xâm nhập dễ dàng hơn. Một số bệnh lý làm giảm lưu thông tuần hoàn bao gồm: Tiểu đường không thể kiểm soát đường huyết, bệnh động mạch ngoại biên, hút thuốc lá và hội chứng tăng sinh tủy và hồng cầu hình liềm.

Người chữa bằng phương pháp tĩnh mạch hay ống thông

Khi người bệnh gặp vấn đề về sức khỏe và được chỉ định dùng ống thông hỗ trợ các cơ quan trong cơ thể thì cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Các trường hợp thường phải dùng ống thông như: Lọc thận nhân tạo, truyền tĩnh mạch trong thời gian dài. 

Hệ miễn dịch suy giảm

Hệ miễn dịch suy giảm, đồng nghĩa với việc vi khuẩn gây bệnh dễ dàng xâm nhập hơn. Một số trường hợp làm giảm hệ miễn dịch: Điều trị ung thư như hóa trị và xạ trị, tiểu đường không kiểm soát đường huyết và  dùng corticoid liều cao trong thời gian dài.

Tiêm chích không an toàn

Những người thường xuyên tiêm chích không thay kim và không sát khuẩn như chích ma túy rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập. Ngoài ra, việc dùng chung kim tiêm với nhau còn lây lan các bệnh suy giảm hệ miễn dịch như HIV/AIDS. 

Tiêm chích không an toàn gây viêm tủy xương
Tiêm chích không an toàn gây viêm tủy xương

Viêm tủy xương có nguy hiểm không?

Bệnh viêm tủy xương có nguy hiểm không? Câu trả lời là có, đặc biệt là khi không được phát hiện và chữa trị kịp thời. Khi đó, bệnh sẽ gây ra các biến chứng như: 

Hoại tử xương: Khu vực tổn thương bị phá hủy không thể thực hiện được chức năng vốn có. 

Viêm khớp nhiễm khuẩn: Làm cho vi khuẩn lây lan sang các khu vực khớp lân cận.

Giảm phát triển thể chất: Viêm xương tủy xương trẻ em đang trong độ tuổi phát triển có thể bị ảnh hưởng đến chiều cao.

Khi nào nên đi khám?

Viêm tủy xương nhìn chung khá là khó để phát hiện, nếu như cảm thấy có dấu hiệu cần đi kiểm tra ngay lập tức. Đặc biệt là đối với các triệu chứng như: Đau, sưng nóng và đỏ hay sốt và rét. Ngoài ra, sau khi phẫu thuật và chấn thương thường có dấu hiệu mệt mỏi, khó chịu lẫn sốt.

Chẩn đoán viêm tủy xương thế nào?

Chẩn đoán viêm tuỷ xương có vai trò quan trọng trong việc đưa ra phương pháp điều trị sao cho phù hợp và hiệu quả nhất.

Chẩn đoán lâm sàng

Bước đầu, bác sĩ sẽ tiến hành đánh giá lâm sàng các triệu chứng của người bệnh về việc sưng, nóng hay đỏ. Đồng thời, xem xét khả năng vận động, cảm giác khu vực bị tổn thương cũng như tình trạng gãy xương đi kèm hay không? Ngoài ra, có thể dùng thước đi kiểm tra chiều dài xương.

Xét nghiệm máu

Nhằm đánh giá chi tiết trình trạng viêm nhiễm, bác sĩ cần xét nghiệm máu theo các chỉ số:

Tăng bạch cầu, nhất là đối với bạch cầu đa nhân trung tính.

Tốc độ máu lắng tăng.

Chỉ số CRP tăng.

Ngoài ra, bệnh nhân có thể sẽ được yêu cầu cấy máu, dịch mủ với mục đích phát hiện nguyên nhân gây bệnh và kháng sinh đồ nhằm tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.

Xét nghiệm hình ảnh

Để chẩn đoán viêm tủy xương, các xét nghiệm hình ảnh là không thể thiếu. X-quang áp dụng với mục đích phát hiện u xương, gãy xương…

hay chụp MRI để đánh giá tổn thương xương, mô mềm và dây chằng xung quanh xương. Đồng thời, chụp CT để làm rõ hơn những hình ảnh không nhìn thấy trên X-quang.

Sinh thiết

Khi mà các phương pháp chẩn đoán khác không thể làm rõ vấn đề thì sinh thiết sẽ được đưa vào. Đây là xét nghiệm xâm lấn, vì vậy phải tiến hành gây mê hay tê bằng việc lấy mẫu tủy xương để tìm ra nguyên nhân.

Sinh thiết là một phương pháp chẩn đoán chính xác viêm tủy xương
Sinh thiết là một phương pháp chẩn đoán chính xác viêm tủy xương

Cách điều trị viêm tủy xương

Viêm tủy xương có chữa được không là thắc mắc của nhiều bệnh nhân, việc khắc phục hiệu quả còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng, quy trình, sự cố gắng…

Dùng thuốc

Một số các loại thuốc được dùng trong điều trị viêm tủy xương phổ biến như thuốc kháng sinh nhằm tiêu diệt vi khuẩn trong khoảng thời gian từ 4 – 8 tuần. Thuốc chống nấm dùng lâu dài, có thể kéo dài tới vài tháng. Ngoài ra, còn có thuốc giảm đau và chống viêm nhằm giảm tình trạng sưng tấy. 

Phẫu thuật

Tùy vào từng tình trạng bệnh cụ thể mà áp dụng phẫu thuật khác nhau:

Phẫu thuật loại bỏ vùng bị bệnh: Cắt lọc bỏ xương và các mô bị nhiễm khuẩn.

Ghép xương, nắn xương: Với mục đích xương bị gãy có thể hoàn thiện tốt nhất.

Loại bỏ dị vật: Trường hợp tấm phẫu thuật, đinh vít dùng trong các phẫu thuật trước đó là nguyên nhân gây bệnh thì nên loại bỏ những dụng cụ này.

Cắt cụt chi: Nên áp dụng trong các trường hợp nhiễm khuẩn lan rộng.

Phòng ngừa viêm tủy xương

Nhằm hạn chế tốt nhất tình trạng viêm tủy xương, mỗi người cần tuân thủ chặt chẽ những điều như sau: Trước khi thực hiện các ca phẫu thuật nên kê khai tiểu sử bệnh để đánh giá nguy cơ bị nhiễm khuẩn. Tránh và hạn chế vết xước, cắn từ động vật hay vệ sinh sạch sẽ các vết thương trên da. Không tiêm chích, sử dụng chung kim tiêm, nắm rõ dấu hiệu nhiễm khuẩn tại khu vực tổn thương.

Viêm tủy xương rõ ràng là một bệnh lý nguy hiểm không nên chủ quan. Đặc biệt, cần thăm khám sớm khi xuất hiện dấu hiệu nghi ngờ. Từ đó, có phương án điều trị để phục hồi tốt nhất!

>>> Xem thêm: Xương thủy tinh là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Đăng ký khám

Hãy liên hệ iCCARE ngay hôm nay, để nhận được giải đáp bất kỳ thắc mắc nào về xương khớp và cột sống.




    X iCCare chăm sóc sức khoẻ
    bền vững cho cả gia đình!
    chat zalo call