iccare.com.vn/
TIN TỨC Y KHOA

Ung thư xương: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị

Ung thư xương vô cùng nguy hiểm đến tính mạng của người mắc phải dù rất hiếm gặp. Song, tình trạng này lại ngày một gia tăng, đặc biệt là ở trẻ em và vị thành niên từ 9-19 tuổi. Vậy nguyên nhân gây ra ung thư xương là do đâu, cùng phòng khám xương khớp Hà Nội ICCARE đi giải đáp vấn đề thông qua bài viết sau đây.

Ung thư xương là gì?

Ung thư xương hay Bone Cancer được hiểu là căn bệnh xảy ra khi mà một khối u hay khối mô bất thường xuất hiện bên trong xương. Loại ung thư này được liên kết từ 3 tế bào bao gồm: Tế bào xương, tế bào sụn và tế bào liên kết mô xương. Một khối u được xem là ác định khi nó phát triển mạnh và lan ra các bộ phận khác của cơ thể.

Nên nhớ rằng thuật ngữ “ung thư xương” không dành cho những ung thư bắt đầu từ nơi khác di căn đến xương. Ví dụ như ung thư phổi di căn xương, ung thư vú di căn xương…. Ngoài ra, ung thư xương có thể xuất hiện bất cứ vị trí nào trên xương. Song, một số các loại xương dài như xương chày, xương đùi hoặc xương cánh tay và xương dẹt gồm  xương chậu, xương bả vai sẽ bắt đầu có dấu hiệu hơn.

Ung thư xương là hình thành khối u bên trong xương
Ung thư xương là hình thành khối u bên trong xương

Phân loại ung thư xương ác tính

Đối với ung thư xương ác tính sẽ được chia làm hai nhóm gồm ung thư xương nguyên phát và ung thư xương thứ phát.

Ung thư xương nguyên phát

Đây là một dạng ung thư rất nguy hiểm khi mà khối u dần hình thành trong xương hay các mô xung quanh như sụn. Ung thư xương khá hiếm gặp và chỉ chiếm 1% các loại ung thư mà thôi. Thông thương, bệnh sẽ xảy ra ở người trẻ dưới 30 tuổi, trẻ vị thành niên. Song, đến 10% những người mắc bệnh này phát triển lại nằm trong độ tuổi từ 60-70. Đa phần, khối u sẽ nằm ở xương tay, chân và xương chậu.

Ung thư xương thứ phát

Ung thư cũng có thể di chuyển từ nơi này đến nơi khác trên cơ thể cũng như xương. U xương ác tính đa phần sẽ phổ biến hơn là nguyên phát bao gồm:

Đau tủy (Multiple Myeloma): Đây là loại ung thư xương thứ phát phổ biến nhất xảy ra trong tủy xương rồi gây nên u ở các vị trí xương khác. Đa u tủy thường xuất hiện ở những người lớn tuổi và đây cũng là dạng tiên lượng tốt nhất, nhiều trường hợp không cần phải điều trị.

Sarcoma xương (Osteogenic Sarcoma): Sarcoma xương hay sarcoma tạo xương đa phần ảnh hưởng đến trẻ em nhưng cũng có thể xuất hiện ở người lớn. Bệnh xuất hiện ở đầu các xương dài chân, tay và hông hay vai. Đồng thời, dạng ung thư thứ phát này gây ảnh hưởng đến mô lớp ngoài của xương.

Sarcoma sụn (Chondrosarcoma): Sarcoma sụn có thể xuất hiện ở xương chậu, đùi hay vai của những người lớn tuổi. Đây cũng chính là loại ung thư phổ biến thứ hai liên quan đến xương. Ngoài ra, nó cũng được hình thành trong mô dưới sụn, cũng chính là mô liên kết cứng giữa xương trên cơ thể.

Ewing’s Sarcoma: Đây là loại ung thư hiếm gặp xuất hiện từ mô mềm bao quanh xương của trẻ em và thanh niên. Một số các xương dài của cơ thể như cánh tay, chân sẽ bị ảnh hưởng.

>>> Xem thêm: Bệnh lao xương: Chi tiết nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị

Triệu chứng ung thư xương

Dấu hiệu ung thư xương sẽ phụ thuộc theo từng giai đoạn. Cụ thể, dấu hiệu ung thư xương giai đoạn đầu thường không rõ ràng và dễ bị bỏ qua như: Đau mỏi chân tay, xương có cảm giác đau và cảm thấy yếu hơn.

Đổi lại, khi mà khối u đã phát triển dần thì các dấu hiệu cũng sẽ thay đổi bao gồm: Đau xương tăng dần, lan rộng ra khu vực xung quanh và cảm giác sưng tấy. Người bệnh luôn thấy mệt mỏi, sốt nhẹ hay sụt cân không rõ lý do lẫn xương rất dễ gãy. Khi sờ vào xương dài cảm nhận được khối hạch cứng tại đó.

Ung thư xương có triệu chứng khá phổ biến như đau xương, yếu, mỏi.
Ung thư xương có triệu chứng khá phổ biến như đau xương, yếu, mỏi.

Nguyên nhân gây ung thư xương

Tính tới thời điểm hiện tại, nguyên nhân gây nên ung thư xương vẫn chưa được xác định chính xác. Song, vẫn có những yếu tố chắc chắn sẽ góp phần làm tăng nguy cơ hình thành khối u phát triển bên trong xương.

Yếu tố di truyền: Người có thành viên gia đình từng bị ung thư, nhất là ung thư xương hay sụn.

Những đối tượng đã từng xạ trị trong quá khứ.

Bệnh Paget, được hiểu là tình trạng xương gãy rồi sau đó phát triển trở lại một cách bất thường.

Trước đây hoặc hiện  tại có khối u trong sụn, là mô liên kết trong xương.

Cách chẩn đoán ung thư xương

Việc chẩn đoán ung thư xương cũng cần theo từng giai đoạn, mỗi giai đoạn sẽ thể hiện mức độ đau, sự ảnh hưởng đến khu vực khác như thế nào? Cụ thể, giai đoạn 1 sẽ không lây lan từ xương →  Giai đoạn 2 vẫn chưa lây lan nhưng có thể xâm lấn và đe dọa đến các mô khác → Giai đoạn 3 thì khối u đã bắt đầu lây lan, xâm lấn đến các vùng khác → Giai đoạn 4 là lúc mà khối u đã lây lan đến các mô xung quanh xương cũng như các bộ phận phổi hay não. Đó được xem là giai đoạn cuối cùng của ung thư xương.

Để đánh giá, kiểm tra tình trạng ung thư xương tốt nhất thì bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện các phương pháp như: Sinh thiết, phân tích mô mẫu nhỏ để đánh giá tình trạng. Đồng thời thực hiện quét xương để kiểm tra và xét nghiệm máu. Ngoài ra, còn xét nghiệm hình ảnh X-quang, chụp MRI hoặc chụp CT để nhìn nhận chuyên sâu về xương hơn.

>>> Xem thêm: Dây đau xương có tác dụng gì, chữa bệnh nào?

Phương pháp điều trị

Rất nhiều người từng đặt câu hỏi rằng ung thư xương sống được bao lâu hay điều trị như thế nào? Việc thời gian kéo dài còn tùy thuộc vào từng giai đoạn của bệnh và nhiều yếu tố khác như tinh thần, sự kiên trì…. 

Phẫu thuật

Được hiểu là phương pháp cắt bỏ khối u triệu căn với mục đích loại bỏ các thương tổn và cắt bỏ rộng tế bào bị xâm lấn. Đồng thời, phải bảo đảm vị trí thực hiện phẫu thuật sẽ không còn khối u ác tính. Song, hệ quả của phương pháp này lại có thể khiến người bệnh bị khuyết toàn bộ 1 xương hay chỉ 1 đoạn xương.

Ngày nay, phương pháp phẫu thuật cắt cụt đã dần được thay thế bằng phẫu thuật bảo tồn: Dùng xương đồng loại ghép (xương của người đã mất hiến, tặng), sử dụng một số nguyên liệt nhân tạo như vật liệu y sinh, hợp kim hay titan…. Dùng dung dịch Nitơ lỏng hay dùng mảnh xương ghép tự thân.

Phẫu thuật là một trong những phương án điều trị ung thư xương
Phẫu thuật là một trong những phương án điều trị ung thư xương

Sử dụng hóa chất

Là phương pháp dùng thuốc nhằm triệt tiêu khối u với hai mục đích là:

Tác dụng tại chỗ: Bệnh nhân có thể dùng phương pháp hóa trị trước khi phẫu thuật với mục đích làm cho khối u nhỏ và không phát triển thêm. Hay điều trị phẫu thuật để loại bỏ các khối u còn sót lại và hạn chế tái phát trong tương lai.

Tác dụng toàn thân: Loại bỏ khối u ở khu vực ung thư xương lẫn các vị trí đã bị di căn. Qua đó, giúp cho người bệnh kéo dài sự sống và thời gian được lâu hơn.

Xạ trị

Xạ trị là một phương pháp đem vào sử dụng với mục đích làm cho khối u dừng phát triển. Ngoài sarcoma Ewing có đôi phần nhạy cảm, đa số các loại ung thư xương đều không có sự đáp ứng tốt đối với phương án xạ trị. Ngoài ra, xạ trị cũng giúp giảm các triệu chứng gãy xương và chống đau.

Ung thư xương chắc chắn là một căn bệnh nguy hiểm và không ai mong muốn gặp phải. Trên đây là một số thông tin chi tiết về nguy cơ và dấu hiệu gây ung thư xương. Hy vọng sẽ giúp cho mọi người nắm bắt được kiến thức và chủ động bảo vệ sức khỏe của mình.

>>> Xem thêm: Xương thủy tinh là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Đăng ký khám

Hãy liên hệ iCCARE ngay hôm nay, để nhận được giải đáp bất kỳ thắc mắc nào về xương khớp và cột sống.




    X iCCare chăm sóc sức khoẻ
    bền vững cho cả gia đình!
    chat zalo call