iccare.com.vn/
TIN TỨC Y KHOA

Bệnh lao xương: Chi tiết nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị

Bệnh lao xương xảy ra do nhiễm trùng vi khuẩn có ảnh hưởng đến hệ xương khớp. Liệu rằng căn bệnh này nguy hiểm hay không và dấu hiệu như thế nào, điều trị ra sao? Cùng phòng khám chiropractic ICCARE tìm hiểu chi tiết vấn đề với thông tin dưới đây.

Bệnh lao xương là gì?

Lao là căn bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến phổi, song nó cũng có thể xâm nhập bất cứ bộ phận nào trên cơ thể như xương. Lao xuất hiện ở vị trí khác ngoài phổi được gọi là lao ngoài phổ. Cụ thể, bệnh lao xương là tình trạng viêm nhiễm mạn tính ở khu vực này do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây nên.

Các vi khuẩn này có thể thông qua máu từ phổi để đi đến các cơ quan khác hay xương rồi gây tổn thương ở một hay nhiều nơi. Các vị trí xương thường bị tấn công như: Cột sống, xương cổ hay xương chậu, xương ức và cả xương sườn hoặc xương bàn tay và bàn chân.

Lao xương là tình trạng viêm nhiễm do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis
Lao xương là tình trạng viêm nhiễm do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis

Dấu hiệu của bệnh lao xương

Khi mắc phải lao xương khớp, người bệnh sẽ có 2 biểu hiện cụ thể như sau. 

Triệu chứng toàn thân: Người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi, sốt về chiều và xuất hiện tình trạng vã nhiều mồ hôi về đêm khá nhiều. Đi kèm với đó là hiện tượng sụt cân, da xanh xao và đặc biệt ăn uống kém.

Triệu chứng tại chỗ: Điển hình nhất vẫn là dấu hiệu đau xương tại chỗ. Tùy vào từng vị trí xương bị tổn thương sẽ xuất hiện tình trạng đau khu vực đó. Ví dụ như lao cột sống sẽ gây đau nghiêm trọng cùng lưng sau liên tục và tăng dần khi về đêm.

Sưng và cứng tại khu vực xương bị lao nhưng lại không bị viêm. Đây cũng là một biểu hiện dễ dàng nhận biết sao với các trường hợp viêm khác khi sưng to song lại không nóng một chút nào.

Áp xe lạnh là là dấu hiệu để mọi người nghĩ ngay đến các tổn thương do vi khuẩn lao gây ra. Mủ, tổ chức hoại tử bã đậu, thậm chí đôi khi là cả mảnh xương chết là những gì thường thấy bên trong của ổ áp xe.

Nguyên nhân gây bệnh lao xương

Mycobacterium tuberculosis là loại vi khuẩn gây nên bệnh lao xương. Một người hoàn toàn có thể bị nhiễm lao có trong môi trường hay từ chính người bị bệnh này. Thông thường, vi khuẩn sẽ theo đường máu hay bạch huyết để xâm nhập vào xương. Sau đó, chúng tiếp tục phát triển và gây tổn thương đến hệ khung đỡ của cơ thể. Trong đó, một số xương xốp, xương lớn phải chịu áp lực lớn thường dễ bị tấn công đầu tiên.

>>> Xem thêm: Loãng xương: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách khắc phục

Các đối tượng nguy cơ mắc bệnh lao xương

Lao xương có thể xảy ra ở bất cứ ai và độ tuổi nào, trong đó các đối tượng sau đây vẫn nguy cơ cao hơn cả: Những người nằm trong độ tuổi từ 20-40. Những đối tượng từng tiếp xúc với bệnh nhân lao phổi hoặc các nguồn lây lao khác, đặc biệt khi khi tiếp xúc thường xuyên hay liên tục.

Ngoài ra, những người đã từng bị lao phổi, lao sơ nhiễm hay lao hạch, lao tiết niệu… cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh so với bình thường. Bên cạnh đó, trẻ em chưa tiêm phòng vaccin BCG và một số trường hợp mắc đái tháo đường hay loét dạ dày – tá tràng, HIV/AIDS, suy dinh dưỡng… cũng sẽ có nguy cơ mắc rất cao.

Người mắc đái tháo đường nguy cơ bị lao xương cao
Người mắc đái tháo đường nguy cơ bị lao xương cao

Bệnh lao xương có nguy hiểm không?

Bệnh lao xương rất nguy hiểm không thể xem thường, nó có thể khiến cho người mắc bị liệt tứ chi hay 2 chi dưới. Ở trẻ em, các trường hợp lao xương nghiêm trọng còn phải tiến hành phẫu thuật và cắt đi các phần tổn thương như chân hoặc tay. Bên cạnh đó, còn có thể gây ra một số dị tật về xương như xẹp đốt sống hay gù nhọn, rễ thần kinh, teo cơ vận động hoặc là chèn ép tủy sống.

Ngoài ra, người bệnh cũng sẽ phải đối mặt với hàng loạt các biến chứng khi vi khuẩn tấn công phổi, màng não trong trường hợp xảy ra khối áp-xe. Đặc biệt, nếu như khối áp-xe bị vỡ vào trung thất còn gây ép lên tim, rồi sau đó suy hô hấp và gây tử vong.

Khi nào nên gặp bác sĩ?

Khi mắc phải lao xương khớp sốt mà gặp các vấn đề như sút cân không rõ nguyên nhân lẫn đau lưng, đau khớp, di chuyển trở nên khó khăn và lưng gặp các bất thường như vẹo cột sống…. thì tốt hơn hết là nên gặp bác sĩ để được thăm khám càng sớm càng tốt.

Chẩn đoán bệnh lao xương

Để chẩn đoán lao xương, bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng với việc đánh giá các triệu chứng có thể gây mơ hồ ở giai đoạn đầu. Việc nhận biết cũng như phát hiện các dấu hiệu sẽ giúp công tác điều trị tích cực hơn.

Bên cạnh đó, bác sĩ cũng thực hiện các xét nghiệm như X-quang phổi, cột sống hoặc vị trí xương bị tổn thương. Hoặc cũng có thể chọc hút máu từ vị trí lao xương, soi vi khuẩn. Ngoài ra, xét nghiệm Mantoux, đo tốc độ lắng máu hay công thức máu. Đồng thời, chụp CT hay MRI để  đánh giá tổn thương lao xương cũng như giúp phát hiện các biến chứng bệnh.

Cách điều trị bệnh lao xương

Mỗi bệnh nhân đều sẽ có phác đồ điều trị lao xương khớp khác nhau, việc áp dụng phương án nào sẽ còn tùy thuộc vào tình trạng cụ thể.

Sử dụng thuốc

Rifampicin, streptomycin và kanamycin, isoniazid hay protionamide, cycloserine và pyrazinamide… là một số loại thuốc lao xương phổ biến nhất hiện nay. Thời gian để điều trị khỏi vấn đề này có thể kéo dài từ 6-12 tháng.

Phẫu thuật

Các trường hợp lao xương không đáp ứng với thuốc sẽ cần tính đến phương án điều trị bằng phẫu thuật. Một số các dạng phẫu thuật có thể kể tới sau đây. 

Phẫu thuật loại bỏ (Debridement): Loại hết loại các loại xương bị hỏng, xương bị nhiễm trùng. 

Cấy xương (Bone grafting): Lấy xương từ vùng khác để đặt hay lấp vào vị trí đã bị hỏng.

Phẫu thuật gắn cố định (Internal fixation): Được hiểu là sử dụng các loại ốc vít hay kim loại nhằm cố định xương.

Phẫu thuật lao xương khi bệnh nhân không đáp ứng với thuốc
Phẫu thuật lao xương khi bệnh nhân không đáp ứng với thuốc

Phòng ngừa bệnh lao xương như thế nào?

Để có thể phòng chống bệnh lao xương một cách hiệu quả nhất, bản thân mỗi người cần phải tuân thủ cũng như thực hiện nghiêm chỉnh các quy tắc sau.

Đầu tiên là chế độ sinh hoạt ăn uống cần lành mạnh, bổ sung vitamin, hạn chế các chất kích thích gây hại cho cơ thể như rượu, bia, thuốc lá… Đồng thời, duy trì cân nặng ở mức phù hợp để giảm các áp lực lên hệ thống xương khớp.

Đối với các trường hợp có bệnh nền, nên tuân thủ các liệu trình điều trị cũng như chăm sóc sức khỏe từ bác sĩ. Đặc biệt, nếu từng mắc lao xương cần kiểm tra định kỳ để kiểm soát tình trạng bản thân.Ngoài ra, khi tiếp xúc với bệnh nhân mắc lao xương phải tiến hành sát khuẩn, đeo khẩu trang và rửa tay để tránh lây nhiễm.

Lao xương là một căn bệnh nguy hiểm không nên chủ quan. Bất cứ dấu hiệu nào khả nghi đều nên kiểm tra sớm để có biện pháp điều trị kịp thời. Qua đó, giúp cho sức khỏe của bạn luôn ở trạng thái tốt nhất.

>>> Xem thêm: Đau nhức xương khớp cảnh báo bệnh gì, điều trị thế nào?

Đăng ký khám

Hãy liên hệ iCCARE ngay hôm nay, để nhận được giải đáp bất kỳ thắc mắc nào về xương khớp và cột sống.




    X iCCare chăm sóc sức khoẻ
    bền vững cho cả gia đình!
    chat zalo call