Xương kêu rắc rắc ở người trẻ diễn ra thường xuyên khiến nhiều người không khỏi lo lắng về sức khỏe. Nếu như tình trạng này xuất hiện rồi tự biến mất thì đó là điều rất bình thường. Đổi lại, xương kêu rắc rắc ở người trẻ mà kèm các triệu chứng thì đương nhiên cần phải thăm khám cáng sớm càng tốt. Cùng phòng khám chiropractic hà nội tìm hiểu chi tiết ngay dưới đây nhé!
Thông tin về xương kêu rắc rắc ở người trẻ
Khớp xương là một cấu trúc đặc biệt và phức tạp, đa dạng có vai trò hỗ trợ chuyển động linh hoạt cũng như nâng đỡ cơ thể. Khớp được tạo nên từ các tổ chức như cơ, gân, sụn khớp lẫn dây chằng và màng hoạt dịch.
Khớp xương hoặc bề mặt khớp với nhiệm vụ làm cầu nối để liên kết các xương tạo thành hệ xương khớp tổng thể.
Khớp xương sẽ gồm 3 loại là khớp bất động, khớp bán động và cuối cùng là khớp động. Trong đó, khớp động hay còn được gọi là khớp hoạt dịch – loại khớp duy nhất tạo được tiếng kêu rắc rắc như khớp vai, khớp ngón tay, chân…
Hiện tượng xương kêu rắc rắc ở người trẻ hay bất cứ ai là khi mà các thành phần tại khớp có sự bất thường làm cho lượng dịch tiết ra do bao hoạt dịch bị giảm đi. Từ đó, không đủ dịch bôi trơn các khớp và tạo ra tiếng rắc rắc khi hoạt động. Các nguyên nhân gây nên điều này có thể nói tới như tuổi tác, thiếu dinh dưỡng…
Nếu như tình trạng xương kêu rắc rắc ở người trẻ hay ai đi chăng nữa không kèm hiện tượng lạ thì sẽ không có vấn đề gì. Nhưng nếu nó biểu hiện với một vài dấu hiệu bất thường như đau hay khó đi lại thì nên thăm khám sớm.
Xương kêu rắc rắc ở người trẻ là bệnh gì?
Xương kêu rắc rắc ở trẻ em hay người lớn đều có thể diễn ra và không loại trừ một ai. Vậy rốt cuộc xương kêu rắc rắc là bệnh gì?
Xương kêu rắc rắc ở trẻ sơ sinh
Xương kêu rắc rắc ở trẻ sơ sinh hay thậm chí là lục cục trong lúc vui chơi khiến cho cha mẹ không khỏi lo lắng. Tuy nhiên, đây là một tình trạng hết sức bình thường và không gây ra bất cứ tác hại nào cho trẻ cả.
Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này là do trẻ còn quá nhỏ, hệ xương khớp chưa hoàn toàn phát triển và lỏng lẻo nên việc kêu rắc rắc khi cử động là không hiếm.
Nếu như để ý thì các khớp của lưng, gối của trẻ là hai nơi phát ra âm thanh này nhiều nhất. Nên nhớ, đây không phải là một tình trạng quá nguy hiểm, thay vào đó bố mẹ nên bổ sung các chất dinh dưỡng đầy đủ như canxi, sắt nhằm giúp cho quá trình phát triển xương khớp của trẻ tốt hơn.
Xương kêu rắc rắc ở tuổi trẻ và người cao tuổi
Xương kêu rắc rắc ở tuổi dậy thì hay người cao tuổi cảnh báo khá nhiều các loại bệnh khác nhau. Dưới đây là một số các bệnh tình điển hình cho triệu chứng này.
Thiếu dịch khớp: Loãng xương, thừa cân, béo phì hay lười vận động và tuổi tác… có thể là nguyên nhân dẫn tới thiếu dịch khớp. Khi dịch khớp không đủ để bôi trơn khớp khiến cho các hoạt động khớp trở nên khó khăn rồi dẫn tới tình trạng xương kêu rắc rắc ở người trẻ hay người lớn tuổi.
Thoái hóa khớp: Theo thời gian, người ngoài 30 tuổi sẽ đối diện với tình trạng thoái hóa khiến cho xương khớp, đĩa đệm bị bào mòn. Từ đó hình thành các gai xương và tăng lực ma sát, kêu rắc rắc mỗi khi vận động. Ngoài ra, tình trạng này còn có một số các biểu hiện như sưng nóng, đỏ, giảm khả năng di chuyển.
Viêm khớp dạng thấp: Đây được hiểu là một bệnh lý tự miễn tác động đến một hoặc nhiều các khớp trên cơ thể rồi gây ra tiếng kêu rắc rắc, đau nhức, sưng đỏ và cứng khớp mỗi buổi sáng. Khi mắc phải bệnh lý này, khả năng di chuyển cũng như vận động sẽ bị giảm đi đáng kể.
Chấn thương: Xương kêu rắc rắc ở người trẻ hay người cao tuổi cũng có thể là do chấn thương gây ra.
Vôi hóa ổ khớp: Vôi hóa ổ khớp xuất hiện khi có nhiều canxi lắng đọng tại mô sụn, xương dưới sụn. Triệu chứng điển hình của tình trạng này là đầu sụn khớp bị tổn thương rồi gây ra tiếng kêu lục cục, thậm chí là kèm theo sốt cao.
Viêm gân: Viêm gân bị tổn thương sẽ dẫn tới việc xương kêu rắc rắc ở người trẻ khi vận động.
>>> Xem thêm: Xương quai xanh là gì? Cấu tạo và chức năng của xương quai xanh
Cách khắc phục khi xương kêu rắc rắc ở người trẻ
Tùy vào nguyên nhân cũng như tình cụ thể sẽ có cách khắc phục xương kêu rắc rắc ở người trẻ. Dưới đây là một số các biện pháp cũng như cách khắc phục hiệu quả.
Xây dựng chế độ ăn uống và tập luyện
Thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung canxi, vitamin D và khoáng chất sẽ giúp cho xương khớp được tăng cường sức mạnh. Do đó, nên dùng các loại thức ăn như cá, sữa, rau xanh, thị lợn, thịt gà và ngũ cốc… để hỗ trợ sự phát triển của xương.
Ngoài ra, nên tập luyện thường xuyên để giảm tình trạng xương kêu rắc rắc ở người trẻ và tăng cường phát triển cơ bắp lẫn xương. Việc rèn luyện thể thể dục thể thao sẽ giúp cho cơ bắp và xương được hoạt động cân bằng, hạn chế áp lực lên các khớp.
Giảm áp lực lên cơ thể
Khi tham gia vận động hay chơi các môn thể thao điều quan trọng nhất là giảm áp lực lên khớp. Để làm được điều đó, mọi người nên hoạt động đúng kỹ thuật, có thời gian nghỉ ngơi và phục hồi hợp lý sau mỗi lần thực hiện.
Sử dụng dụng cụ hỗ trợ
Các dụng cụ hỗ trợ như đai trợ lực hay khung hỗ trợ có tác dụng giảm áp lực cho khớp, đồng thời tăng cường tính ổn định, hạn chế xương khớp kêu rắc rắc ở người trẻ. Tuy nhiên, khi sử dụng các loại dụng cụ này nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Thăm khám định kỳ
Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ để nắm được tình hình cũng như kiểm soát. Đặc biệt khi có dấu hiệu xương kêu rắc rắc ở người trẻ thì nên thăm khám càng sớm càng tốt để phát hiện và có phương án điều trị kịp thời.
Xương kêu rắc rắc ở người trẻ là một hiện tượng không cần phải quá lo lắng về sức khỏe. Chỉ khi xương kêu rắc rắc ở trẻ em hay bất cứ ai có đi kèm các triệu chứng khác thường thì mới cần thăm khám càng sớm càng tốt.
>>> Xem thêm: Đau xương chậu là bệnh gì, nguy hiểm không và điều trị thế nào?