iccare.com.vn/
TIN TỨC Y KHOA

Vitamin K – Dưỡng Chất Cần Thiết Để Có Hệ Xương Khớp Khỏe Mạnh

Khi nói đến Vitamin K, chúng ta sẽ nghĩ ngay đến chức năng trong quá trình đông máu. Nhưng Vitamin K còn có một vai trò vô cùng quan trọng khác – đóng góp vào quá trình chuyển hoá xương. Cùng iCCARE khám phá những lợi ích tuyệt vời của Vitamin K đến hệ cơ xương khớp.

1. Vitamin K là gì?

Cũng giống như các hợp chất khác, Vitamin K là nguồn dưỡng chất quan trọng đối với cơ thể người. Đây là một hợp chất tan trong dầu, tham gia vào các quá trình chuyển hóa khoáng chất cho xương, duy trì chức năng não bộ và có ý nghĩa đối với quá trình đông máu.

Vitamin K là một trong những dưỡng chất cần thiết đối với sức khỏe cơ thể

2. Chức năng của Vitamin K

Vitamin K tham gia quá trình đông máu ở người, do sản sinh ra một loại protein đặc hiệu để thúc đẩy quá trình này. Vì vậy, vitamin K rất cần thiết với con người, giúp ngăn ngừa mất máu quá nhiều khi có tổn thương ngoài hay tổn thương bộ phận bên trong cơ thể.

Ngoài ra, vitamin K cùng với canxi giúp hình thành nên bộ xương vững chắc cho con người. Vitamin K cũng tham gia trong nhiều quá trình, hoạt động sống khác của cơ thể. Chất dinh dưỡng này có 3 dạng là vitamin K1, K2 và K3. Vitamin K1 thường được tìm thấy ở các loại rau lá xanh như cải xoăn, cải bó xôi trong khi vitamin K2 có sẵn trong đường ruột của con người.

Thiếu vitamin K thường xảy ra ở những người bận rộn, thường xuyên ăn thức ăn vặt hoặc thực phẩm chế biến sẵn thiếu rau xanh lá.

Vitamin K cùng với canxi giúp hình thành nên bộ xương vững chắc cho con người

>>> Tìm hiểu thêm: Hạn Chế Chấn Thương Thể Thao Với Phương Pháp Chiropractic

3. Phân loại Vitamin K

Hiện nay, Vitamin K được phân thành 2 dạng phổ biến bao gồm:

Dạng tự nhiên có 2 loại là Vitamin K1 (Phylloquinone) tìm thấy trong thức ăn và Vitamin K2 (Menaquinone) được tạo ra bởi hệ vi sinh vật trong đường ruột. Dạng này không gây ra độc tính đối với cơ thể.

Dạng tổng hợp có 3 loại là Vitamin K3, K4, K5. Vitamin K3 đã được xác định có biểu hiện gây độc trong nhiều trường hợp.

Vitamin K1 là chất đóng vai trò hoạt hóa các yếu tố đông máu ở gan. Con người có thể bổ sung hợp chất này cho cơ thể thông qua các loại rau xanh, dầu thực vật, trái cây, như kiwi, nho, bơ,…

Vitamin K2 đóng vai trò quan trọng giúp xây dựng xương và tham gia quá trình đông máu. Vitamin K2 có nhiều trong đậu nành, thịt, trứng, sữa, phô mai.

Vitamin K được phân thành 2 dạng phổ biến: Vitamin k1 và Vitamin K2

4. Lợi ích của Vitamin K đối với hệ xương khớp

4.1 Làm giảm nguy cơ loãng xương

Vitamin K có khả năng tăng cường các loại Protein để duy trì sự ổn định nồng độ Canxi trong xương. Nhờ đó mà loại vitamin này còn có công dụng ngăn ngừa quá trình thoái hóa và hạn chế nguy cơ mắc bệnh loãng xương.

Đối với những người có nguy cơ loãng xương cao như phụ nữ mãn kinh thì cần lưu ý đến chế độ bổ sung các loại vitamin cho cơ thể. Đặc biệt, việc bổ sung Vitamin K thông qua thực phẩm hoặc sữa giúp cải thiện sức khỏe hệ xương và giảm nguy cơ bị gãy xương.

4.2 Giúp xương chắc khỏe

Một nghiên cứu đã phát hiện ý nghĩa của Vitamin K đối với việc ngăn chặn sự mất xương ở nhiều bệnh nhân. Vitamin K2 là yếu tố giữ vai trò kích hoạt Osteocalcin để lấy Canxi trong máu liên kết với các cấu trúc ở xương. Nhờ đó mà đảm bảo một hệ xương khớp khỏe mạnh, chắc chắn, ít xảy ra tình trạng bệnh lý hay chấn thương.

4.3 Tăng cường sức khoẻ của sụn khớp

Nhờ khả năng hỗ trợ hấp thụ tối đa canxi và liên kết của mình mà vitamin K còn giúp duy trì sức khỏe của sụn, ngăn ngừa hiện tượng bào mòn ở sụn cũng như tình trạng rạn xương.

Vitamin K – Dưỡng chất thần kỳ hỗ trợ sức khỏe xương khớp

5. Vitamin K có ở đâu?

Cách bổ sung vitamin K an toàn nhất là thông qua thực phẩm hàng ngày.

Vitamin K1 có nhiều trong rau có màu xanh đậm như rau càng cua, súp lơ, salad, cải bắp. Các loại rau họ cải là nguồn cung cấp lượng vitamin K rất dồi dào. Theo tính toán, 100gr cải xoăn nấu chín cung cấp cho bạn 817 microgram vitamin K. Ngoài ra, rau bina, củ cải xanh, củ cải đường, rau cải xanh cũng chứa một lượng lớn chất dinh dưỡng này.

Mùi tây cũng là thực phẩm hàng đầu cung cấp loại vitamin quan trọng này. Chỉ 10 cành mùi tây đã cung cấp 164 microgram vitamin K cho bạn. Ngoài ra, bạn có thể tìm thấy vitamin K trong lá bạc hà, húng quế và tỏi. Nhiều loại hoa quả ngon và bổ dưỡng khác cũng chứa một hàm lượng khá lớn vitamin K như: mận, kiwi, bơ, cà chua…

Còn vitamin K2 chứa nhiều trong phô mai lên men và các sản phẩm lên men từ đỗ tương.

Cách bổ sung vitamin K an toàn nhất là thông qua thực phẩm hàng ngày.

Tuy nhiên, với bất cứ loại vitamin nào, bạn cũng cần xây dựng các loại dinh dưỡng khác nhau trong thực đơn để phát huy tối đa tiềm năng của dưỡng chất.

Nếu bạn đang trong tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng hoặc cơ thể không có khả năng hấp thụ được đầy đủ Vitamin K thì hãy cân nhắc việc cung cấp thông qua thực phẩm bổ sung. Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất cứ loại sản phẩm nào cũng nên có sự tư vấn và hướng dẫn của chuyên gia.

Chúng tôi có kinh nghiệm hơn 14 năm làm việc với đội ngũ bác sĩ nước ngoài, kỹ thuật viên dày dặn kinh nghiệm, và các thiết bị điều trị tối tân. Mọi câu hỏi của bạn về các bệnh lý xương khớp và dịch vụ của iCCARE CHIROPRACTIC CLINIC vui lòng liên hệ qua hotline 096 393 1999 để được tư vấn cụ thể.

>>> Tìm hiểu thêm: 7 Cách Phòng Chống Đau Lưng Cho Golfer Hiệu Quả Dứt Điểm

Đăng ký khám

Hãy liên hệ iCCARE ngay hôm nay, để nhận được giải đáp bất kỳ thắc mắc nào về xương khớp và cột sống.




    chat zalo call