iccare.com.vn/
TIN TỨC Y KHOA

Viêm khớp dạng thấp là gì? Những ai dễ bị viêm đa khớp dạng thấp?

Viêm khớp dạng thấp là gì mà có thể khiến cho người bệnh nguy cơ bị tàn phế khi biến chứng nặng?  Cùng phòng khám chiropractic đi tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới viêm đa khớp dạng thấp cũng như cách điều trị phổ biến mang lại hiệu quả cho người bệnh bằng bài viết dưới đây.

Viêm khớp dạng thấp là gì?

Viêm khớp dạng thấp hay còn được biết với tên viêm đa khớp dạng thấp, có tên tiếng Anh RA – Rheumatoid Arthritis là một loại bệnh lý rối loạn tự miễn. Nó xảy ra khi mà hệ thống miễn dịch tấn công nhầm vào các mô của cơ thể làm ảnh hưởng đến niêm mạc khớp, làm xương bị mòn rồi biến dạng các khớp.

Bệnh viêm khớp dạng thấp xuất hiện phổ biến ở cả nam và nữ, nó thường tấn công nhiều chỗ cùng lúc như khớp cổ chân, tay, đầu gối và xảy ra ở cả hai bên cơ thể.

Viêm khớp dạng thấp có thể xảy ra với cả nam và nữ
Viêm khớp dạng thấp có thể xảy ra với cả nam và nữ

Thông thường, viêm khớp dạng thấp có 4 giai đoạn như sau.

Giai đoạn 1: Đầu tiên, viêm màng khớp khiến cho vị trí này sưng lên và đau. Sau đó, các tế bào miễn dịch đi đến vùng viêm khiến lượng tế bào bên trong dịch khớp tăng lên.

Giai đoạn 2: Mô xương bắt đầu phát triển dần và chiếm lấy khoảng không gian bên trong khoang khớp, trên sụn rồi phá hủy sụn khớp. Khi đó, sụn đã mất và bị thu nhỏ lại nhưng vẫn chưa tới nỗi biến dạng khớp.

Giai đoạn 3: Lúc này, viêm khớp dạng thấp đã tiến triển nặng do xương dưới sụn bắt đầu nhô ra khiến người bệnh đau đớn, sưng tấy, đặc biệt vào sáng sớm. Đồng thời dẫn tới tình trạng teo cơ, nổi nốt sần cho bệnh nhân.

Giai đoạn 4: Đây cũng là giai đoạn nặng nhất của bệnh, khi này không còn viêm mà chuyển sang hình thành mô xơ và xương chùng khiến người bệnh không cử động được.

>>> Xem thêm: Phác đồ điều trị viêm khớp gối chuẩn và những điều cần biết

Các triệu chứng của viêm đa khớp dạng thấp

Một số các triệu chứng từ nhẹ tới nặng mà viêm khớp dạng thấp gây ra có thể nhắc tới như:

  • Khớp sưng và đau, người mệt mỏi, sốt.
  • Tổn thương viêm khớp tăng lên, lan ra các mô.
  • Mô xương bắt đầu xuất hiện, sụn bị phá hủy.
  • Khớp sưng cứng nhiều hơn, khó khăn trong việc cử động.
  • Chức năng khớp dần biến mất và khớp cũng sẽ biến dạng.

Nguyên nhân dẫn tới viêm khớp dạng thấp

Cho tới hiện nay, nguyên nhân dẫn tới viêm khớp dạng thấp là gì thì vẫn chưa được khoa học và chuyên gia tìm ra. Tuy nhiên, vẫn có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh như vấn đề về tuổi tác, yếu tố di truyền và hút thuốc lá nhiều.

Những ai dễ mắc viêm khớp dạng thấp

Những người dễ mắc viêm khớp dạng thấp nếu như thuộc nhóm đối tượng như sau.

Giới tính: Phụ nữ có nguy cơ mắc cao gấp 2-3 lần nam giới, nhưng đổi lại các triệu chứng của nam giới lại nặng hơn.

Tuổi tác: Viêm khớp dạng thấp có thể xuất hiện ở nhiều độ tuổi khác nhau, nhưng trung niên vẫn nguy cơ cao hơn.

Di truyền: Nếu như một thành viên trong gia đình mắc viêm khớp dạng thấp thì bạn cũng có nguy cơ mắc cao.

Hút thuốc: Hút thuốc kể cả là chủ động hay thụ động cũng khiến bạn dễ mắc viêm khớp dạng thấp cao hơn thông thường.

Hút thuốc có nguy cơ mắc viêm khớp dạng thấp cao
Hút thuốc có nguy cơ mắc viêm khớp dạng thấp cao

Thừa cân, béo phì: Những người thừa cân, béo phì, nhất là phụ nữ 55 tuổi trở xuống có nguy cơ mắc bệnh này cao.

Tiếp xúc chất độc hại: Một số chất độc như amiăng hoặc silica được chứng minh có nguy cơ làm tăng khả năng mắc viêm khớp dạng thấp.

Phương pháp chẩn đoán viêm đa khớp dạng thấp

Đầu tiên, để chẩn đoán hiệu quả thì các bác sĩ sẽ khám tổng quát về xương khớp, vùng bị đau, xương khớp có đối xứng không? khớp có cứng không? Vùng da bị sưng, tấy đỏ…. vào buổi sáng.

Thứ hai là xét nghiệm máu để xác định số lượng hồng cầu, thông thường những người mắc viêm khớp dạng thấp sẽ có chỉ số này thấp. 

Thứ ba là xét nghiệm hình ảnh bằng phương pháp chụp X-quang để theo dõi sự tiến triển của viêm khớp dạng thấp. Hoặc chụp MRI, siêu âm nhằm đánh giá mức độ nghiệm trọng của bệnh.

Cách điều trị viêm khớp dạng thấp

Có 3 cách điều trị phổ biến áp dụng cho người bị viêm khớp dạng thấp bao gồm.

Dùng thuốc

Thuốc chống viêm không Steroid (NSAID): Ibuprofen (Advil, Motrin IB) hoặc Naproxen Natri (Aleve) nhưng vẫn sẽ có tác dụng phụ đến gan, thận, dạ dày và thậm chí kích thích xuất huyết nếu dùng lâu dài.

Thuốc Corticosteroid: Prednison có vai trò giảm viêm, giảm đau, đồng thời làm các tổn thương khớp chậm phát triển hơn. Đương nhiên, nó cũng sẽ có thể gây ra loãng xương, tiểu đường.

Thuốc chống thấp khớp thay đổi bệnh (DMARDs): Là Methotrexate (Trexall, Otrexup), Leflunomide (Arava) hay Hydroxychloroquine (Plaquenil), Sulfasalazine (Azulfidine).

Có khả năng giảm tiến triển viêm đa khớp dạng thấp, hạn chế tổn thương cho mô và khớp song vẫn có thể gây ra tình trạng ức chế tủy xương, nhiễm trùng phổi, hư gan.

Thuốc sinh học: Anti TNF, Anti-IL6, thuốc ức chế tế bào B và thuốc ức chế tế bào T có tác dụng làm giảm các triệu chứng của bệnh nếu các loại thuốc khác không mang lại hiệu quả. 

Phẫu thuật

Khi mà bệnh đã quá nặng và các phương pháp bảo tồn khác không mang lại hiệu quả thì phẫu thuật sẽ được đưa vào. Các dạng phẫu thuật bệnh viêm khớp dạng thấp có thể kể tới:

 

Phẫu thuật sẽ được áp dụng khi viêm khớp dạng thấp đã quá nặng
Phẫu thuật sẽ được áp dụng khi viêm khớp dạng thấp đã quá nặng

Sửa chữa gân: Vết viêm làm cho phần gân bị vỡ, lỏng lẻo đòi hỏi bác sĩ phải sửa lại đường gân xung quanh khớp.

Phẫu thuật nội soi: Đây chính là cách phẫu thuật hiện đại, nhanh chóng, hiệu quả trong việc loại bỏ lớp lót bị viêm của khớp.

Thay toàn bộ khớp: Các phần tổn thương của khớp sẽ được bác sĩ  thay toàn bộ bằng một số các bộ phận khác làm từ nhựa hay kim loại.

Phẫu thuật chỉnh trục: Khi không thể thay khớp, bác sĩ áp dụng phương pháp này nhằm nối cầu chì để duy trì sự ổn định, đồng thời giảm đau cho khớp của người bệnh.

Trị liệu thần kinh cột sống Chiropractic

Phòng khám ICCARE với hơn 14 năm kinh nghiệm điều trị chiropractic
Phòng khám ICCARE với hơn 14 năm kinh nghiệm điều trị chiropractic

Trị liệu thần kinh cột sống Chiropractic là phương pháp không xâm lấn, an toàn khi dùng tay để nắn chỉnh các vị trí khớp bị sai lệch quay lại tình trạng như lúc đầu nhằm giải phóng sự chèn ép lên các dây thần kinh.

Phương pháp này được chuyên gia đánh giá rất cao về khả năng phục khớp tự nhiên, giảm đau, giảm các biến chứng viêm khớp dạng thấp như cứng khớp, tàn phế. 

ICCARE là một trong những đơn vị đã áp dụng trị liệu thần kinh cột sống Chiropractic cho viêm khớp dạng thấp hiệu quả. Ngoài ra, ICCARE cũng điều trị tốt các bệnh lý về thoát vị đĩa đệm, cong vẹo cột sống….

>>> Xem thêm: [VNExpess] Phòng khám iCCARE sử dụng phương pháp Chiropractic

Q&A cho người bị viêm khớp dạng thấp

Người bị viêm khớp dạng thấp không khỏi lo lắng và đặt ra hàng loạt các thắc mắc. Ngoài câu hỏi viêm khớp dạng thấp là gì thì bệnh nhân cũng rất tò mò với các vấn đề sau.

Viêm khớp dạng thấp huyết thanh dương tính là gì?

Viêm khớp dạng thấp huyết thanh dương tính biết tới với tên tiếng Anh Seropositive Rheumatoid Arthritis. Đây là một thể đặc biệt của bệnh lý SRA và nó có thể đi kèm các triệu chứng nghiêm trọng hơn so với thể âm tính.

Một số các triệu chứng xuất hiện như: Cứng khớp vào buổi sáng, sưng và đau ở khớp hay sưng và đau ở khớp đối xứng, xuất hiện nốt thấp khớp, sốt và mệt mỏi…

Viêm khớp dạng thấp có được tập thể dục không?

Người bị viêm khớp dạng thấp hoàn toàn có thể tập thể dục khi tình trạng bệnh thuyên giảm để tăng cường sự dẻo dai của khớp. Nhưng nên áp dụng cường độ như thế nào thì cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ.

Viêm khớp dạng thấp có chữa khỏi được không?

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh lý tự miễn mãn tính với nhiều mức độ bệnh khác nhau. Ngoài ra, nguyên nhân gây bệnh cũng chưa được xác định rõ ràng nên việc chữa dứt điểm hoàn toàn là chưa thể. Thay vào đó là làm chậm quá trình phát triển của bệnh và giảm các biến chứng.

Đăng ký khám

Hãy liên hệ iCCARE ngay hôm nay, để nhận được giải đáp bất kỳ thắc mắc nào về xương khớp và cột sống.




    X iCCare chăm sóc sức khoẻ
    bền vững cho cả gia đình!
    chat zalo call