Theo thống kê, cứ 5 người thì có 1 người mắc phải viêm khớp. Đây là căn bệnh có thể diễn ra quanh năm ở bất cứ ai, nhất là khoảng thời gian giao mùa. Cùng phòng khám chiropractic Hà Nội tìm hiểu viêm khớp là gì và điều trị như thế nào bằng các thông tin chính xác dưới đây.
Viêm khớp là gì?
Viêm khớp được hiểu là bệnh lý về khớp khiến người mắc phải chịu những cơn đau và sưng ở một hoặc nhiều khớp trên cơ thể. Điển hình như khớp đầu gối, khớp cổ tay, khớp háng… Các triệu chứng phổ biến nhất là đau cũng như cứng khớp tăng dần theo thời gian.
Dấu hiệu nhận biết viêm khớp
Khi mắc phải viêm khớp, người bệnh sẽ cảm nhận được những triệu chứng rõ ràng như sau.
Đau khớp: Đau khớp là một dấu hiệu phổ biến và căn bản nhất của tình trạng này. Người bệnh sẽ phải đối mặt với những sự khó chịu và cơn đau ngay cả khi nghỉ ngơi. Đặc biệt là đau tăng lên khi vận động, thay đổi thời tiết….
Giảm khả năng vận động của khớp: Dấu hiệu tiếp theo dễ dàng cảm nhận được đó chính là việc người bệnh bị giảm khả năng vận động. Lý do là mỗi lần vận động thì cơn đau sẽ diễn ra và tăng lên, từ đó tạo cảm giác ngại vận động cho người bệnh.
Cứng khớp: Đây được coi là một dấu hiệu điển hình của viêm khớp. Mỗi sáng thức dậy, người bệnh cảm thấy cứng khớp, khó khăn trong việc co duỗi chân. Hoặc cũng có thể diễn ra sau quãng thời gian nghỉ ngơi khá dài.
Sưng khớp: Khớp bị sưng được hiểu là do phản ứng viêm gây ra. Thông thường, dấu hiệu này xảy ra khi gặp phải các bệnh lý viêm cấp tính. Ngoài ra, người bệnh cũng nguy cơ biến dạng khớp, nghe thấy tiếng lạo xạo. Bên cạnh đó, là tình trạng đỏ da, mệt mỏi, sụt sân hay phát ban.
Các loại viêm khớp phổ biến
Trong viêm khớp có đến cả 100 loại, nhưng các cái tên sau đây vẫn là phổ biến nhất.
Viêm khớp dạng thấp
Đây được xem là bệnh lý tự miễn khiến người mắc gặp phải nhiều khó khăn nhất. Nó xuất hiện khi hệ thống miễn dịch tấn công các mô trong cơ thể. Từ đó gây ra tình trạng viêm, đau và thoái hóa mô khớp. Không chỉ gây ảnh hưởng đến khớp, bệnh lý này còn tác động đến cả mắt, da, phổi, mạch máu.
Những yếu tố nguy cơ xảy ra viêm khớp dạng thấp điển hình là tuổi tác, nữ giới khả năng mắc cao hơn nam. Ngoài ra, hút thuốc lá, thừa cân và người có thành viên gia đình từng mắc cũng rất dễ bị viêm khớp dạng thấp.
Thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp là bệnh lý ảnh hưởng đến sụn, niêm mạc khớp hay dây chằng và cả xương bên dưới khớp. Tình trạng kể trên xảy ra khi mà lớp sụn đã bị bào mòn theo thời gian, từ đó khiến chúng ma sát với nhau rồi gây đau, cứng khớp.
Khớp hông, đầu gối hoặc bàn tay hay cột sống, khớp ngón cái và ngón chân cái đề là những khớp hoạt động nhiều. Do đó, thường xuyên phải chịu thoái hóa hơn những chỗ còn lại. Các nguyên nhân gây ra thoái hóa khớp phải kể tới: Tuổi càng cao càng nguy cơ mắc bệnh, nữ giới có khả năng bị nhiều hơn nam, tổn thương, béo phí và dị dạng xương hay di truyền.
Viêm khớp nhiễm khuẩn
Được hiểu là tình trạng mà xương bị nhiễm khuẩn hay nấm, nhất là khớp đầu gối và hông. Bệnh lý này phát triển khi vi sinh vật lây lan từ đường máu đến khớp hoặc cũng có thể trực tiếp gây nên sau phẫu thuật.
Staphylococcus và Streptococcus hay Neisseria gonorrhoeae… đa phần là những tác nhân gây ra nhiễm khuẩn cấp tính.Trong khi đó, vi khuẩn gây bệnh mạn tính bao gồm: Mycobacterium tuberculosis và Candida albicans.
Các yếu tố có khăng gây viêm khớp nhiễm khuẩn là: Một bệnh lý hay chấn thương khớp khác, cây ghép khớp nhân tạo và cơ thể bị nhiễm khuẩn ở một số vị trí. Tiêm tĩnh mạch, sử dụng thuốc ức chế hệ thống miễn dịch hay bệnh đái tháo đường…
Viêm khớp phản ứng
Viêm khớp phản ứng được đánh giá là tình trạng không mấy nguy hiểm, bị đau hay sưng là bởi một số các bộ phận khác trên cơ thể bị nhiễm trùng như: Đường tiết niệu, sinh dục….Bệnh lý này ảnh hưởng nhiều nhất khu vực đầu gối, khớp cổ chân và bàn chân, ngoài ra còn có mắt, da và niệu đạo.
Một số các yếu tố cơ nguy cơ làm cho viêm khớp phản ứng dễ xảy ra như: Người nằm trong độ tuổi từ 20-40, nam giới và phụ nữ có tỷ lệ mắc như nhau nhưng lây lan qua tình dục ở nam lại rất cao, cuối cùng là vấn đề di truyền.
Viêm cột sống dính khớp
Đây là tình trạng mà các xương nhỏ ở cột sống sẽ bị dính lại với nhau gây khó khăn trong vận động hay người cúi về phía trước. Bệnh lý này còn khiến các bộ phận khác như mắt bị ảnh hưởng theo. Viêm cột sống dính khớp nguy cơ xảy ra ở đầu độ tuổi trường thay, vị thành niên, nam giới cao hơn nữ, tính di truyền.
Gout
Gout là khi các tinh thể axit uric hình thành trong các mô hay chất lỏng của cơ thể. Việc này chính là hệ quả của tình trạng cơ thể có quá nhiều axit uric hay không bài tiết hết lượng axit uric dư thừa. Dấu hiệu nhận biết là đau, sưng tấy đỏ. Người thừa cân, tăng huyết áp hay dùng nhiều bia rượu, thuốc lợi tiểu và chức năng thận kém hoặc ăn nhiều hải sản rất có thể sẽ bị gout rất cao.
Lupus ban đỏ hệ thống
Đây là một bệnh tự miễn, tuy nhiên hệ thống miễn dịch này lại không bảo vệ cơ thể nhưng lại tấn công các mô khác, dẫn tới viêm lan rộng. Lupus ban đỏ hệ thống diễn ra ở bất cứ ai, nhiều nhất vẫn là từ 15-45 tuổi. Theo thống kê cứ mỗi 1 người nam giới mắc lupus, sẽ có từ 4-12 người mắc phải bệnh này.
Lupus ban đỏ hệ thống sẽ ảnh hưởng đến khớp, da hay não, phổi, thận hoặc mạch máu cũng như các mô khác. Dấu hiệu điển hình và dễ nhận biết nhất là mệt mỏi, đau, sưng khớp và phát ban trên da. Cho tới thời điểm hiện tại, nguyên nhân gây ra tình trạng này vẫn chưa được làm rõ nhưng một số yếu tố như di truyền, môi trường lẫn nội tiết tố đều rất nguy cơ.
Viêm khớp vảy nến
Là một tình trạng thường gặp ở những người bị vảy nến, cụ thể chiếm từ 6-42%. Hiện nay, viêm khớp vảy nến vẫn chưa xác định được nguyên nhân. Tuy nhiên, có liên quan đến hệ thống miễn dịch tấn công tế bào khỏe mạnh. Đó cũng chính là nguy cơ khiến tình trạng viêm khớp xảy ra rồi sản sinh quá mức các tế bào da.
Một số các yếu tố có khả năng gây bệnh như: Vảy nến mãn tính, di truyền và người nằm trong độ tuổi từ 30-50.
Đau cơ xơ hóa
Đau cơ xơ hóa thường hay xuất hiện ở người trung niên, cũng có thể một số trường hợp đặc biệt với người trẻ. Triệu chứng điển hình của bệnh lý này là đau lan rộng, ngủ không ngon, mệt mỏi và giảm trí nhớ. Thậm chí là ngứa ran, tê ở bàn tay, bàn chân hoặc đau ở hàm và tiêu hóa có vấn đề.
Một số các yếu tố gây bệnh cao điển hình: Thường xuyên căng thẳng, bệnh lupus, viêm khớp dạng thấp, di truyền hay thừa cân và phụ nữ dễ mắc hơn.
Những ai dễ bị viêm khớp?
Bất cứ ai cũng có nguy cơ bị viêm khớp, song các đối tượng sau đây sẽ dễ mắc hơn bao giờ hết: Người cao tuổi, nữ giới, người phải lao động nặng nhọc hay ngồi riêng 1 tư thế và người thừa cân. Ngoài ra, còn có cả những người bị mắc bệnh rối loạn trao đổi chất, rối loạn di truyền.
Nguyên nhân bị viêm khớp
Viêm khớp có 2 nguyên nhân chính đó là các bệnh lý tại khớp và các tác động từ bên ngoài.
Nguyên nhân tại khớp
Các nguyên nhân tại khớp có thể kể đến như một vài bệnh lý phổ biến như: Viêm sụn, người mắc thoái hóa khớp hay sụn khớp bị bào mòn và nhiễm khuẩn tại khớp.
Nguyên nhân từ bên ngoài
Bên cạnh đó, các nguyên nhân từ bên ngoài là chấn thương trong lúc chơi thể thao, rối loạn chuyển hóa hay rối loạn chức năng miễn dịch gây tổn thương khớp và di truyền.
Viêm khớp có nguy hiểm không?
Viêm khớp rõ ràng có thể gây ra hàng loạt các cơn đau và sự khó chịu trong công việc lẫn sinh hoạt. Thậm chí, nếu không được điều trị kịp thời còn xuất hiện biến chứng nguy hiểm như teo cơ, dính khớp hay biến dạng khớp. Nghiêm trọng hơn là có thể khiến người bệnh bại liệt, tàn phế suốt đời.
Chẩn đoán viêm khớp
Để chẩn đoán viêm khớp một cách chính xác nhất thì các bác sĩ thường sẽ tiến hành khám lâm sàng về triệu chứng, tiền sử và chấn thương gặp phải nếu có. Đồng thời, thực hiện xét nghiệm một số yếu tố gây viêm (tốc độ máu lắng, CRP và bạch cầu…) và xét nghiệm miễn dịch (yếu tố thấp RF, anti CCP). Ngoài ra, còn có các phương pháp xét nghiệm hình ảnh như siêu âm khớp, chụp X-quang khớp hay chụp CT, chụp MRI hoặc xạ hình xương.
Cách điều trị viêm khớp
Có khá là nhiều cách để điều trị viêm khớp, quan trọng là nguyên nhân gây bệnh cũng như mức độ nặng nhẹ để làm sao áp dụng cho hiệu quả nhất.
Điều trị tại nhà
Với những người viêm khớp ở mức độ nhẹ hoàn toàn có thể tự điều trị tại nhà bằng cách cân đối chế độ dinh dưỡng. Hạn chế ăn thực phẩm có sẵn, từ động vật nhưng củng cố nhiều vitamin và canxi. Đồng thời, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe. Cải thiện giấc ngủ cũng như cân bằng để có thời gian nghỉ ngơi.
Dùng thuốc
Các loại thuốc thường dùng để điều trị viêm khớp là thuốc giảm đau (hydrocodone, acetaminophen) nhằm kiểm soát cơn đau, giảm viêm.
Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) ibuprofen hay salicylat để hạn chế cơn đau. Ngoài ra, còn có Menthol, kem capsaicin với mục đích ngăn truyền tín hiệu đau lên não. Bên cạnh đó, thuốc ức chế miễn dịch (prednisone hoặc cortisone) còn có tác dụng giảm viêm.
Vật lý trị liệu
Dựa trên tình hình cụ thể của từng trường hợp, bác sĩ cũng như chuyên gia trị liệu thần kinh cột sống chiropractic sẽ tư vấn áp dụng các bài tập vật lý trị liệu phù hợp với mục đích là giảm đau, viêm và hạn chế sưng sau thời gian thực hiện.
Phẫu thuật
Khi mà các phương pháp trước đó đều không mang lại kết quả hay tình trạng bệnh ở mức độ đã quá nặng thì phẫu thuật thay khớp nhân tạo sẽ được đề xuất. Khớp hông và đầu gối là hai vị trí thường được áp dụng nhất. Trường hợp viêm nặng ở khớp ngón tay hay cổ tay thì sẽ tiến hành ghép khớp.
Phòng ngừa viêm khớp như thế nào?
Đối với những yếu tố ngoài tầm kiểm soát như di truyền, tuổi tác thì mọi người hoàn toàn có thể tự phòng tránh bằng các hoạt động hằng ngày.
Tăng cường cá béo trong bữa ăn: Các loại cá béo như cá hồi, cá thu, cá mòi… rất giàu axit béo omega-3. Đây là một trong những chất béo không bão hòa, tốt cho sức khỏe và giảm triệu chứng viêm. Tốt nhất nên ăn 2 lần mỗi tuần trong bữa cơm gia đình.
Tập thể dục đều đặn: Tập thể dục vừa giúp cho tinh thần được thoải mái lại tăng cường sức cơ, khớp được linh hoạt và dẻo dai. Nên áp dụng một số các bộ môn nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe hay bơi…
Kiểm soát cân nặng: Nếu như cơ thể tăng 4,5kg thì đồng nghĩa áp lực lên đầu gối mỗi khi bước đi tăng từ 13,5 – 27kg. Do đó, cần duy trì cân nặng lý tưởng, ngăn chặn nguy cơ béo phì để giảm áp lực cho các khớp.
Hạn chế chấn thương: Thời gian hay tuổi tác sẽ khiến đầu sụn bị mòn đi và các chấn thương khi chơi thể thao càng khiến tình trạng đó tồi tệ hơn. Nên hạn chế chấn thương bằng cách khởi động kỹ càng, chơi đúng kỹ thuật…
Viêm đa khớp được hiểu là tình trạng xảy ra ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể. Cần được phát hiện kịp thời để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Đồng thời, chủ động xây dựng lối sống lành mạnh để hạn chế tốt nhất tình trạng viêm.
>>> Xem thêm: Phác đồ điều trị viêm khớp gối chuẩn và những điều cần biết