iccare.com.vn/
TIN TỨC Y KHOA

Viêm gân gót chân: Nhận biết dấu hiệu và cách điều trị

Viêm gân gót chân là bệnh lý phổ biến ở những người phải di chuyển nhiều như vận động viên chuyên nghiệp. Dù không gây nguy hiểm đến tính mạnh nhưng lại khiến người mắc gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống lẫn sinh hoạt. Liệu rằng có cách điều trị viêm gân gót chân tại nhà nào hiệu quả hay không?

Thế nào là viêm gân gót chân

Viêm gân gót chân là tình trạng gân Achilles hoạt động quá mức khiến quá tải về lực cũng như trọng lực, từ đó gây ra các tổn thương tại gót chân. Gân Achilles là vị trí có rất ít mạch máu, khoảng cách với chỗ bám xương gót từ 3 – 6cm. Do cấu tạo có nhiều sợi collagen nhỏ, vì vậy chỉ cần tác động nhỏ thôi cũng khiến khu vực này bị tổn thương.

Hiện nay, viêm Achilles sẽ được chia làm hai loại như sau.

Viêm điểm bám gân Achilles (Insertional Achilles tendinitis): Là tổn thương ảnh hưởng đến khu vực thấp nhất của gân, cũng là nơi mà gân được gắn kết vào xương gót chân.

>>> Tìm hiểu thêm: Cách điều trị viêm điểm bám gân lồi cầu ngoài xương cánh tay

Viêm sợi gân (Noninsertional Achilles tendinitis): Được hiểu là tình trạng viêm có liên quan đến các sợi giữa gân và xảy ra ở những những người trẻ tuổi.

Viêm gân gót chân là khi mà gót chân bị căng thẳng, áp lực dẫn đến tổn thương
Viêm gân gót chân là khi mà gót chân bị căng thẳng, áp lực dẫn đến tổn thương

Triệu chứng viêm gân gót chân

Khi mắc viêm gân gót chân, người bệnh sẽ có các biểu hiện như:

Đau rát bỏng hoặc đau cứng phần thấp của phía sau bắp chân mỗi sáng  sớm. Một số trường hợp thậm chí còn bị rách gan hay đứt chân hoàn toàn. Trường hợp bị đứt gân, người bệnh sẽ phải đối mặt cơn đau dai dẳng, phù nề vùng gót chân bởi chảy máu giữa các sợi gân.

Đau gót chân, nhất là khi căng gót hay đứng trên đầu mũi chân. Nếu như tình trạng viêm Achilles trong thời gian dài mà không được điều trị sẽ nguy cơ đứt gân gót chân rất cao.

Nguyên nhân gây bệnh

Viêm gân gót chân chủ yếu xảy ra là bởi vì sự căng thẳng ở chân thường xuyên lặp đi lặp lại. Tình trạng này đa phần sẽ diễn ra ở những người phải hoạt động nhiều như vận động viên. Bên cạnh đó, các bệnh lý về xương khớp như: Viêm khớp dạng thấp hay viêm khớp nhiễm trùng… cũng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến vấn đề trên.

Các lý do phổ biến khiến viêm gân gót chân hình thành bao gồm:  

  • Trước khi tập thể dục không khởi động kỹ càng hoặc không đúng cách.
  • Căng cơ chân do thực hiện lặp lại động tác nhiều lần.
  • Chơi các môn thể thao phải vận động, di chuyển nhanh như bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền….
  • Tăng tốc các hoạt động thể dục, thể thao nhưng lại không cho cơ thể nghỉ ngơi.
  • Đeo giày dép không vừa, quá chật hay kém chất lượng.
  • Thường xuyên đi giày cao gót trong thời gian dài.
  • Xuất hiện gai gót chân.
  • Thoái hóa gân bởi tuổi tác.

Viêm gân gót chân có nguy hiểm không?

Bên cạnh các triệu chứng đau, gây khó khăn trong đi lại thì bệnh viêm gân gót chân còn gây ra các biến chứng nguy hiểm như: Hạn chế khả năng đi lại, biến dạng gân và xương gót chân hay đứt gân Achilles hoàn toàn.

Chẩn đoán viêm gân gót chân

Thông thường, để chẩn đoán tình trạng bệnh thì bác sĩ sẽ tiến hành áp dụng hai phương pháp chính gồm thông qua các triệu chứng lâm sàng và hình ảnh cụ thể.

Chẩn đoán lâm sàng

Bác sĩ tiến hành đánh giá thông qua các triệu chứng của người bệnh. Sờ hoặc ấn nhẹ vùng tổn thương để xác định mức độ sưng cũng như vị trí. Thậm chí, bệnh nhân sẽ được đứng lên một quả bóng với mục đích kiểm tra sự linh hoạt, phạm vi chuyển động của cổ chân….

Chẩn đoán lâm sáng thông qua triệu chứng để đánh giá tình trạng bệnh
Chẩn đoán lâm sáng thông qua triệu chứng để đánh giá tình trạng bệnh

Chẩn đoán hình ảnh

Chụp X-quang: Đây là một phương pháp phổ biến giúp cho bác sĩ nhìn thấy được hình ảnh của bàn cũng như xương chân. Chụp X-quang không thể thấy được hình ảnh của gân, song bác sĩ vẫn sẽ có thể loại bỏ những vấn đề khác gây ra triệu chứng tương tự.

Siêu âm: Siêu âm với sóng âm tần số cao nhằm mục đích là tạo ra hình ảnh chi tiết ở các mô mề, cụ thể là gân. Phương pháp này còn có thể cung cấp hình ảnh chuyển động của gân để giúp bác sĩ đánh giá lưu lượng máu xung quanh gân.

Chụp MRI: Với việc sử dụng từ trường mạnh cũng như sóng vô tuyến với mục đích là tạo nên hình ảnh chi tiết nhất của gân gót chân để xác định vị trí gan bị viêm hiệu quả nhất.

Cách điều trị viêm gân gót chân

Đối với những trường hợp nhẹ, người bệnh có thể áp dụng cách điều trị viêm gân gót chân tại nhà bằng phương pháp R.I.C.E hiệu quả.

Rest – nghỉ ngơi: Nghỉ ngơi là điều cần thiết cho những người mắc phải vấn đề viêm gân gót chân. Nghỉ ngơi giúp cơ thể sản sinh ra nguồn năng lượng mới, hạn chế cá áp lực lên xương, khớp và bàn chân nhằm phục hồi nhanh hơn. Nên nghỉ đến khi mà gót chân đi lại không cảm thấy đau đớn nữa. Trong quá trình nghỉ ngơi, nếu như cần đi lại tốt hơn hết nên dùng nạng.

Ice – chườm đá: Sau khi cảm thấy xuất dấu hiệu đau, người bệnh hoàn toàn có thể dùng đá cho vào túi vải chuyên dụng hoặc khăn sạch để chườm lên vùng tổn thương từ 15-20 phút nhằm giảm đau, hạn chế sưng.

Compression – băng ép: Người bệnh có thể dùng băng thun hoặc băng vải để cố định chân nhằm giảm đau. Song, nên băng với độ chặt vừa phải, không quá chắc sẽ khiến cho máu kém lưu thông dẫn tới tình trạng tồi tệ hơn.

Elevation – kê cao vị trí bị thương: Nên để chân cao hơn tim để giúp giảm đau và sưng.

Dùng thuốc

Một số các loại thuốc hay dùng trong điều trị viêm gân gót chân như thuốc giảm đau, thuốc chống viêm không kê đơn naproxen hay ibuprofen, aspirin… Các trường hợp đau dai dẳng trong thời gian còn có thể được chỉ định thuốc giảm đau, viêm liều mạnh để cải thiện triệu chứng. Ngoài ra, tiêm huyết tương tiểu giàu tiểu cầu (PRP) hoặc tiêm steroid cũng là một phương án thường thấy.

Vật lý trị liệu

Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà người bệnh sẽ được chỉ định dùng các liệu pháp vật lý trị liệu khác nhau.

Thực hiện bài tập chữa viêm gân gót chân với mục đích thúc đẩy quá trình chữa lành, phục hồi và hỗ trợ tăng cường sức mạnh gân Achilles. Đồng thời, hạn chế các nguy cơ viêm tái phát cho người bệnh một cách tốt nhất.

Ngoài ra, người bệnh còn được sử dụng một loạt các thiết bị hỗ trợ như miếng đệm, miếng lót giày với mục đích giảm căng thẳng cho gân bàn chân.  

Các bài tập giúp giảm đau viêm gân gót chân
Các bài tập giúp giảm đau viêm gân gót chân

Phẫu thuật viêm gân gót chân

Trường hợp các phương án bảo tồn không mang lại hiệu quả thì cách trị viêm gân gót chân cuối cùng là phẫu thuật. Cách chữa này áp dụng cho bệnh nhân đứt gân hoặc nguy cơ bị đứt với ưu điểm là phục hồi nhanh chóng.

Bác sĩ sẽ rạch một đường sau gót chân, nếu gân đứt sẽ được nối lại còn thoái hóa sẽ được cắt đi phần hư và sửa chữa phần còn lại bằng chỉ. Các trường hợp gân tổn thương nghiêm trọng thì phương án thay thế một hoặc toàn bộ gót chân sẽ được tính đến.

>>> Tìm hiểu thêm: Bật mí 4 bài tập dành cho cổ chân bị thương tại nhà hiệu quả

Phòng ngừa viêm gót chân như thế nào?

Viêm gân gót chân kiêng gì là câu hỏi được khá nhiều người bệnh quan tâm. Bên cạnh chế độ ăn uống khoa học, không dùng muối quá nhiều, chất kích thích, thực phẩm tinh chế… thì mỗi người còn phải chủ động phòng ngừa bằng các chú ý trong tập luyện và cuộc sống.

Trước khi tập luyện hay chơi thể thao nên khởi động kỹ càng, kéo căng cơ bắp chân để giảm nguy cơ tái phát. Đồng thời, tăng cường sức mạnh cho gân cũng như hạn chế tình trạng viêm.

Trong lúc đang tập luyện cần chú ý đến sự phù hợp với sức của bản thân. Tuyệt đối không nên luyện tập quá sức, bất cứ dấu hiệu nào cho thấy quá tải nên dừng lại. Đồng thời, không tăng tốc quá nhanh, nên tăng cường độ từ từ để cơ thể cũng như gân được thích nghi tốt nhất.

Ngoài ra, nên sử dụng các dụng cụ hỗ trợ tập luyện tốt nhất. Ví dụ như giày dép phù hợp, kích thước vừa vặn không quá rộng hoặc không quá chật. Quần áo thoải mái để mang lại sự hiệu quả.

Viêm gân gót chân chắc chắn là một tình trạng không quá hiếm, nhưng đôi khi nhiều người lại chưa hiểu rõ về vấn đề này.

Trên đây là những thông tin cơ bản giúp mọi người nắm được viêm gân gót chân là gì, nguy hiểm hay không và phòng ngừa thế nào cho tốt nhất với đôi bàn chân của chính mình. Đừng quên ghé thăm phòng khám chiropractic ICCARE cập nhật thông tin mới nhất về sức khỏe nhé!

Đăng ký khám

Hãy liên hệ iCCARE ngay hôm nay, để nhận được giải đáp bất kỳ thắc mắc nào về xương khớp và cột sống.




    chat zalo call