Cột sống không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc nâng đỡ, định hình cơ thể mà còn là tấm lá chắn bảo vệ tuỷ sống và rễ thần kinh chạy dọc cột sống. Vì thế khi xảy ra tình trạng trượt đốt sống lưng L4 L5, chúng có thể gây ra những cơn đau nhức, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt hằng ngày và có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng.
Việc tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay từ khi xuất hiện những triệu chứng đau nhức do trượt đốt sống lưng L4 L5 là điểm mấu chốt để ngăn chặn sự tiến triển của bệnh và cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Trượt đốt sống lưng L4 L5 là gì?
Trượt đốt sống lưng là hiện tượng đốt sống lưng dịch chuyển ra phía trước hoặc phía sau so với đốt sống dưới. Trong đó đốt L4 – L5 là khu vực dễ gặp tình trạng trượt đốt sống thứ hai (chỉ sau đoạn L5 – S1 phổ biến nhất). Bởi đốt sống lưng L4 L5 nằm ở vị trí thấp nhất trên cột sống thắt lưng mà cột sống thắt lưng rất dễ bị tổn thương vì phải chịu nhiều lực tác động và yêu cầu độ linh hoạt cao.
Hầu hết các trường hợp, đốt sống lưng L4 L5 có xu hướng trượt ra trước do cấu trúc tự nhiên của phần thắt lưng có độ cong nhẹ và dốc về phía trước. Vì thế hiện tượng trượt đốt sống lưng L4 L5 ra sau là rất hiếm gặp và không phổ biến.
Các phân độ trượt đốt sống lưng L4 L5 ra trước
Theo tiêu chuẩn Meyerding, trượt đốt sống được phân loại thành 5 cấp độ. Mỗi cấp độ được xác định dựa trên tỷ lệ trượt đốt trên phim chụp X quang ở tư thế nghiêng. Tỷ lệ trượt đốt sống được tính bằng khoảng cách trượt với độ rộng của thân đốt trượt, cụ thể:
- Độ 1: Trượt 0% – 25% thân đốt sống.
- Độ 2: Trượt 25% – 50% thân đốt sống.
- Độ 3: Trượt 50% – 75% thân đốt sống.
- Độ 4: Trượt 75% – 100% thân đốt sống.
- Độ 5: Trượt đốt sống hoàn toàn (trên 100%), đốt trên hoàn toàn rời khỏi bề mặt thân đốt dưới. Tình trạng này còn gọi là thoái hóa đốt sống.
Vì sao bị trượt đốt sống lưng L4 L5 ra trước?
Trượt đốt sống L4 – L5 thường do thoái hóa cột sống. Bởi tuổi tác càng cao, cơ thể càng lão hóa, các cấu trúc cột sống tự nhiên sẽ yếu đi và bị phá vỡ dẫn đến tình trạng mất ổn định ở cột sống. Ngoài ra có thể kể đến một số nguyên nhân khác như:
- Khuyết eo: Khuyết eo đốt sống khiến đốt sống lưng L4 L5 bị khuyết phần cung sau, tiến triển thành trượt đốt sống.
- Chấn thương: Trượt đốt sống lưng L4 L5 ra trước có thể do có một lực tác động đột ngột hoặc gãy xương (thường là tai nạn va đập hoặc bị ngã gây tổn thương lưng). Bên cạnh đó việc tập luyện quá sức cũng có thể gây trượt đốt sống
- Bẩm sinh: Trượt đốt sống lưng L4 L5 có thể là một khiếm khuyết trong quá trình phát triển cột sống của thai nhi.
- Các bệnh lý: Ung thư, loãng xương, nhiễm trùng hoặc các vấn đề bất thường về xương có thể dẫn tới trượt đốt sống
- Phẫu thuật: Phẫu thuật được đánh giá cao về tỷ lệ điều trị thành công tuy nhiên bất kỳ ca phẫu thuật nào cũng ẩn chứa những rủi ro phát sinh. Vì thế phẫu thuật thường là phương pháp điều trị được lựa chọn cuối cùng.
Ngoài ra một số đối tượng cũng có nguy cơ cao bị trượt đốt sống như người trên 60 tuổi và đang mắc các vấn đề, bệnh về xương khớp; người lao động nặng nhọc, thường xuyên mang vác hoặc thực hiện động tác cúi gập lặp đi lặp lại; các vận động viên thể thao đòi hỏi xoay hoặc gập lưng mạnh.
>>> Xem thêm: Xẹp đốt sống lưng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Dấu hiệu của trượt đốt sống lưng L4 L5
Các bạn có thể nhận biết tình trạng trượt đốt sống lưng L4 L5 ra trước thông qua một số biểu hiện sau:
- Đau thắt lưng thoáng qua khi trượt đốt sống L4/L5 ra trước 1 độ.
- Các cơn đau lưng tăng dần có tính chất dai dẳng, ảnh hưởng đến vùng lưng dưới và chân và ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hằng ngày thì độ trượt đốt sống càng lớn.
- Co thắt cơ
- Tê bì chân tay, bàn chân hoặc ngón chân
- Đau nhức lan xuống 1 hoặc hai chân đi kèm rối loạn cảm giác
- Cảm giác ngứa ran, châm chích chạy từ lưng xuống chân
- Mất cảm giác nóng hoặc lạnh
- Dáng người và tư thế đi thay đổi theo chiều hướng tiêu cực
- Khi bệnh ở mức độ nặng, đi lại khó khăn, hạn chế khả năng vận động, mất kiểm soát cơ vòng, tiểu tiện và đại tiện khó tự chủ.
Biến chứng của trượt đốt sống lưng L4 L5
Người bệnh có nguy cơ cao phải đối mặt với hội chứng chùm đuôi ngựa nếu không được điều trị trượt đốt sống lưng L4 L5 kịp thời. Lúc này, rễ đám rối thần kinh đuôi ngựa bị chèn ép gây ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng vận động và cảm giác tới hai chân, bàng quang và trực tràng. Hội chứng này khi trở nặng có thể dẫn đến tình trạng mất kiểm soát đại tiểu tiện, tê liệt hai chân vĩnh viễn. Phần lớn bệnh nhân phải nhập viện trong tình trạng cấp cứu.
Chẩn đoán trượt đốt sống lưng L4 L5
Để chẩn đoán bệnh nhân trượt đốt sống L4 ra trước độ 1 hay trượt đốt sống l5 ra trước độ 1 hoặc mức độ khác, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng để chẩn đoán. Trong đó bác sĩ sẽ lấy thông tin bệnh sử, kiểm tra cảm giác, khả năng cúi, gập, ngửa, xoay, sức mạnh và phản xạ của người bệnh.
Bên cạnh đó, để hỗ trợ cho việc chẩn đoán trượt đốt sống bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện thêm một số phương pháp sau:
- Chụp X-quang: phim chụp X-quang giúp bác sĩ quan sát rõ vị trí các đốt sống trong cột sống từ đó xác định mức độ trượt, vị trí và góc nghiêng của đốt sống. Phương pháp này cũng giúp bác sĩ phát hiện sự viêm khớp đốt sống hay bệnh lý thoái hóa đĩa đệm.
- Chụp cộng hưởng từ (MRI): Phương pháp này không chỉ giúp xác định mức độ trượt của đốt sống mà còn cho phép bác sĩ đánh giá tình trạng của tủy sống, dây thần kinh, đĩa đệm và cơ bắp có đang bị chèn ép hay tổn thương không.
- Chụp cắt lớp vi tính (CT Scan): Kỹ thuật này cung cấp thông tin chi tiết về cấu trúc xương, xác định vị trí của các đốt sống, mức độ trượt và các tổn thương ở các vùng như eo, mấu khớp và hẹp ống sống.
Cách điều trị trượt sống lưng L4 L5
Dựa vào mức độ trượt đốt sống bệnh nhân, bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị phù hợp.
Nghỉ ngơi
Nằm nghỉ trên giường có thể giúp cải thiện tình trạng trượt đốt sống nhẹ. Người bệnh nên ngừng chơi các môn thể thao, các vận động hàng ngày cho đến khi cơn đau thuyên giảm, đồng thời giúp ngăn ngừa tình trạng trượt đốt sống tiến triển nặng.
Sử dụng thuốc
Một số thuốc chống viêm không steroid NSAIDs (aspirin, ibuprofen) hoặc thuốc giãn cơ (baclofen, eperisone) có thể giảm đau và viêm do trượt đốt sống gây ra. Trong trường hợp bệnh nhân bị viêm đau nặng bác sĩ có thể cho dùng thuốc Corticosteroid đường uống hoặc tiêm cortisone trực tiếp vào vùng đau.
Lưu ý: Bệnh nhân chỉ được dùng thuốc khi có sự chỉ định từ bác sĩ, tuyệt đối không tự ý sử dụng.
Trị liệu thần kinh cột sống Chiropractic kết hợp Vật lý trị liệu
Nắn chỉnh Chiropractic được đánh giá là phương pháp điều trị khoa học không xâm lấn, không dùng thuốc mang lại hiệu quả cao trong việc cải thiện tình trượt đốt sống. Ưu điểm đặc biệt của phương pháp này là giúp khôi phục cấu trúc sinh học tự nhiên của cột sống, đồng thời giải phóng sự chèn ép dây thần kinh và kích thích cơ thể tự chữa lành.
Cụ thể, sau khi xác định các điểm lệch trục (trượt cột sống) gây chèn ép lên hệ thần kinh cột sống, nguyên nhân dẫn tới các vấn đề về sức khỏe, bác sĩ Chiropractic sẽ dùng lực tác động nắn chỉnh lên các đốt sống và khớp sai lệch, đưa chúng về vị trí tối ưu, từ đó cải thiện sức khỏe tổng hợp.
Đồng thời, kết hợp các biện pháp Vật lý trị liệu như: điều trị cơ sâu; điều trị chuyên sâu cùng máy móc công nghệ cao: giường DOC, giường nắn chỉnh, sóng xung kích Shockwave, tia laser cường độ cao, thiết bị trị liệu Intelect Neo… giúp giảm đau đa điểm nhanh chóng, tăng tái tạo tế bào, thúc đẩy tốc độ hồi phục nhanh gấp 3 lần.
Lấy lại sự cân bằng đốt sống, giải phóng sự chèn ép tới ngay iCCARE
iCCARE là Phòng khám Chiropractic đầu tiên ở Hà Nội, chuyên khoa phục hồi chức năng, trị liệu thần kinh cột sống – xương khớp. Tại iCCARE, phương pháp Chiropractic kết hợp Vật lý trị liệu với các thiết bị điều trị tối tân đã giúp cho hàng ngàn bệnh nhân thoát khỏi tình trạng đau nhức cho do bị chèn ép dây thần kinh.
iCCARE đã có hơn 14 năm hoạt động và điều trị thành công cho hàng chục ngàn bệnh nhân với những ưu thế dẫn đầu:
- 100% chuyên gia nước ngoài chuyên khoa Trị liệu Thần Kinh Cột Sống được đào tạo chính quy, có chứng chỉ hành nghề, ít nhất 10 năm kinh nghiệm và đã đạt được nhiều thành tựu khi làm việc tại các phòng khám ở Mỹ, Anh, Hàn Quốc,… trước khi về iCCARE. Bên cạnh đó luôn có các trợ lý Y khoa hỗ trợ phiên dịch cho bệnh nhân và người nhà.
- Thiết bị máy móc điều trị đạt chuẩn FDA Hoa Kỳ, công nghệ tiên tiến nhất và được nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài.
- Cá nhân hóa phác đồ điều trị của từng bệnh nhân, bác sĩ và kỹ thuật viên sẽ sát sao cả quá trình điều trị của khách hàng.
- Xây dựng các bài tập phù hợp, tư vấn chế độ dinh dưỡng và các lời khuyên về thói quen sinh hoạt, vận động để đảm bảo khách hàng đạt được hiệu quả điều trị cao và một lối sống lành mạnh hơn, phòng ngừa bệnh tái phát.
- Quy trình thăm khám và điều trị tại iCCARE đơn giản, nhanh gọn, không làm mất quá nhiều thời gian nghỉ dưỡng của khách hàng. đảm bảo diễn ra nhanh chóng, tiết kiệm thời gian cho khách hàng.
iCCARE có kinh nghiệm hơn 14 năm làm việc với đội ngũ bác sĩ nước ngoài, kỹ thuật viên dày dặn kinh nghiệm, và các thiết bị điều trị tối tân. Nếu quý khách đang có câu hỏi về các bệnh lý xương khớp và dịch vụ của iCCARE CHIROPRACTIC CLINIC vui lòng liên hệ qua hotline 096 393 1999 để được tư vấn cụ thể.
>>> Xem thêm: Thoái hóa đốt sống ngực là gì? Nguyên Nhân, triệu chứng và cách điều trị