iccare.com.vn/
TIN TỨC Y KHOA

Thoái hóa đĩa đệm là gì, nguyên nhân do đâu, điều trị thế nào?

Đĩa đệm là một bộ phận quan trọng, đóng vai trò như giảm sóc cho cơ thể. Việc thoái hóa đĩa đệm xảy ra khiến người bệnh gặp phải rất nhiều rắc rối từ đau đớn cho tới giảm khả năng vận động. Rốt cuộc nguyên nhân nào khiến thoái hóa đĩa đệm xảy ra và triệu chứng cũng như điều trị như thế nào?

Thông tin chung về thoái hóa đĩa đệm

Để hiểu rõ hơn về bệnh thoái hóa đĩa đệm thì mỗi người cần nắm được cơ bản các thông tin về tình này với hàng loạt thông tin sau.

Thoái hóa đĩa đệm là gì?

Thoái hóa đĩa đệm hay thoái hóa mất nước đĩa đệm là tình trạng mà các đĩa đệm cột sống bị mất đi sự dẻo dai, vị trí vốn có của nó khiến đau lưng, cổ, tê và yếu cũng như đau nhói vùng cánh tay, chân. Thoái hóa đĩa đệm cột sống thắt lưng, thoái hóa đĩa đệm cột sống cổ là hai vị trí thường gặp nhất ở bệnh lý này.

Thoái hóa đĩa đệm là quá trình lão hóa tự nhiên, không hẳn lúc nào cũng sẽ có các triệu chứng rõ rệt. Nhìn chung, thoái hóa đĩa đệm đều có thể can thiệp và điều trị bằng phương pháp nội khoa, thường không dẫn tới khuyết tật. Trong đó, thoái hóa đĩa đệm cột sống được xem là đa dạng về bản chất và mức độ nghiêm trọng. 

Thoái hóa đĩa đệm một phần do lão hóa tự nhiên gây ra
Thoái hóa đĩa đệm một phần do lão hóa tự nhiên gây ra

Các giai đoạn của thoái hóa đĩa đệm

Thoái hóa đĩa đệm sẽ phát triển theo từng giai đoạn và đương nhiên mỗi giai đoạn đều có các triệu chứng khác nhau.

  • Giai đoạn 1: Là khi mà dây thần kinh, đĩa đệm và khớp đã có những tổn thương, nhưng do cơ thể tự điều chỉnh để thích nghi nên chưa có nhiều dấu hiệu rõ ràng. Nếu như được phát hiện bệnh ở giai đoạn này thì khả năng phục hồi và chữa rất hiệu quả.
  • Giai đoạn 2: Được hiểu là lúc mà đĩa đệm bắt đầu có tình trạng xẹp khá nhiều, đốt sống đã gần nhau hơn so với bình thường rồi hình thành các gai xương. Đồng thời, bệnh nhân cũng cảm nhận được đau đớn nhất là khi vận động mạnh như cúi, gập người mang vác và chiều cao cũng sẽ giảm đi.
  • Giai đoạn 3: Bệnh đã tiến triển nặng sau nhiều năm. Các cơn đau xuất hiện kể cả khi mà bạn đứng yên do dây thần kinh đã bị tổn thương nặng. Đồng thời, xương nguy cơ biến dạng, cơ thể mất cân bằng và chiều cao giảm. Ngoài ra, người bệnh còn cảm thấy mệt mỏi lẫn thiếu năng lượng.
  • Giai đoạn 4: Đây là giai đoạn cuối cùng, tình trạng bệnh như đau đớn, biến dạng sẽ trở nên nặng nề hơn rất nhiều, dây thần kinh bị chèn ép thậm chí còn gây teo cơ. Đặc biệt, các vấn đề gặp phải ở giai đoạn trước đều sẽ tổn thương vĩnh viễn.

>>> Xem thêm: Phình đĩa đệm là gì? Phình đĩa đệm có chữa khỏi được không?

Triệu chứng của thoái hóa đĩa đệm

Triệu chứng thoái hóa đĩa đệm dễ cảm nhận nhất là những cơn đau lưng nhẹ diễn ra liên tục ở vùng bị tổn thương, đôi khi bùng phát nghiêm trọng và có thể gây tàn phế. Bên cạnh đó, người bệnh còn có các biểu hiện như sau:

Cơn đau nặng hơn khi vận động mạnh, uốn cong, nâng vật nặng.

Mất ổn định ở cột sống, di chuyển trở nên khó khăn.

Đau dữ dội do căng cơ hay co thắt cơ.

Đau và nóng ran diễn ra ở khu vực vùng vai, cánh tay hay bàn tay, thắt lưng và hông, mông hoặc phía sau chân…

Đau dữ dội khi ngồi ở một tư thế, ví dụ như ngồi xem điện thoại, đọc sách…

Cơn đau sẽ thuyên giảm khi thay đổi tư thế liên tục hay đứng lâu.

Nguyên nhân thoái hóa đĩa đệm

Ít ai biết rằng đĩa đệm là bộ phận không được cung cấp quá nhiều máu nên mỗi khi bị tổn thương thì khả năng tự phục hồi là rất khó và rồi dẫn tới thoái hóa. Bên cạnh đó, một số các nguyên nhân chính khiến cho tình trạng này xảy ra bao gồm:

Tuổi tác là một nguyên nhân dẫn tới thoái hóa đĩa đệm. Phần lớn người ở độ tuổi trên 60 thì thường bị thoái hóa đĩa đệm trong một mức độ nào đó nhưng không hẳn ai cũng sẽ xuất hiện các triệu chứng cụ thể và rõ ràng để nhận biết.

Tuổi tác là yếu tố lớn gây thoái hóa đĩa đệm
Tuổi tác là yếu tố lớn gây thoái hóa đĩa đệm

Đĩa đệm có tới 60-80% là nước, khi mà cơ thể già đi thì các đĩa đệm sẽ dần mỏng đi và gây mất nước. Lúc này, đĩa đệm đã bị teo và nhỏ, đồng thời ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ lục, không thể thực hiện đúng chức năng của mình.

Các chấn thương đều có thể gây ra việc bị nứt trên cột sống, dây thần kinh khiến người bệnh đau và khó chịu. Bên cạnh đó, trường hợp thành ngoài đĩa đệm bị nứt đều cũng làm cho cấu trúc bị phình ra khỏi vị trí ban đầu và gây chèn ép dây thần kinh cột sống.

Viêm nhiễm là một nguyên nhân dẫn tới thoái hóa đĩa đệm. Khi mà thoái hóa xảy ra thì các protein gây viêm bên trong khoang đĩa đệm sẽ bị rò rỉ ra bên ngoài rồi sưng tấy các cấu trúc xung quanh cột sống. Nó có thể khiến cho người bệnh căng cơ, co thắt cơ và đau ở vùng cổ hay lưng.

Biến chứng của thoái hóa đĩa đệm

Người bị thoái hóa đĩa đệm ít khi bị chèn ép hoàn toàn ống sống, bao gồm lẫn dây thần kinh. Dù vậy thì một số trường hợp cũng sẽ phải phẫu thuật để tránh nguy cơ liệt. Bên cạnh đó, khi bị thoái hóa đĩa đệm còn gây ra các biến chứng như: Cản trở hoạt động hằng ngày của người bệnh, rối loạn chức năng bàng quang hay ruột và đi tiểu không không kiểm soát, khó tiểu kể cả lúc bàng quang đã đầy. Ngoài ra, cũng sẽ bị mất cảm giác ở vài vị trí trên cơ thể.

Cách chẩn đoán thoái hóa đĩa đệm

Đầu tiên, để chẩn đoán thoái hóa đĩa đệm thì bác sĩ cần tiến hành tìm hiểu về bệnh sử, triệu chứng đau cổ, lưng cũng như tần suất cơn đau và mức độ nghiêm trọng của nó. Bên cạnh đó, thói quen sinh hoạt như ăn ngủ… cũng sẽ được ghi lại để nắm bắt tổng quát nhất.

Tiến hành kiểm tra thể chất về cột sống, phản xạ gân, xương hay sức cơ. Các chuyển động thường ngày như uốn cong ra trước, phía sau hay bên phải và bên trái… cũng phải được kiểm tra kỹ lưỡng để nắm bắt tình hình.

Chụp MRI sẽ được chỉ định thực hiện nhằm đánh giá tình trạng về thoát vị đĩa đệm, mất nước và rách hoặc nứt đĩa đệm. Theo đó, đĩa đệm người bệnh nếu như mất nước sẽ có màu tối hơn thông thường khi chụp MRI.

>>> Xem thêm: Thoát vị đĩa đệm L4 L5 có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?

Điều trị thoái hóa đĩa đệm

Thoái hóa mất nước đĩa đệm cột sống cổ nói riêng và tình trạng thoái hóa đĩa đệm nói chung khi điều trị đều cần căn cứ vào nguyên nhân

Quản lý cơn đau

Chườm đá vào vùng tổn thương nhằm làm giảm đau, viêm đáng kể với trường hợp cấp tính. Ngược lại, chườm nóng cũng sẽ mang lại hiệu quả với khả năng giãn cơ, giảm căng thẳng, giảm co thắt khi bị đau mãn tính.

Dùng thuốc giảm đau (acetaminophen), thuốc chống viêm (ibuprofen, aspirin và naproxen) sẽ được chỉ định khi người bệnh đau mãn tính ở mức độ nhẹ. Đối với trường hợp đau dữ dội thì bác sĩ sẽ kê thuốc theo toa nhưng ở một thời gian nhất định.

Tiêm Steroid ngoài màng cứng nhằm mang lại hiệu quả trong việc giảm đau tạm thời và khả năng vận động cũng sẽ được cải thiện đáng kể. Thông thường, phương pháp này thực hiện trước lúc tập vật lý trị liệu.

Tiêm Steroid ngoài màng cứng là một phương án giảm đau thoái hóa đĩa đệm
Tiêm Steroid ngoài màng cứng là một phương án giảm đau thoái hóa đĩa đệm

Vật lý trị liệu và tập thể dục

Tập thể dục với mục đích chữa lành cột sống, giảm nguy cơ tái phát các cơn đau. Một chương trình tập hợp lý cho người thoái hóa đĩa đệm bao gồm:

Phương pháp chiropractic sẽ được áp dụng nhằm giảm căng thẳng và cải thiện sự linh hoạt cho cột sống. Các vị trí nên tập trong cơ thể như cơ cổ, vai và lưng, lưng dưới, hông hay xương chậu, cơ gân kheo…

Tập thể dục nhịp điệu với mục đích tăng cường tuần hoàn máu, các khớp được cơ động, linh hoạt hơn. Ngoài ra, nó còn giúp cho bạn tăng nhịp tim hay tăng lưu lượng oxy cũng chất dinh dưỡng đi khắp cơ thể, kể cả cấu trúc cột sống. Bên cạnh đó, tập thể dục nhịp điệu còn có tác dụng giảm đau tự nhiên, giải phóng Endorphin (một loại chất giảm đau tự nhiên trong cơ thể).

Phẫu thuật

Đối với người bị thoái hoá đĩa đệm L4 L5 hay thoái hóa đĩa đệm chung thì phẫu thuật sẽ được đưa vào khi tình trạng ở mức độ nghiêm trọng. Hoặc khi mà các phương pháp điều trị nội khoa không mang lại hiệu quả. Đổi lại, trước khi thực hiện phương pháp này thì người bệnh cũng nên lưu ý một vài điều như sau:

Quá trình hồi phục sau khi phẫu thuật cần phải kết hợp nhiều phương pháp như vật lý trị liệu, đeo nẹp lưng hay cổ. Ngoài ra, người bệnh cũng phải có thời gian nghỉ ngơi đủ dài để làm sao cho đạt hiệu quả cao nhất.

Phòng tránh thoái hóa đĩa đệm như thế nào?

Lối sống sinh hoạt đóng vai trò quan trọng trong ngừa bệnh thoái hóa đĩa đệm. Theo đó, mỗi người nên có một chế độ ăn uống khoa học để duy trì cân nặng phù hợp, đồng thời từ bỏ thói quen hút thuốc lá. Thể dục, thể thao thường xuyên giúp cơ, xương khớp được dẻo dai hơn.

Thoái hóa đĩa đệm có thể là tình trạng lão hóa theo thời gian, nhưng thói quen sinh hoạt cũng chiếm một phần rất lớn. Do đó, cần phải xây dựng một lối sống lành mạnh để phòng ngừa bệnh. Ngoài ra, cũng nên hết sức lưu ý mỗi khi nghi ngờ triệu chứng để thăm khám kịp thời. Đừng quên ghé thăm phòng khám ICCARE Chiropractic để cập nhật thông tin mới nhất về sức khỏe nhé!

>>> Xem thêm: Tổng hợp bài tập chữa đau lưng thoát vị đĩa đệm, cột sống dẻo dai

Đăng ký khám

Hãy liên hệ iCCARE ngay hôm nay, để nhận được giải đáp bất kỳ thắc mắc nào về xương khớp và cột sống.




    chat zalo call