iccare.com.vn/

Thoái hóa đa khớp là gì: Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Bạn thường xuyên cảm thấy đau nhức, cứng khớp ở nhiều vị trí trên cơ thể, từ đầu gối, cổ tay đến cột sống? Điều này có thể là dấu hiệu cảnh báo thoái hóa đa khớp – một bệnh lý mãn tính gây tổn thương nghiêm trọng đến hệ xương khớp, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động và chất lượng cuộc sống. Nếu không điều trị kịp thời, tình trạng thoái hóa có thể lan rộng, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như biến dạng khớp, mất chức năng vận động và đau dai dẳng

Vậy nguyên nhân nào khiến khớp bị thoái hóa? Đâu là dấu hiệu nhận biết sớm để tránh những hậu quả nghiêm trọng? Quan trọng nhất, làm thế nào để kiểm soát và điều trị hiệu quả? Hãy cùng iCCARE tìm hiểu ngay để bảo vệ sức khỏe xương khớp trước khi quá muộn! 

Thoái hóa đa khớp ảnh hưởng đồng thời đến nhiều vị trí khớp trên cơ thể, làm suy giảm chức năng vận động nghiêm trọng.
Thoái hóa đa khớp ảnh hưởng đồng thời đến nhiều vị trí khớp trên cơ thể, làm suy giảm chức năng vận động nghiêm trọng.

Thoái hóa đa khớp là gì?

Thoái hóa đa khớp, hay còn gọi là Polyarthritis, là tình trạng ít nhất 5 khớp trên cơ thể cùng lúc bị tổn thương do thoái hóa. Những khớp thường xuyên vận động như cổ, thắt lưng, gối, bàn tay, cổ tay hay bàn chân dễ trở thành “mục tiêu” của hiện tượng này. Khi đó, các khớp rơi vào trạng thái đau nhức, cứng đơ, làm cản trở chuyển động và ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động thường ngày.

Cơ chế cơ bản đằng sau thoái hóa đa khớp là sự bào mòn của sụn – chất mô liên kết giúp giảm ma sát giữa các xương – theo thời gian. Khi sụn khớp mòn đi, xương lại tiếp xúc trực tiếp với nhau, tạo ra các tổn thương và phản ứng viêm, gây ra đau nhức và cứng khớp. Những khối u nhỏ, gai xương hay hiện tượng lạo xạo mỗi khi di chuyển đều là những dấu hiệu cảnh báo mà không nên coi thường.

Nguyên nhân gây ra thoái hóa đa khớp

Để có biện pháp phòng ngừa và điều trị hiệu quả, việc nhận biết rõ các nguyên nhân gây ra thoái hóa đa khớp là rất cần thiết. Dưới đây là những yếu tố chính:

Tuổi Tác

Quá trình lão hóa tự nhiên chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra thoái hóa đa khớp, đặc biệt khi tuổi tác ngày càng tăng. Ở người cao tuổi, khả năng tổng hợp các chất tạo nên sợi collagen và chất nền sụn khớp suy giảm rõ rệt, khiến sụn mất đi độ đàn hồi và chất lượng, dẫn đến thoái hóa khớp không thể tránh khỏi. Tình trạng này thường xuất hiện ở người trên 65 tuổi hoặc những người lao động nặng, nhưng người trẻ ngày nay cũng có nguy cơ đối mặt nếu duy trì lối sống và thói quen vận động thiếu lành mạnh.

Tuổi tác là nguyên nhân phổ biến gây thoái hóa khớp do sụn bị lão hóa và mất tính đàn hồi.
Tuổi tác là nguyên nhân phổ biến gây thoái hóa khớp do sụn bị lão hóa và mất tính đàn hồi.

Chấn thương và tác động của áp lực

– Chấn thương cũ: Các chấn thương nhỏ theo thời gian như va chạm, té ngã hoặc tai nạn thể thao có thể dần gây tổn thương cho sụn khớp, đặc biệt nếu không được điều trị kịp thời.

– Tác động của công việc và vận động quá tải: Những người lao động nặng, vận động viên hay những người có công việc đòi hỏi phải sử dụng khớp nhiều liên tục dễ bị mài mòn khớp nhanh hơn.

Dinh dưỡng không hợp lý

– Thiếu hụt collagen, canxi và vitamin D: Đây là các yếu tố thiết yếu giúp duy trì chất lượng của sụn khớp. Chế độ ăn không đủ dưỡng chất sẽ góp phần làm yếu đi cấu trúc của khớp.

– Chế độ ăn giàu chất béo bão hòa và đường: Những thực phẩm này có thể kích thích quá trình viêm, góp phần làm trầm trọng thêm tình trạng thoái hóa.

Thừa cân và béo phì

– Tăng áp lực lên khớp: Trọng lượng cơ thể vượt mức sẽ tạo ra sự áp lực lớn lên các khớp, nhất là các khớp chịu lực như đầu gối, hông và cột sống.

– Gây viêm mãn tính: Thừa cân không chỉ tác động về cơ học mà còn kích thích các phản ứng viêm trong cơ thể.

Yếu tố di truyền và môi trường

– Di truyền: Những người có tiền sử gia đình về các bệnh lý xương khớp có nguy cơ cao bị thoái hóa sụn khớp.

– Môi trường làm việc: Công việc đòi hỏi phải ngồi hoặc đứng lâu, lặp đi lặp lại các động tác chuyên môn cũng góp phần làm tăng khả năng tổn thương khớp.

Cấu trúc xương bất thường bẩm sinh

Cấu trúc xương khớp vốn được thiết kế hoàn hảo để đảm bảo cơ thể di chuyển mượt mà và nhịp nhàng. Tuy nhiên, ở một số người, những sai lệch bẩm sinh trong cấu trúc xương khiến các đầu xương và sụn liên tục va chạm mạnh mẽ khi vận động. Theo thời gian, sự cọ xát không ngừng này làm mòn mô sụn, tạo điều kiện cho thoái hóa đa khớp âm thầm phát triển, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng cử động.

Giới tính

Phụ nữ thường đối mặt với nguy cơ thoái hóa đa khớp cao hơn nam giới, một phần do thói quen mang giày cao gót và sự rối loạn nội tiết tố, đặc biệt khi nồng độ estrogen suy giảm trong giai đoạn tiền mãn kinh hoặc mãn kinh. 

Bệnh lý

Những người mắc các bệnh lý như đái tháo đường, xơ vữa động mạch, hay các bệnh viêm khớp mạn tính như gout, viêm khớp dạng thấp, và viêm cột sống dính khớp dễ bị thoái hóa hơn. Nguyên nhân là các bệnh này làm suy yếu hệ miễn dịch, kích thích viêm mạn tính, đẩy nhanh quá trình tổn thương sụn, khiến thoái hóa đa khớp diễn ra với tốc độ đáng báo động.

>> Xem thêm các bệnh thoái hóa khớp và cách điều trị:

Nguyên nhân và cách điều trị thoái hóa khớp háng ở người trẻ

Người bị thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không và đi thế nào cho đúng?

Thoái hóa khớp vai: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị

Thoái hóa đốt sống ngực là gì? Nguyên Nhân, triệu chứng và cách điều trị

Dấu hiệu nhận biết thoái hóa đa khớp

Nhận diện sớm các triệu chứng của thoái hóa đa khớp là bước đầu tiên để điều trị hiệu quả. Ở giai đoạn đầu, thoái hóa đa khớp thường “ẩn mình” mà không để lại dấu hiệu rõ ràng, nhưng khi sụn khớp tổn thương nghiêm trọng, cơ thể bắt đầu phát đi những cảnh báo đáng lo. 

  • Người bệnh sẽ cảm nhận rõ các cơn đau và cứng khớp, đặc biệt vào buổi sáng sau khi thức dậy, với tình trạng cứng khớp kéo dài dưới 30 phút, giảm dần khi vận động. 
  • Đau thường tăng lên khi di chuyển và dịu đi lúc nghỉ ngơi – dấu hiệu đặc trưng của bệnh. 
  • Khi sụn bị bào mòn, các đầu xương cọ xát vào nhau, tạo ra âm thanh lục cục mỗi khi cử động. 
  • Phạm vi và cường độ hoạt động của khớp giảm mạnh, kéo theo nguy cơ teo cơ và suy giảm khả năng vận động nếu không điều trị kịp thời. 
Đau âm ỉ, cứng khớp buổi sáng và tiếng lạo xạo khi vận động là những dấu hiệu điển hình của thoái hóa đa khớp
Đau âm ỉ, cứng khớp buổi sáng và tiếng lạo xạo khi vận động là những dấu hiệu điển hình của thoái hóa đa khớp

Ngoài ra, tình trạng viêm gia tăng ở giai đoạn muộn có thể gây sưng, nóng, đỏ da quanh khớp, thậm chí hình thành gai xương, dẫn đến đau nhức và biến dạng khớp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày.

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Không nên chủ quan với những dấu hiệu ban đầu vì chúng có thể cảnh báo về một tình trạng xương khớp nghiêm trọng. Hãy đi khám bác sĩ ngay khi:

– Cơn đau kéo dài hơn 1 tháng mà không giảm bớt dù bạn đã nghỉ ngơi và áp dụng các biện pháp tự chăm sóc.

– Tình trạng cứng khớp ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hàng ngày, khiến bạn khó di chuyển, làm việc hay thực hiện các hoạt động cá nhân.

– Khớp bị sưng to, đỏ, nóng và có dấu hiệu biến dạng rõ rệt.

– Bạn cảm thấy cơn đau kèm theo hiện tượng tê bì hoặc mất cảm giác ở khu vực xung quanh khớp.

– Nếu có dấu hiệu viêm lan đến nhiều khớp khác hoặc khi bạn biết mình có tiền sử bệnh lý xương khớp từ trước.

Việc sớm tham khảo ý kiến của chuyên gia là chìa khóa giúp chẩn đoán chính xác và có hướng điều trị phù hợp, từ đó ngăn chặn các biến chứng lâu dài.

Biến chứng nếu không điều trị kịp thời

Đau âm ỉ, cứng khớp buổi sáng và tiếng lạo xạo khi vận động là những dấu hiệu điển hình của thoái hóa đa khớp.
Đau âm ỉ, cứng khớp buổi sáng và tiếng lạo xạo khi vận động là những dấu hiệu điển hình của thoái hóa đa khớp.

Nếu bỏ qua các dấu hiệu và không can thiệp ngay từ đầu, bệnh thoái hóa đa khớp có thể tiến triển và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, bao gồm:

Mất khả năng vận động: Khi khớp bị tổn thương nặng, bạn có thể sẽ gặp khó khăn trong việc thực hiện các hoạt động cơ bản hằng ngày.  

Biến dạng xương khớp: Các khớp có thể bị biến dạng vĩnh viễn, ảnh hưởng không chỉ đến thẩm mỹ mà còn làm giảm khả năng cử động.

Thoát vị đĩa đệm và gai xương: Đặc biệt ở vùng cột sống, các biến chứng này không chỉ gây đau mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng thần kinh.

Tăng nguy cơ gãy xương: Khi xương trở nên yếu và mất đi khả năng chống chịu lực, nguy cơ gãy xương khi va chạm hoặc chấn thương tăng cao.

Tác động tiêu cực đến sức khỏe tổng thể: Đau kéo dài, mất chức năng vận động và các biến chứng liên quan có thể ảnh hưởng đến tâm lý, giảm chất lượng giấc ngủ và gây ra căng thẳng kéo dài.

Cách điều trị thoái hóa đa khớp hiệu quả

Điều trị thoái hóa đa khớp cần được thực hiện theo nhiều bước, bắt đầu từ các biện pháp bảo tồn tại, cho đến can thiệp y khoa khi cần thiết. Dưới đây là các phương pháp điều trị hiệu quả:

Điều trị tại nhà và biện pháp sơ cấp

Nghỉ ngơi và điều chỉnh hoạt động:  

  – Tránh các hoạt động gây áp lực quá mức lên khớp.  

  – Sử dụng nẹp hoặc băng hỗ trợ để cố định khớp khi cần thiết.

Chườm nóng/ lạnh:  

  – Sử dụng túi đá hoặc khăn ấm để chườm tại vùng khớp bị đau, giúp giảm sưng và làm dịu cơn đau.  

  – Thời gian chườm lý tưởng từ 15–20 phút mỗi lần, có thể áp dụng nhiều lần trong ngày.

Dinh dưỡng hỗ trợ:

  – Bổ sung các chất cần thiết như collagen, canxi, magie, và vitamin D qua thực phẩm hoặc thực phẩm chức năng để hỗ trợ quá trình phục hồi sụn khớp.

Vật lý trị liệu và phục hồi chức năng

Phương pháp vật lý trị liệu mang đến giải pháp hỗ trợ giảm đau và khôi phục chức năng vận động của khớp một cách hiệu quả. Được đánh giá cao về độ an toàn và tác động bền vững, nhưng phương pháp này đòi hỏi sự kiên nhẫn bởi hiệu quả thường đến từ từ.

Vật lý trị liệu giúp tăng sức mạnh cơ quanh khớp, cải thiện độ linh hoạt và ngăn ngừa teo cơ.
Vật lý trị liệu giúp tăng sức mạnh cơ quanh khớp, cải thiện độ linh hoạt và ngăn ngừa teo cơ.

Các liệu pháp vật lý trị liệu có thể bao gồm:

  • Bài tập kéo giãn: Giúp mở rộng phạm vi chuyển động và tăng cường sức mạnh cho các cơ gần khớp bị ảnh hưởng.
  • Bài tập tăng sức mạnh: Củng cố cơ bắp xung quanh khớp, tạo nền tảng vững chắc cho sự ổn định.
  • Xoa bóp: Tác động nhẹ nhàng lên vùng quanh khớp, kích thích lưu thông máu và đẩy nhanh quá trình tái tạo mô sụn.
  • Thủy/nhiệt/điện trị liệu: Làm dịu cơn đau, giảm viêm và sưng nóng, mang lại cảm giác dễ chịu cho khớp.

Trị liệu thần kinh cột sống chiropractic

Phương pháp Trị liệu Thần kinh Cột sống hiện đang được đánh giá cao nhờ tính an toàn và hiệu quả vượt trội, kích thích cơ thể tự chữa lành một cách tự nhiên mà không cần đến thuốc hay phẫu thuật. Đây là kỹ thuật mà các bác sĩ sử dụng đôi tay để nắn chỉnh nhẹ nhàng, điều chỉnh các sai lệch, giải tỏa áp lực lên dây thần kinh, từ đó xoa dịu cơn đau ở các khớp xương trên toàn cơ thể.  

Chiropractic giúp điều chỉnh sai lệch khớp, giải phóng áp lực thần kinh và giảm đau hiệu quả mà không cần thuốc.
Chiropractic giúp điều chỉnh sai lệch khớp, giải phóng áp lực thần kinh và giảm đau hiệu quả mà không cần thuốc.

Với 15 năm kinh nghiệm, phòng khám iCCARE đã giúp hàng loạt bệnh nhân thoát khỏi nỗi đau thoái hóa đa khớp thông qua liệu trình kết hợp Trị liệu Thần kinh Cột sống và Vật lý trị liệu. Điều trị tại iCCARE, bạn hoàn toàn yên tâm bởi:  

Đội ngũ chuyên gia hàng đầu: 100% bác sĩ nước ngoài chuyên khoa Thần kinh Cột sống, được đào tạo chuyên sâu, sở hữu đầy đủ chứng chỉ và kinh nghiệm dày dặn. Các thao tác nắn chỉnh được thực hiện chính xác, nhẹ nhàng, giúp giải phóng dây thần kinh, cơ và mô bị chèn ép, giảm đau hiệu quả do thoái hóa khớp.  

Liệu trình cá nhân hóa: Mỗi bệnh nhân được thiết kế lộ trình điều trị riêng biệt, phù hợp với loại và mức độ thoái hóa, nhằm tác động đúng căn nguyên, rút ngắn thời gian phục hồi.  

Công nghệ hiện đại: Kết hợp vật lý trị liệu tiên tiến với các thiết bị tối tân như sóng xung kích Shockwave, giường giảm áp cột sống DOC, Laser tần sóng cao, cùng các bài tập chuyên sâu, đẩy nhanh quá trình hồi phục sức khỏe.  

Đồng hành tận tâm: Suốt hành trình điều trị, bác sĩ và chuyên viên luôn sát cánh, hướng dẫn chi tiết từ bài tập, chế độ dinh dưỡng đến lối sống, giúp bệnh nhân cải thiện nhanh và ngăn ngừa tái phát.  

Minh bạch và chu đáo: iCCARE cung cấp kế hoạch và chi phí điều trị rõ ràng từ đầu, giúp bệnh nhân chủ động tài chính, đảm bảo quá trình chữa trị diễn ra suôn sẻ.

Dùng thuốc và can thiệp y khoa

Uống thuốc: Phương pháp này tập trung vào việc xoa dịu cơn đau và nâng cao các triệu chứng đi kèm, các loại thuốc giảm đau và chống viêm đường uống được sử dụng rộng rãi. Đặc biệt, người bệnh thoái hóa đa khớp được khuyến khích sử dụng các loại thuốc chống thoái hóa như glucosamine sulfate, piascledine, diacerein… để làm chậm quá trình mòn sụn, kích thích sản sinh chất nhờn, mang lại sự trơn tru cho khớp.

Tiêm thuốc: Bên cạnh thuốc uống, tiêm thuốc chống viêm trực tiếp vào khớp giúp kiểm soát hiệu quả những trường hợp viêm mạnh, giảm sưng nóng và đau nhức. Đồng thời, tiêm chất nhờn vào khớp có thể xóa tan tiếng lạo xạo, làm dịu cơn đau và khôi phục sự linh hoạt cho các khớp bị thoái hóa.

Phẫu thuật: được xem là biện pháp cuối cùng, chỉ được áp dụng khi các phương pháp bảo tồn không còn tác dụng, đặc biệt trong những ca nặng. Dựa trên mức độ tổn thương và vị trí khớp, bác sĩ sẽ cân nhắc các kỹ thuật phẫu thuật phù hợp, như thay khớp hoàn toàn hoặc chỉnh sửa cấu trúc xương để khôi phục chức năng.

Cách phòng ngừa thoái hóa đa khớp

Phòng ngừa luôn là “liều thuốc” hiệu quả nhất đối với bệnh thoái hóa đa khớp. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng:

Duy trì cân nặng hợp lý: Giảm tải cho các khớp bằng cách kiểm soát chế độ ăn uống và thực hiện các bài tập thể dục đều đặn.

Chế độ ăn uống khoa học: Tăng cường thực phẩm giàu collagen, vitamin D, canxi và omega-3 như sữa, cá, hạt óc chó, rau xanh… Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa và đường.

Vận động đúng cách: Khởi động kỹ trước khi tham gia các hoạt động thể thao để tránh chấn thương. Chọn lựa môn thể thao phù hợp với thể trạng của bản thân như đi bộ, yoga, bơi lội.

Thăm khám định kỳ: Đối với những người có nguy cơ cao (người lớn tuổi, người có tiền sử gia đình bệnh xương khớp), việc thăm khám định kỳ với bác sĩ chuyên khoa sẽ giúp phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường và can thiệp kịp thời.

Duy trì cân nặng hợp lý, ăn uống đầy đủ dưỡng chất và vận động khoa học là chìa khóa phòng ngừa thoái hóa khớp.
Duy trì cân nặng hợp lý, ăn uống đầy đủ dưỡng chất và vận động khoa học là chìa khóa phòng ngừa thoái hóa khớp.

Hãy luôn nhớ rằng, sức khỏe xương khớp của bạn là tài sản vô giá, và chỉ cần một bước nhỏ từ hôm nay, bạn có thể bảo vệ và duy trì nó cho tương lai. Đừng để những cơn đau nhỏ ban đầu dẫn đến những biến chứng lớn sau này. iCCARE luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn trên con đường chăm sóc sức khỏe xương khớp, cung cấp các giải pháp điều trị giúp bạn lấy lại phong độ và tận hưởng một cuộc sống năng động, tự tin.

>>> Bài viết xem nhiều: Tổng hợp các cách chữa thoái hóa cột sống bằng dân gian hiệu quả

Đăng ký khám

Hãy liên hệ iCCARE ngay hôm nay, để nhận được giải đáp bất kỳ thắc mắc nào về xương khớp và cột sống.




    chat zalo call