iccare.com.vn/
TIN TỨC Y KHOA

Thoái hóa cột sống thắt lưng: Nguyên nhân và cách điều trị

Thoái hóa cột sống thắt lưng là một bệnh lý mãn tính khiến cho người mắc phải chịu các cơn đau khó chịu, hạn chế vận động và chất lượng cuộc sống bị giảm đi rất nhiều. Thông thường, rất ít người để ý tới các triệu chứng của thoái hóa cột sống và khi đã phát hiện thì tình trạng đã nặng. Do đó, nên phát hiện sớm, xác định nguyên nhân để có cách điều trị hiệu quả.

Thoái hóa cột sống thắt lưng là gì?

Thoái hóa cột sống thắt lưng có tên tiếng Anh Spondylosis là tình trạng mà sụn khớp, địa đệm ở các đốt sống từ L1-L5 đã bị bào mòn, thoái hóa, hư tổn. Đồng thời, phần xương dưới sụn và màng hoạt dịch đã thay đổi về cấu trúc ban đầu do mất nước, lão hóa. Từ đó gây ra tình trạng đau âm ỉ, giảm khả năng hoạt động.

Thoái hóa cột sống thắt lưng là khi mà sụn, đĩa đệm ở các đốt sống bị bào mòn, hư tổn
Thoái hóa cột sống thắt lưng là khi mà sụn, đĩa đệm ở các đốt sống bị bào mòn, hư tổn

Thoái hóa đốt sống lưng có thể xuất hiện ở các vị trí như:

  • Gai cột sống ngực ảnh hưởng đến khu vực giữa cột sống.
  • Gai cột sống thắt lưng tác động đến khu vực lưng dưới.
  • Gai cột sống đa tầng (Multilevel spondylosis) gây ảnh hưởng đến vị trí của cột sống.

Triệu chứng thoái hóa cột sống thắt lưng

Khi mắc thoái hóa cột sống thắt lưng, người bệnh sẽ đối mặt với các triệu chứng cụ thể như sau.

Đau vùng thắt lưng: Bị đau vùng lưng dưới liên tục trong khoảng 6 tuần theo từng cơn, từng đợt. Ngoài ra, còn có thể lan ra vùng mông, hai chi dưới và đau đớn gia tăng khi vặn mình, xoay người hay bê vác vật nặng hoặc thời tiết thay đổi.

Cứng cột sống, hạn chế vận động: Đau thắt lưng sẽ khiến cho người bệnh gặp khó khi vận động, xoay người hay cúi xuống.

  • Tê bì chân tay: Người bệnh sẽ gặp phải triệu chứng này chủ yếu là về đêm, sáng sớm hay khi thay đổi thời tiết.
  • Yếu hoặc teo cơ chi dưới: Mắc thoái hóa cột sống thắt lưng sẽ khiến cho chi dưới bị teo cơ. Khi đó, nhóm cơ bị teo dần yếu đi và không thể giữ thăng bằng lúc di chuyển hay đứng. Đây cũng là lúc mà tình trạng bệnh đã tiến triển khá nặng.
  • Khó kiểm soát bàng quang và ruột: Thoái hóa cột sống thắt lưng khiến người bệnh khó lòng kiểm soát bàng quang và ruột. Đây được xem là một triệu chứng điển hình và đương nhiên nên tới gặp bác sĩ ngay khi xuất hiện tình trạng này.

>>> Xem thêm: Top 3 bài tập giảm đau vùng thắt lưng tại nhà hiệu quả nhất

Những ai thường dễ mắc thoái hóa cột sống thắt lưng?

Thoái hóa cột sống thắt lưng thường sẽ có nguy cơ cao với các đối tượng này.

Theo Viện phẫu thuật chỉnh hình Hoa Kỳ thì trên 80% người ngoài 60 tuổi mắc phải thoái hóa cột sống thắt lưng.

  • Những người làm công việc văn phòng, lái xe, ngồi máy tính một tư thế trong thời gian dài hay những người làm việc nặng nhọc.
  • Người thừa cân, béo phì.
  • Những người bị chấn thương hay đã từng phẫu thuật cột sống.
  • Người sinh hoạt không lành mạnh, ăn uống thiếu chất và lạm dụng chất kích thích.
  • Người thường xuyên lo âu, trầm cảm, có vấn đề về thần kinh.
  • Đối tượng có người thân trong gia đình mắc thoái hóa cột sống thắt lưng.

Nguyên nhân thoái hóa cột sống thắt lưng

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng thoái hóa cột sống hiện nay.

Tuổi tác

Thoái hóa tự nhiên do tuổi tác là nguyên nhân hàng đầu khiến thoái hóa cột sống thắt lưng. Cấu trúc và chức năng xương khớp có xu hướng giảm theo thời gian.

Người cao tuổi là đối tượng dễ mắc thoái hóa cột sống thắt lưng
Người cao tuổi là đối tượng dễ mắc thoái hóa cột sống thắt lưng

Sai tư thế

Thoái hóa cột sống thắt lưng một phần lớn do người bệnh sai tư thế khi ngồi hay nằm trong thời gian dài. Từ đó, khiến cho cột sống phải chịu áp lực lớn dẫn tới việc sụn, xương dưới sụn và khớp bị tổn thương, giảm tính đàn hồi và dây chằng bao khớp xơ cứng.

Thiếu dinh dưỡng

Chất dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến cột sống. Chất dinh dưỡng mất cân đối và rối loạn chức năng trao đổi chất cũng khiến bạn có nguy cơ thoái hóa cột sống thắt lưng.

Thừa cân, béo phì

Cột sống thắt lưng chịu áp lực lớn từ trọng lượng của cơ thể mỗi lần di chuyển hay vận động. Tình trạng tăng cân, béo phì càng khiến cho cột sống phải chịu áp lực càng lớn và nguy cơ thoái hóa cột sống thắt lưng cao hơn.

Chấn thương

Các chấn thương do té, ngã, tai nạn… mà không được điều trị kịp thời cũng khiến cho thoái hóa cột sống thắt lưng xuất hiện.

Lý do khác

Một số các lý do khác cũng có thể dẫn tới thoái hóa cột sống thắt lưng như di truyền, bẩm sinh, từng phẫu thuật…

Các phương pháp chẩn đoán thoái hóa cột sống thắt lưng

Nhằm chẩn đoán nguyên nhân gây thoái hóa cột sống thắt lưng thì bác sĩ thông thường sẽ tiến hành kiểm tra như sau:

  • Khám khâm sàng để nắm được tình hình chung của người bệnh.
  • Xét nghiệm hình ảnh: X-quang, chụp cộng hưởng từ (MRI) hay chụp cắt lớp nhằm xác định vị trí cũng như mức độ tổn thương.
  • Xét nghiệm tế bào máu ngoại vi lẫn sinh hóa nhằm kiểm tra biến chứng xảy ra.

Cách điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng

Tùy vào từng nguyên nhân gây bệnh và sức khỏe cụ thể của mỗi người mà áp dụng các phương pháp điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng khác nhau.

Dùng thuốc

Khi các cơn đau trở nên trầm trọng hơn thì các loại thuốc như paracetamol, thuốc giãn cơ hay tiêm Corticosteroids tại chỗ… Cũng là một phương án được bác sĩ chỉ định. Đây là một cách giảm đau hiệu quả tức thời nhưng vẫn sẽ tái phát khi không dùng thuốc.

Ngoài ra, khi dùng thuốc lâu dài còn gây tác dụng phụ đến các cơ quan như gan, thận… Đặc biệt, chỉ được dùng thuốc khi có sự cho phép của bác sĩ.

Luyện tập

Các bài tập nhẹ nhàng như đi lại, yoga… hoàn toàn có thể mang đến hiệu quả cho người bệnh khi cơ bắp được dẻo dai, duy trì tính ổn định của cột sống. Để hiệu quả và an toàn thì tốt hơn hết nên tập theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Châm cứu

Châm cứu sẽ làm giảm đau hiệu quả vùng thắt lưng nhưng đổi lại chỉ mang tính thức thời mà không phải là điều trị nguyên căn tận gốc. Khi thực hiện phương pháp này nên tới các địa chỉ uy tín, cơ sở được hành nghề với đầy đủ giấy phép.

Nên châm cứu chữa thoái hóa cột sống thắt lưng ở địa điểm uy tín
Nên châm cứu chữa thoái hóa cột sống thắt lưng ở địa điểm uy tín

Phẫu thuật

Phẫu thuật là phương án có thể là nói là cuối cùng khi mà cách điều trị mang tính bảo tồn không mang lại hiệu quả hoặc bệnh tình đã ở mức độ quá nặng. Phẫu thuật vẫn có thể bị tái phát về sau, đặc biệt người từng phẫu thuật không nên thực hiện lần 2 sẽ giảm đề kháng, để lại nhiều di chứng như rối loạn đông máu, tim, đột quỵ…

Trị liệu thần kinh cột sống Chiropractic của ICCARE

Trị liệu thần kinh cột sống Chiropractic là một phương pháp không can thiệp phẫu thuật hay thuốc. Dùng lực hoàn toàn từ bàn tay để nắn chỉnh các đốt sống sai lệch về vị trí ban đầu nhằm giảm cơn đau, kích thích khả năng tự chữa lành của cơ thể.

Đây cũng là một cách điều trị mà phòng khám ICCARE đang áp dụng trong nhiều năm trở lại đây. Với đội ngũ chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm từ nước ngoài, cộng thêm hệ thống trang thiết bị hiện đại hỗ trợ, ICCARE đã giúp nhiều bệnh nhân có vấn đề về xương khớp cải thiện được chất lượng sống.

Phòng chống thoái hóa cột sống thắt lưng như thế nào?

Để tránh gặp phải bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng thì mỗi người cần tuân thủ các biện pháp dưới đây.

  • Bổ sung các chất dinh dưỡng, vitamin D, Canxi, Magie.. để tăng cường độ bền bỉ cho xương khớp.
  • Học tập và làm việc cần đúng tư thế, nếu như ngồi lâu cứ mỗi 30-40 phút cần đi lại và vận động để cột sống được thoải mái, giảm áp lực.
  • Người dưới 40 tuổi bị thoái hóa cột sống thắt lưng nhẹ có thể tham gia các bài tập như đi bộ, đạp xe, yoga… để tăng cường sức mạnh cho cơ và khớp.
  • Ngủ đúng giờ, đủ giấc và bảo đảm đầu óc luôn ở trạng thái thoải mái.
  • Chủ động kiểm tra sức khỏe định kỳ để phòng ngừa các bệnh nguy hiểm.
  • Khi xuất hiện các triệu chứng bệnh cần thăm khám càng sớm càng tốt.

Thoái hóa cột sống thắt lưng là một bệnh lý phổ biến hiện nay chủ yếu do sai tư thế và tuổi tác gây ra. Cần phải phát hiện sớm cũng như thăm khám khi có triệu chứng bệnh để tránh các biến chứng nghiêm trọng.

>>> Xem thêm: Đau thắt lưng do đâu? Có thể điều trị tại nhà không?

Đăng ký khám

Hãy liên hệ iCCARE ngay hôm nay, để nhận được giải đáp bất kỳ thắc mắc nào về xương khớp và cột sống.




    chat zalo call