Thoái hóa cột sống là gì? bệnh lý xương khớp mạn tính thường xảy ra ở những người trung niên. Tuy nhiên, trong những năm trở lại đây nó lại đang có xu hướng trẻ hóa. Việc nắm bắt được nguyên nhân và dấu hiệu rất quan trọng để chủ động phòng tránh mỗi ngày.
Thoái hóa cột sống là gì?
Thoái hóa cột sống được hiểu là tình trạng viêm xương khớp cột sống. Đây là một tình trạng bệnh lý mãn tính thường xảy ra ở cột sống cổ, cột sống ngực và cột sống thắt lưng. Trong đó, thoái hóa cột sống cổ và cột sống thắt lưng là hai vị trí phổ biến nhất.
Dấu hiệu thoái hóa cột sống
Hiểu được thoái hóa cột sống là gì chưa đủ, cần phải nắm rõ triệu chứng như thế nào? Tùy vào từng giai đoạn, vị trí thoái hóa sẽ có các biểu hiện cụ thể.
Dấu hiệu chung: Thường xuyên cảm thấy đau nhức xương cổ, lưng hay vai gáy vào sáng sớm. Thậm chí, xuất hiện sốt, mệt mỏi và khó thở. Người bệnh đau cột sống âm ỉ và tăng khi phải vận động nhưng giảm khi được nghỉ ngơi. Chân tay cảm thấy yếu đi, tê bì, trường hợp nặng còn ảnh hưởng đến cả dây thần kinh cột sống.
Thoái hóa cột sống thắt lưng: Khi này, người bệnh cảm thấy đau ở khu vực lưng dưới, mông, bẹn và sau đùi. Nếu như không cách điều trị kịp thời sẽ còn gây ra tình trạng đau bắp chân, cẳng chân hay lẫn cả bàn chân.
Thoái hóa đốt sống cổ: Thoái hóa đốt sống cổ sẽ khiến cho khu vực cổ, vai, lưng trên và lưng giữa đau nhức khó chịu. Tình trạng ở giai đoạn nặng còn gây ra dấu hiệu đau ở khu vực cẳng tay, bàn tay thậm chí là ngón tay. Bên cạnh đó, thường xuyên đau đầu cũng là một triệu chứng không nên bỏ qua của bệnh lý này.
Thoái hóa đốt sống ngực: Khi mắc phải thoái hóa cột sống ngực, người bệnh sẽ phải chịu các cơn đau từng vùng lưng giữa và có thể lan đến vùng cổ – vai cũng như cánh tay. Cơn đau dễ dàng xuất hiện nếu như người bệnh thực hiện cúi người về trước hoặc gập lại.
Những ai nguy cơ mắc thoái hóa cột sống
Thoái hóa cột sống là gì và thường xảy ra ở những đối tượng nào? Dưới đây sẽ là một vài người có nguy cơ mắc phải bệnh lý mãn tính này.
Người trên 60 tuổi nguy cơ mắc thoái hóa cột sống cao. Ngoài ra, những trường hợp có tiền sử chấn thương hay viêm xương khớp hoặc làm việc văn phòng hay thường xuyên phải hoạt động thể lực cường độ cao cũng rất nguy cơ xuất hiện thoái hóa cột sống.
Những người dưới 45 tuổi thì nguy cơ thoái hóa cột sống sẽ diễn ra ở nam nhiều hơn là nữ. Đổi lại, nữ giới sau 45 tuổi lại có nguy cơ mắc bệnh lý này cao hơn là nam.
Người béo phì, có cân nặng quá lớn, mất kiểm soát về trọng lượng cơ thể cũng nguy cơ mắc phải thoái hóa cột sống. Khi đó, áp lực sẽ đè nén lên xương, khớp khiến các bộ phận này dễ bị tổn thương hơn so với thông thường.
Nguyên nhân dẫn đến thoái hóa cột sống
Có rất nhiều nguyên nhân thoái hóa cột sống và được chia làm hai nhóm cơ bản là nguyên phát và thứ phát như sau.
Nguyên nhân nguyên phát
Đây cũng là nhóm nguyên nhân hàng đầu dễ dẫn tới tình trạng thoái hóa cột sống nhất. Trong đó, lại được chia làm nhiều lý do cụ thể khác nhau.
Tuổi tác: Tuổi càng cao đồng nghĩa với cấu trúc cột sống không còn nguyên vẹn. khi đó, đĩa đệm thường xuyên nước hơn, bao xơ đĩa đệm dễ bị rách còn dây chằng thì xơ hóa, sụn nhanh mòn đi trông thấy.
Thói quen sinh hoạt: Việc sinh hoạt không lành mạnh, nhất là tư thế không đúng sẽ khiến mọi người mắc thoái hóa cột sống nhiều hơn. Ví dụ như việc thường xuyên ngồi gập lưng, lưng không thẳng hay gối quá cao….
Chế độ ăn uống: Thoái hóa cột sống là gì mà chế độ ăn uống lại ảnh hưởng quan trọng đến vậy? Đương nhiên rồi, Canxi, Magie, Glucosamine hay Collagen đều có lợi cho xương khớp. Nếu như thiếu đi dưỡng chất này đồng nghĩa hệ xương khớp sẽ kém đi ít nhiều. Đặc biệt, ăn uống phản khoa học, nạp nhiều đồ ăn dầu mỡ hay chất kích thích đều không tốt cho cột sống.
>>> Xem thêm: Gai cột sống là gì? Bệnh gai cột sống có chữa được không?
Nguyên nhân thứ phát
Bên cạnh các nguyên nhân nguyên pháp thì vẫn còn một số lý do khiến mọi người mắc phải bệnh lý mãn tính, nhất là ở những người trẻ.
Đặc thù công việc: Sau khi đã nắm được thoái hóa cột sống là gì thì nguyên nhân gây ra bệnh lý này cũng cần phải bổ sung ngay. Một số các công việc đặc thù như ngồi lâu, khuân vác nặng không đúng tư thế sẽ khiến cột sống bị tổn thương. Theo thời gian, nếu không điều chỉnh hay can thiệp sẽ gây tình trạng nặng hơn.
Chấn thương: Hàng loạt các chấn thương trong lúc chơi thể thao hay tham gia giao thông và té ngã cũng là nguyên nhân dẫn tới thoái hóa cột sống. Do đó, cần hết sức lưu ý khi đi lại hay tập luyện thể dục, thể thao.
Thoái hóa cột sống có nguy hiểm không?
Thoái hóa cột sống là gì, có nguy hiểm hay không là một thắc mắc chắc chắn rằng nhiều người bệnh đang băn khoăn đi tìm câu trả lời. Dưới đây là những hệ quả nghiêm trọng của bệnh lý này nếu như tình trạng đã ở giai đoạn nặng.
Biến chứng thoái hóa cột sống cổ
Trường hợp mắc thoái hóa cột sống cổ nhưng không được điều trị kịp thời hoàn toàn có thể để lại nhiều hệ quả nghiêm trọng.
Mất ngủ: Thoái hóa cột sống cổ khiến người bệnh lâm cảnh mệt mỏi, đau nhức kéo dài. Từ đó ảnh hưởng đến tinh thần và giấc ngủ gây tình trạng mất ngủ kéo dài, thậm chí là gia tăng cả nguy cơ đột quỵ vô cùng nguy hiểm.
Hội chứng tăng – giảm huyết áp: Người bệnh thoái hóa cột sống cổ phải chịu sự tăng giảm bất thường của huyết áp. Đôi khi tăng cao nhưng cũng nhiều lúc giảm đột ngột khiến cho sức khỏe bị ảnh hưởng rất nhiều theo chiều tiêu cực.
Rối loạn tiền đình: Thoái hóa cột sống cổ khiến cho máu lưu thông tới não không được trơn tru như bình thường. Điều này rất dễ gây ra tình trạng rối loạn tiền đình với những cơn đau đầu, chóng mặt hay chán ăn.
Thoát vị đĩa đệm: Trường hợp các dây thần kinh chèn ép đến rễ thần kinh còn làm cho tình trạng tê một hoặc hai bên cánh tay xảy ra. Theo thời gian, các bộ phận thoái hóa sẽ chuyển sang thoát vị đĩa đệm gây đau đớn, vận động khó khăn.
Hội chứng cổ – tim: Một khi đốt sống cổ bị thoái hóa và chệch khỏi vị trí ban đầu thì cũng đồng nghĩa với việc cấu trúc cột sống không còn nguyên vẹn. Từ đó, chi phối hoạt động của tim, nguy cơ gây các cơn đau tim đột ngột, rối loạn nhịp tim kéo dài.
Rối loạn dây thần kinh thực vật: Đây là một biến chứng khá nguy hiểm mà người mắc thoái hóa cột sống cổ mắc phải. Việc rối loạn dây thần kinh thực vật sẽ khiến cho người bệnh không thể kiểm soát đại tiểu tiện.
Biến chứng thoái hóa cột sống thắt lưng
Dưới đây là một số các biến chứng sẽ xảy ra mà khi mắc phải thoái hóa cột sống thắt lưng nhưng không được can thiệp đúng và sớm.
Biến dạng cột sống: Tình trạng này khiến cho người bệnh đối mặt với hàng loạt các cơn đau lưng dữ dội, không thể làm việc hay vận động như thường lệ. Thay vào đó là những động tác khom lưng, nghiêng người mỗi khi di chuyển. Theo thời gian, nó sẽ gây ra hiện tượng cong, vẹo cột sống khiến cho sinh hoạt ngày càng khó khăn hơn bao giờ hết.
Chèn ép dây thần kinh: Thoái hóa cột sống thắt lưng khiến cho các dây thần kinh dễ bị chèn ép, từ đó gây ra hiện tượng đau lan tỏa đến các chi. Trường hợp không được can thiệp sớm còn gây đau nhức, thậm chí là bại liệt.
Ảnh hưởng tới thị lực: Thị lực suy giảm hay mắt bị sưng đau và có cảm giác luôn sợ ánh sáng là những gì mà hệ quả của thoái hóa cột sống thắt lưng gây ra. Trường hợp nặng hơn khiến cho tầm nhìn bị thu nhỏ lại và thậm chí là mù lòa.
Chẩn đoán thoái hóa cột sống như thế nào?
Ngoài việc trả lời cho câu hỏi thoái hóa cột sống là gì thì các bác sĩ còn phải tiến hành khám lâm sàng bằng các câu hỏi về triệu chứng, cường độ đau, tiền sử bệnh hay chấn thương… để chẩn đoán. Ngoài ra, người bệnh cũng sẽ được yêu cầu làm một số các xét nghiệm khác như:
Chụp X – quang nhằm xác định người bệnh có tổn thương về xương hay gai xương, mất đĩa hay sụn hay không. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ tiến hành chụp cộng hưởng từ (MRI) với mục đích phát hiện tổn thương tại đĩa đệm, vị trí dây thần kinh cột sống bị thoát vị. Bên cạnh đó, rất có thể còn thực hiện thêm một vài xét nghiệm khác như xét nghiệm máu để loại trừ khi những bệnh lý về xương: Cột sống dính khớp, lao cột sống.
>>> Xem thêm: U cột sống là gì? Dấu hiệu ra sao và điều trị thế nào?
Phương pháp điều trị bệnh thoái hóa cột sống
Tùy vào từng trường hợp có tình trạng nặng nhẹ và nguyên nhân cụ thể sẽ được bác sĩ tiến hành áp dụng các biện pháp chữa trị khác nhau.
Điều trị không phẫu thuật
Với một số các trường hợp thoái hóa cột sống ở giai đoạn nhẹ có thể sử dụng phương pháp điều trị bảo tồn.
Thuốc: Một số các loại thuốc sẽ được sử dụng thường xuyên trong thoái hóa cột sống bao gồm thuốc giãn cơ (cyclobenzaprine), thuốc chống viêm không steroid (NSAID) diclofenac hay tiêm steroid (prednisone). Ngoài ra, còn có thể áp dụng thuốc chống động kinh (gabapentin) nhằm giảm đau do tổn thương thần kinh.
Vật lý trị liệu: Sử dụng các bài tập tăng cường sức mạnh cho vùng lưng hoặc cổ từ chuyên gia. Liệu trình thông thường sẽ kéo dài từ 4-8 tuần tùy vào từng trường hợp.
Thiết bị hỗ trợ y tế: Dùng một số các thiết bị hỗ trợ như đai lưng hay nẹp cổ để giảm đau trong thời gian ngắn cũng như co thắt cơ. Ngoài ra, hoàn toàn có thể sử dụng một số cách khác như liệu pháp nhiệt, lạnh hay siêu âm trị liệu hoặc xoa bóp và châm cứu…
Phẫu thuật
Phẫu thuật sẽ được đưa vào đối với những người bị chèn ép tủy nặng hoặc các trường hợp điều trị bảo tồn không hiệu quả khiến tình trạng chèn ép rễ thần kinh diễn ra mỗi ngày nặng hơn.
Cách phòng ngừa bệnh
Dẫu biết rằng thoái hóa cột sống xảy ra chủ yếu do tuổi tác, nhưng mỗi người vẫn có thể chủ động phòng ngừa bằng cách ăn uống và sinh hoạt khoa học để làm chậm quá trình thoái hóa.
Chế độ dinh dưỡng
Nên bổ sung vitamin, canxi trong các bữa ăn hàng ngày. Đồng thời, uống tối thiểu 1,5 lít nước lọc mỗi ngày và hạn chế các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá nhằm giúp cho xương khớp khỏe mạnh.
Thói quen sinh hoạt
Thường xuyên tập luyện thể thao để tăng cường sức cơ, song cần bảo đảm phù hợp với bản thân cũng như sức khỏe cơ thể. Nên thay đổi tư thế nếu như ngồi hoặc đứng quá lâu do đặc thù công việc. Khi bê, mang, vác vật nặng nên đúng tư thế để giảm áp lực lên cột sống.
Thoái hóa cột sống là gì là vấn đề không còn khó trả lời nữa nếu như mọi người tham khảo thông tin qua bài viết này. Đồng thời, nắm được nguyên nhân cũng như triệu chứng của bệnh để có cách phòng chống hay điều trị kịp thời.
>>> Xem thêm: Điểm danh các bệnh cột sống thường gặp và cách điều trị