iccare.com.vn/
TIN TỨC Y KHOA

U cột sống là gì? Dấu hiệu ra sao và điều trị thế nào?

Sự có mặt của u cột sống bên trong tủy sống hay ống đốt sống và khu vực cột sống dù không phải ung thư cũng sẽ mang đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Bất cứ ai bị u cột sống đều cần được phát hiện kịp thời thông qua các dấu hiệu để thăm khám và có phương án điều trị tốt nhất.

Tổng quan về u cột sống

Nắm bắt thông tin về u cột sống là điều cần thiết, qua đó nhận định được mức độ nguy hiểm cũng như dấu hiệu sớm.

U cột sống là gì?

U cột sống là sự xuất hiện bất thường của các khối mô tại khu vực cột sống, thậm chí là bên trong tủy sống lẫn ống đốt sống. Khi mà các tế bào này phát triển không kiểm soát sẽ tạo thành u ở tủy sống. Nó có thể là khối u nguyên phát hoặc thứ phát, u cột sống lành tính hay ác tính.

U nguyên phát khởi nguồn từ việc tăng sinh mất kiểm soát của các tế bào bên trong hệ thống mô cột sống, có thể là lành tính hoặc ác tính (ung thư). Ngược lại, u thứ phát được hiểu là khối u di căn hay thứ phát từ một khối u ác tính khác, ở một nơi khác di căn đến cột sống.

U cột sống có thể là lành tính hoặc ác tính
U cột sống có thể là lành tính hoặc ác tính

Các loại u cột sống

Có rất nhiều cách phân loại khối u hiện nay, theo vị trí sẽ bao gồm khối u cột sống cổ, u cột sống ngực và u thắt lưng – cùng.

Ngoài ra, khi phân theo cấu trúc tế bào cũng sẽ được chia làm 3 loại u cột sống như:

Ung trong màng cứng, ngoài tủy là loại u phổ biến nhất có xuất phát từ màng nhện. Thông thường, đây là loại u lành tính và vì vị trí khó cắt nên nó có thể tái phát bất cứ khi nào.

U nội tủy là loại u được xuất hiện bên trong tủy sống, vị trí thường gặp nhất là vùng tủy cổ với hai dạng phổ biến:  U tế bào sao hay u tế bào lót ống nội tuỷ. Đây cung là loại u lành tính nhưng sẽ khó phẫu thuật để loại bỏ nó.

U ngoài màng cứng, thông thường là u tế bào Schwann. Nó bắt nguồn từ tế bào bao quanh rễ sợi trục thần kinh hoặc cũng không loại trừ việc là tế bào di căn từ một ung thư khác. Loại u ngoài màng cứng này có thể một nửa nằm trong và một nửa nằm ngoài tủy sống.

>>> Xem thêm: Hẹp ống sống: Nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng và cách điều trị

Dấu hiệu u cột sống

U cột sống dù là lành tính hay ác tính thì các cơn đau lưng được xem là dấu hiệu phổ biến nhất. Cơn đau này sẽ không thay đổi khi vận động, thậm chí là còn nặng hơn khi nằm nghỉ. Ngoài ra, thuốc giảm đau cũng không có hiệu quả cho u cột sống. 

Tùy vào các vị trí mà khối u xuất hiện mà có các triệu chứng như sau: Đau cứng tại cổ và gáy, các cơn đau lưng không phải do chấn thương tạo nên. Bên cạnh đó, người bệnh còn đau nhiều về đêm, chân và tay bị rối loạn xúc  giác. Đồng thời, các chi yếu và khiến di chuyển khó khăn hơn. Thậm chí, nhiều trường hợp còn rối loạn tiêu hóa, mất kiểm soát tiểu tiện và xuất hiện cơn đau dọc theo lưng, mông, sau đùi.

Nguyên nhân gây u cột sống

Cho đến thời điểm hiện tại, các chuyên gia vẫn chưa thể xác định nguyên nhân hình thành u cột sống. Dù vậy thì các yếu tố sau đây vẫn sẽ khiến nguy cơ xuất hiện u cột sống cao như.

Tiếp xúc với hóa chất, chất sinh ung thư

Khi nhiễm phải các chất này, bộ máy di truyền của cơ thể sẽ bị rối loạn. Từ đó gây mất ổn định, không thể kiểm soát và rồi hình thành các khối u khác biệt so với mô xung quanh. 

Suy giảm hệ miễn dịch bẩm sinh hoặc mắc phải

Người bị suy giảm hệ miễn dịch bẩm sinh hay mắc phải được giới chuyên gia đánh giá là dễ mắc u lympho tủy sống cao hơn so với bình thường. Đây cũng là một yếu tố hình thành cho u cột sống.

Yếu tố di truyền

U sợi thần kinh type 2 (u màng nhện hay u tế bào đệm thần kinh) và bệnh Von Hippel-Lindau ( u ở nhiều cơ quan, mạch máu hoặc võng mạc, thận cũng như tuyến thượng thận và cả cột sống). Đây là hai loại u thường gặp ở một số trường hợp có chung huyết thống.

Phương pháp chẩn đoán u cột sống

Khi nghi ngờ u cột sống, bệnh nhân sẽ được bác sĩ thăm khám lâm sàng một cách kỹ lưỡng như triệu chứng đau lưng thế nào? Đồng thời tiến hành kiểm tra một số các xét nghiệm hình ảnh khác như.

Chụp X-quang bằng cách dùng dòng tia x để chụp ảnh các khớp cột sống lẫn khớp của cột sống. Qua đó, xác định được nguyên nhân gây đau lưng như gãy xương hay nhiễm trùng… Tuy nhiên, phương pháp này lại không hiệu quả trong việc chẩn đoán khối u.

Chụp cắt lớp vi tính cột sống CT với mục đích là cho thấy hình dạng và kích thước ống sống cũng như thành phần bên trong đó. Phương pháp này cũng sẽ giúp cho bác sĩ quan sát được cấu trúc xương và phát hiện có khối u hay không?

Chụp MRI nhằm mục đích quan sát cũng như khảo sát tủy sống, rễ thần kinh hay cấu trúc xung quanh u. Đồng thời, đánh giá tốt các loại mô mềm như mô não, mô tủy sống và mô tạng tại vùng xương chậu.

Chụp MRI nhằm khảo sát tủy sống, rễ thần kinh và cấu trúc xương
Chụp MRI nhằm khảo sát tủy sống, rễ thần kinh và cấu trúc xương

Điều trị u cột sống như thế nào?

Điều trị không phẫu thuật

Với những trường hợp có khối u lành tính có triệu chứng nhẹ hoặc không nhưng đổi lại thoái triển sau điều trị thì chưa nên dùng biện pháp phẫu thuật. Một số các phương pháp như: Theo dõi sự thoái triển tự nhiên hay sau khi điều trị với chất xạ trị hoặc chụp MRI cột sống mỗi lần tái khám.

Điều trị phẫu thuật

Việc sử dụng phương pháp phẫu thuật như thế nào sẽ được bác sĩ chỉ định khi u cột sống ở vị trí nào, giai đoạn và loại khối u nào. Thông thường, các khối u di căn sẽ được áp dụng phương án điều trị nhằm bảo tồn, giảm nhẹ và phục hồi là chính. 

Rất nhiều người không khỏi thắc mắc mổ u cột sống có nguy hiểm không? Sự hiệu quả còn tùy thuộc vào loại u cột sống cũng như nhiều yếu tố khác nhau. Điều trị phẫu thuật nếu có thường sẽ là giảm nhẹ các khối mô ác tính tại xương. Đổi lại, các khối mô lành tính thì được phẫu thuật để lấy trọn vẹn và kết hợp liệu pháp phục hồi hậu phẫu nhằm điều trị dứt điểm.

Phẫu thuật cắt u cột sống sẽ được đưa ra trong hoàn cảnh sau:

Xạ trị hoặc hóa trị không đáp ứng hoặc không mang lại hiệu quả cao.

Khối u cột sống gây chèn ép dây thần kinh buộc mổ để giải phóng áp lực.

Cột sống mất vững vì gãy xương bệnh lý (hay được hiểu là gãy xương mà không phải từ chấn thương).

Khối u đã di căn trên cơ thể và có tiên lượng sống thấp.

Phẫu thuật u cột sống khi người bệnh xạ trị không hiệu quả hay khi di căn….
Phẫu thuật u cột sống khi người bệnh xạ trị không hiệu quả hay khi di căn….

Hồi phục hậu phẫu

Thông thường, người bệnh sau khi phẫu thuật u cột sống sẽ được yêu cầu nằm yên trong 1 ngày đầu tiên. 48h sau đó được phép cử động nhẹ nhàng và về nhà trong từ 5-7 ngày tiếp theo. Đồng thời, quá trình hồi phục phẫu thuật sẽ như sau: Trong 6 tuần đầu tiên, nên đi lại nhẹ nhàng và không chơi thể thao. Từ 6-8 tuần tiếp theo, có thể vận động hay tập luyện nhẹ nhàng. Khoảng thời gian từ 8-12 tuần sau đó, bạn có thể tập các môn thể thao đối kháng theo mức độ nhẹ đến nặng mà bác sĩ chỉ định.

>>> Xem thêm: Xẹp đốt sống lưng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Chăm sóc người bệnh u cột sống như thế nào?

Để quá trình phục hồi cũng như mang lại hiệu quả cao sau khi phẫu thuật u cột sống, người bệnh phải có cách chăm sóc khoa học ngay ở viện cho tới khi về nhà. Dùng các dụng cụ hỗ trợ như xe lăn, kích thích cơ bằng điện, dụng cụ cơ học. Phối hợp tập luyện, vận động giữa người bệnh với gia đình theo hướng dẫn của bác sĩ. Đồng thời, tập thở để không lệ thuộc vào máy thở. Ngoài ra, cần có một chế độ ăn khoa học, cung cấp thực phẩm giàu xơ, uống nhiều nước nhằm thuận lợi cho đi đại tiện.

U cột sống lành tính hay ác tính thì đều gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Khi nghi ngờ các dấu hiệu u cột sống cần phải  quan sát, theo dõi và tốt nhất là thăm khám sớm nhất có thể. Qua đó, chẩn đoán bệnh và đặt ra phương án điều trị nếu có. ICCARE là phòng khám tiên phong trong phương pháp điều trị Chiropractic tại Việt Nam, hãy ghé thăm website phòng khám thường xuyên để cập thông tin sức khỏe mới nhất và được tư vấn thăm khám miễn phí nhé!

Đăng ký khám

Hãy liên hệ iCCARE ngay hôm nay, để nhận được giải đáp bất kỳ thắc mắc nào về xương khớp và cột sống.




    X iCCare chăm sóc sức khoẻ
    bền vững cho cả gia đình!
    chat zalo call