iccare.com.vn/
TIN TỨC Y KHOA

Chung sống với gout mạn tính: Làm sao để kiểm soát cơn đau

Bệnh gout mạn tính gây nhiều trở ngại trong sinh hoạt và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh thế nhưng chưa có biện pháp chữa khỏi hoàn toàn. Việc quan trọng là điều trị kịp thời và đúng cách để có thể giúp kiểm soát được các triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra.

Gout mạn tính khiến người bệnh đau đơn và bất tiện
Gout mạn tính khiến người bệnh đau đơn và bất tiện

Bệnh gout mạn tính là gì?

Gout mãn tính xuất hiện khi quá trình sản xuất và loại bỏ acid uric trong cơ thể không được cân bằng, dẫn đến sự tích tụ quá mức và hình thành tinh thể urat tại nhiều vị trí, đặc biệt là các khớp. Tình trạng này khiến người bệnh phải chịu những cơn đau nhức khớp kéo dài, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.

Bệnh gout mạn tính là giai đoạn tiến triển nặng của bệnh gout
Bệnh gout mạn tính là giai đoạn tiến triển nặng của bệnh gout

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, nồng độ acid uric cao có thể dẫn đến sự phát triển từ Gout cấp tính thành Gout mạn tính. Ban đầu, các cơn đau Gout cấp tính xảy ra, và theo thời gian, tần suất cùng mức độ đau của các cơn đau sẽ tăng lên, cuối cùng phát triển thành Gout mạn tính.

Gout có thể tiến triển từ giai đoạn cấp tính sang mãn tính trong vòng vài năm đến hàng chục năm. Trong giai đoạn này, người bệnh có thể không cảm nhận được triệu chứng rõ rệt, nhưng tinh thể urat vẫn tiếp tục tích tụ âm thầm, làm tình trạng bệnh ngày càng nghiêm trọng.

Việc điều trị Gout mạn tính phức tạp và đòi hỏi nhiều thời gian hơn so với Gout cấp tính. Nếu không can thiệp kịp thời, biến chứng của Gout mãn tính có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vì vậy, khi xuất hiện các triệu chứng, người bệnh nên đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Nguyên nhân gây ra Gout mạn tính

Gout mãn tính thường phát triển từ những nguyên nhân chính sau:

  • Sự chủ quan của người bệnh: Một trong những nguyên nhân phổ biến khiến bệnh Gout tiến triển nặng hơn là sự chủ quan của người bệnh. Nhiều người có tâm lý tự tin, không đánh giá đúng mức độ nghiêm trọng của bệnh, và tự ý ngừng điều trị khi thấy triệu chứng thuyên giảm. Điều này dễ dẫn đến biến chứng nghiêm trọng nếu không kiểm soát kịp thời.
Khi thấy triệu chứng Gout thuyên giảm không nên chủ quan
Khi thấy triệu chứng Gout thuyên giảm không nên chủ quan
  • Không phát hiện và điều trị kịp thời: Việc không chẩn đoán và điều trị đúng lúc cơn Gout cấp có thể làm bệnh chuyển từ giai đoạn cấp tính sang mãn tính. Điều này khiến tình trạng bệnh ngày càng tồi tệ nếu không được chăm sóc đúng cách.
  • Chế độ dinh dưỡng không hợp lý: Tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chứa purin và uống nhiều rượu bia là nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh gout mãn tính. Thói quen ăn uống không khoa học góp phần làm tăng nồng độ acid uric trong cơ thể.
  • Sử dụng thuốc không đúng cách: Việc không tuân thủ liệu trình điều trị hoặc sử dụng thuốc sai cách có thể làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Sử dụng thuốc không đúng hướng dẫn của bác sĩ không chỉ không cải thiện bệnh mà còn có thể gây hại thêm.

Việc hiểu rõ và tuân thủ các nguyên tắc điều trị là điều quan trọng để kiểm soát và giảm thiểu nguy cơ biến chứng của gout mãn tính.

Triệu chứng của bệnh Gout mạn tính

Bệnh Gout mạn tính thường gây ra nhiều triệu chứng đáng chú ý như:

  • Viêm khớp mãn tính: Tình trạng viêm tái phát nhiều lần và ngày càng trầm trọng. Viêm có thể bắt đầu từ khớp đầu tiên và lan rộng đến các khớp khác như khớp bàn – ngón chân, khớp ngón chân cái, khớp gối, khớp cổ chân, cổ tay và khuỷu tay. Cơn đau và viêm khớp lâu ngày có thể dẫn đến biến dạng và hủy hoại khớp.
  • Hình thành hạt tophi: Hạt Tophi là một triệu chứng phổ biến ở bệnh nhân Gout mạn tính, xuất hiện do tích tụ muối urat natri trong các mô liên kết. Ban đầu, hạt Tophi có kích thước nhỏ và di chuyển quanh các khớp. Theo thời gian, chúng phát triển lớn hơn và hình thành các khối nổi dưới da. Hạt Tophi không đau, có kích thước thay đổi, hình tròn và rắn. Da che phủ hạt thường mỏng, cho thấy màu trắng nhạt của tinh thể bên trong. Hạt Tophi thường xuất hiện ở khuỷu tay, vành tai, gần các khớp bị tổn thương, bàn tay, bàn chân và cổ tay, gây biến dạng và hạn chế vận động. Nếu hạt bị vỡ, có thể gây nhiễm trùng, viêm và hoại tử.
  • Sỏi thận: Nồng độ acid uric cao kéo dài khiến thận làm việc nhiều hơn để loại bỏ chất dư thừa. Sự tích tụ acid uric trong thận có thể dẫn đến sự kết tinh và lắng đọng của tinh thể urat, gây ra sỏi thận. Tình trạng này không chỉ gây đau đớn mà còn đe dọa sức khỏe thận nếu không được điều trị kịp thời.
Sỏi thận là triệu phổ biến do Gout mạn tính gây ra
Sỏi thận là triệu phổ biến do Gout mạn tính gây ra

Hiểu rõ các triệu chứng của Gout mạn tính giúp người bệnh chủ động theo dõi và kiểm soát bệnh, đồng thời tránh các biến chứng nguy hiểm. Nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Những biến chứng nguy hiểm của Gout mạn tính

Bệnh Gout mạn tính không chỉ gây đau đớn và khó chịu mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Dưới đây là một số biến chứng phổ biến:

  • Tổn thương thận: Nồng độ acid uric quá cao gây suy giảm chức năng thận và hệ tiết niệu. Các tinh thể muối urat lắng đọng gây sỏi thận, tắc ống thận và viêm khe thận. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh nhân có nguy cơ cao bị suy thận hoặc nhiễm độc thận.
  • Nguy cơ tim mạch: Tinh thể muối urat lắng đọng trong lòng mạch, cản trở lưu thông máu, gây tổn thương mạch máu, đau tim và viêm màng cơ tim. Nguy hiểm hơn, các tinh thể này có thể tích tụ tại mạch máu não, tăng nguy cơ đột quỵ, đe dọa tính mạng.
  • Tổn thương khớp: Bệnh Gout mạn tính đặc trưng bởi sự xuất hiện của các cục tophi ở khớp, gây ăn mòn da và làm hỏng mô sụn. Tình trạng này không chỉ gây đau đớn mà còn dẫn đến biến dạng khớp. Nhiều trường hợp, khớp bị phá hủy hoàn toàn, dẫn đến bại liệt.
  • Các biến chứng khác: Bệnh Gout mạn tính còn ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác trong cơ thể như mắt (khô mắt, đục thủy tinh thể), thần kinh (rối loạn cảm xúc), và đường tiêu hóa (viêm loét dạ dày tá tràng). Việc sử dụng thuốc điều trị gout kéo dài cũng tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.

Cách kiểm soát Gout mạn tính

Để phòng ngừa tái phát cơn Gout, lắng đọng urat và các biến chứng nguy hiểm, người bệnh cần kiểm soát tốt nồng độ acid uric trong máu và điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng:

Người bị Gout cần kiểm soát chế độ ăn uống
Người bị Gout cần kiểm soát chế độ ăn uống
  • Tránh thực phẩm giàu purin: Hạn chế tiêu thụ tạng động vật, thịt đỏ, cá, tôm và cua. Những thực phẩm này chứa nhiều purin, có thể làm tăng nồng độ acid uric.
  • Chế độ ăn uống hợp lý: Nên ăn trứng, hoa quả và lượng thịt không quá 150g mỗi ngày. Tránh uống rượu và các đồ uống có cồn.
  • Cho khớp nghỉ ngơi trong cơn đau: Khi đau khớp do gout, tuyệt đối để khớp nghỉ ngơi. Vận động sẽ làm phóng thích nhiều tinh thể muối urat vào trong khớp, gây sưng đau nặng hơn. Nằm nghỉ ngơi hoặc cố định khớp bằng nẹp hay bột sẽ giúp giảm đau hiệu quả.
  • Chế độ hoạt động phù hợp và kiểm soát cân nặng: Tránh làm việc quá sức để khớp không bị hư hại thêm. Cần giảm cân để tránh béo phì, và vận động nhẹ nhàng, thường xuyên để duy trì sức khỏe xương khớp.
  • Giữ ấm cơ thể: Tránh để lạnh, tránh dầm mưa lạnh và giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng.
  • Ngâm chân nước nóng: Thực hiện ngâm chân nước nóng hàng tối, nhưng tránh dùng nước quá nóng hoặc ngâm khi bị viêm cấp.
  • Uống nhiều nước: Uống nước đầy đủ giúp tăng lượng nước tiểu và hạn chế lắng đọng urat trong đường tiết niệu.

Ngoài ra, việc kết hợp liệu pháp Chiropractic tại iCCARE và vật lý trị liệu có thể giúp giảm đau và phục hồi chức năng khớp nhanh chóng. Trị liệu thần kinh cột sống Chiropractic giúp điều chỉnh sự lệch lạc của cột sống, giảm áp lực lên các khớp, cải thiện tuần hoàn máu và kích thích cơ chế tự chữa lành của cơ thể. Vật lý trị liệu hỗ trợ giảm đau, tăng cường cơ bắp và khôi phục chức năng khớp, giúp người bệnh trở lại cuộc sống bình thường một cách nhanh chóng. Để biết thêm chi tiết về dịch vụ chữa trị tại Phòng Khám iCCARE, vui lòng liên hệ hotline 096 393 1999 để được tư vấn và đặt lịch thăm khám.

>>> Xem ngay: Cách điều trị Gout (Gút) theo phác đồ điều trị mới nhất: Giảm đau nhanh và hiệu quả

Đăng ký khám

Hãy liên hệ iCCARE ngay hôm nay, để nhận được giải đáp bất kỳ thắc mắc nào về xương khớp và cột sống.




    chat zalo call