Gãy cột sống có thể là do chấn thương hay loãng xương gây ra khiến cho người bệnh gặp nguy hiểm về khả năng vận động của mình. Tìm hiểu cách sơ cứu gãy cột sống để có thể giúp cho phương pháp điều trị được hiệu quả nhất.
Gãy cột sống là gì?
Gãy cột sống hay còn được gọi là gãy xương sống, thường chấn thương nặng như tai nạn giao thông, té ngã hay chơi thể thao gây ra. Có hai cơ chế gây gãy cột sống là trực tiếp và gián tiếp. Trong đó, trực tiếp được hiểu như vật cứng va đập vào hay té ngã làm ưỡn hoặc gập quá mức dẫn tới gãy cột sống. Ngược lại, gián tiếp là do áp lực theo trục dọc từ trên xuống hay từ dưới lên. Ví dụ như vật nặng rơi vào bả vai làm gãy cột sống.
Gãy cột sống có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể, nhưng khu vực cổ – thắt lưng và lưng – gãy cột sống thắt lưng được xem là dễ mắc nhất. Đơn giản, đây là những điểm yếu – nơi tiếp giáp giữa đốt sống di động và ít di động. Thông thường, tổn thương diễn ra ở một hay 2-3 đốt sống liền hoặc không liền nhau.
Dấu hiệu gãy cột sống
Tùy vào từng loại gãy cột sống cũng như mức độ và tình trạng sẽ có các biểu hiện khác nhau.
Gãy xương cột sống không liệt tủy
Gãy cột sống không liệt tủy, không có biến chứng về thần kinh bao gồm xẹp đốt sống, gãy đốt sống trật khớp… Khi này, đĩa đệm của đốt sống bị tổn thương, các dây chằng giãn hay đứt. Đồng nghĩa, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau đớn ở một hay hai gai cột sống. Các hoạt động hằng ngày bị hạn chế bởi đau, kể cả khi nằm cử động nhẹ cũng sẽ thấy đau nhói.
Ngoài ra, cột sống của người bệnh cũng sẽ bị biến dạng, nếu như nằm nghiêng còn xuất hiện phần gai cột sống hơi gồ ra phía sau. Phần giữa hai mấu gai bị rộng toạc ra, bầm tím, sưng nề. Ngược lại, các trường hợp gãy cột sống nhẹ, không gây biến dạng, đau ít thì phải chụp X-quang mới có thể phát hiện.
Gãy xương cột sống liệt tủy
Được hiểu là các chấn thương gây dập tủy, chấn động tủy, chảy máu tủy, tổn thương đuôi ngựa… Triệu chứng điển hình ở dạng gãy cột sống liệt tủy là liệt chi. Thậm chí nếu như bị gãy ở vùng cổ cao thì thậm chí là liệt cả 4 chi. Trường hợp gãy ở vùng cổ thấp thì sẽ bị liệt 2 chi dưới hoặc 1/2 chi, gãy vùng lưng hay thắt lưng thì 2 chi dưới bị liệt.
Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể bị liệt cả cảm giác vận động lẫn cơ thắt (bí đại, tiểu tiện). Bên cạnh đó, căn cứ vào vị trí cũng như mức độ tổn thương của tủy còn gây rối loạn tri giác, hô hấp, tim mạch và nói khó, nuốt khó…
>>> Xem thêm: Viêm cột sống dính khớp: Chi tiết nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
Nguyên nhân gãy cột sống
Phần lớn nguyên nhân dẫn tới gãy cột sống là do chấn thương nặng bị tác động lên như tai nạn giao thông, té ngã trầm trọng, chấn thương khi chơi thể thao, chấn thương do lao động gây ra. Bên cạnh đó, loãng xương cũng dẫn tới gãy cột sống do mật độ canxi mất đi và giảm khả năng chống đỡ cơ thể theo thời gian.
Cách cơ cứu người bị gãy cột sống
Khi người bệnh bị gãy cột sống thì trước tiên sơ cứu được xem là rất quan trọng để điều trị. Khi đó, người bệnh thường sẽ bị chấn thương rất nặng ảnh hưởng đến tủy sống hay các vị trí khác trên cơ thể hoặc nội tạng bên trong. Do đó, nên quan sát, tìm kiếm tổn thương và tránh tình trạng sốc trước khi di chuyển. Không nên động mạnh hay đỡ bệnh nhân ngồi dậy.
Việc chở người bị gãy cột sống vô cùng quan trọng bởi nếu như không tốt sẽ khiến cho tình trạng nặng hơn. Đặc biệt là trường hợp gãy cột sống cổ cao có thể gây ra tử vong do kích thích hành tủy khi di chuyển quá mạnh.
Tuyệt đối không di chuyển bệnh nhân bằng cáng vải, thay vào đó là cáng cứng, tấm phản. Bởi cáng vải sẽ khiến cho cột sống gập lại, vô cùng nguy hiểm. Khi bệnh nhân gãy đốt sống cổ thì đặt gối nhỏ dưới cổ, đồng thời hai bên cổ đầu nên có gối đỡ tránh tình trạng cổ khỏi bị lệch bên.
Chẩn đoán gãy cột sống
Gãy xương cột sống sẽ được chẩn đoán lâm sàng và tiến hành kiểm tra các xét nghiệm hình ảnh dưới đây.
Chẩn đoán lâm sàng
Đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng khi hỏi bệnh nhân hay người giám hộ về tiền sử bệnh, có bị va đập hay chấn thương gì không? Xem xét tình trạng đau lưng, sưng tấy và tư thế của cơ thể nhằm xác định tình trạng gãy cột sống.
Ngoài ra, người bệnh còn được kiểm tra tình trạng thần kinh về khả năng di chuyển và cảm nhận vị trí ở tay hay chân. Qua đó, xác định được tổn thương có nghiêm trọng đến tủy sống hay dây thần kinh riêng lẻ hay không? Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể kiểm tra thêm khả năng tiểu tiện, đại tiện hay chức năng bàng quang để xem liệu có hoạt động bình thường hay mất kiểm soát do tổn thương tủy sống.
Chẩn đoán cận lâm sàng
Chụp X – quang cột sống để nắm bắt được phần nào của xương bị gãy cũng như độ lệch đang ở tình trạng như thế nào.
Chụp cộng hưởng từ với mục đích vết gãy có ảnh hưởng đến đĩa đệm, phần mềm và đặc biệt là tủy sống.
Chụp cắt lớp vi tính được đưa vào khi tình trạng gãy cột sống nghiêm trọng phải phẫu thuật.
Kiểm tra đo mật độ xương để kiểm tra việc gãy cột sống có phải do loãng xương gây ra không?
Điều trị gãy cột sống
Gãy cột sống có chữa được không là thắc mắc của rất nhiều bệnh nhân. Tùy vào từng tình trạng gãy cột sống và mức độ nguy hiểm sẽ có cách điều trị khác nhau và mang lại hiệu quả cũng khác nhau.
Điều trị gãy cột sống không liệt tủy
Trường hợp bị gãy cột sống, gãy đốt sống lưng và gãy gãy đốt sống lưng cao thì sẽ được nằm với tư thế cổ hơi ưỡn ra đằng sau. Rồi bó bột cố định và phải nằm im trong vòng 2-3 tiếng.
Trường hợp gãy cột sống lưng – thắt lưng không bị liệt tủy thì có thể được áp dụng phương pháp nắn Boehler. Kéo cột sống ưỡn tối đa và bó bột bất động trong khoảng 3 tháng. Bên cạnh đó, cũng có thể thực hiện phẫu thuật để chỉnh hình xương sống đồng thời kết hợp tập phục hồi hậu phẫu.
Điều trị gãy cột sống liệt tủy
Trong trường hợp gãy cột sống bị liệt tủy nặng, dập nát không thể phục hồi phải nằm một chỗ thì sẽ cần điều trị toàn thân, chống loét và chống nhiễm khuẩn đường tiết niệu hoặc chống bội nhiễm phổi…
Biện pháp giảm nguy cơ gãy cột sống
Để có thể hạn chế nguy cơ gãy cột sống thì mỗi người nên chú trọng vào nhiều yếu tố khác nhau mỗi ngày. Ví dụ như luôn thắt dây an toàn khi lái xe, không chơi các môn thể thao hay tập luyện các bài nguy hiểm. Sử dụng bảo hộ khi chơi thể thao, dụng cụ đi khi cho người già để tránh tình trạng té ngã. Ngoài ra, nên có chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung canxi nhằm chắc khỏe xương hơn.
Gãy xương cột sống rõ ràng không chỉ gây đau đớn cho người bệnh mà còn ảnh hưởng đến khả năng vận động. Tốt hơn hết nên phòng ngừa gãy cột sống bằng việc tuân thủ chế độ sinh hoạt, làm việc và tập luyện một cách an toàn nhất. Hãy ghé thăm phòng khám xương khớp cột sống ICCARE nhận tư vấn miễn phí và cật nhật thông tin sức khỏe mới nhất nhé!
>>> Xem thêm: U cột sống là gì? Dấu hiệu ra sao và điều trị thế nào?