Gai đốt sống cổ là một dạng thoái hóa cột sống có tiến triển chậm mà nhiều nhiều không để ý. Một khi tình trạng đã trở nặng khiến cái gai xương mọc ra khiến người bệnh vô cùng đau đớn và gặp khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày, thậm chí là bại liệt. Cùng phòng khám chiropractic hà nội tìm hiểu bị gai đốt sống cổ có chữa được không và những trường hợp nào nguy cơ mắc bệnh cao?
Tổng quan về bệnh gai đốt sống cổ
Để có thể nắm được các thông tin về bệnh gai đốt sống cổ thì cần phải hiểu đó là bệnh lý như thế nào và dấu hiệu ra sao?
Gai đốt sống cổ là bệnh gì?
Gai đốt sống cổ được hiểu là tình trạng thoái hóa đốt sống cổ khiến khớp, xương sụn bị mòn đi, đĩa đệm xẹp xuống và dây chằng nối hai đốt sống với nhau bị giãn ra. Khi đó, cơ thể sẽ tự bổ sung canxi để tăng cường diện tích tiếp xúc giữa hai thân đốt sống.
Theo thời gian, canxi sẽ tích tụ lại và dần mọc ra các gai xương, mỏm xương hình thành quanh đĩa đệm thoát vị ở mặt trước và bên của vùng cột sống cổ.
Ở giai đoạn nhẹ, các triệu chứng chưa rõ ràng nhưng khi đã tiến triển nặng thì gai đốt sống cổ chèn dây thần kinh và tủy sống.
Dấu hiệu của gai đốt sống cổ
Các dấu hiệu của người bị gai đốt sống cổ có thể kể tới như:
Các cơn đau xuất hiện liên tục và ê ẩm.
Vùng vai gáy bị đau kèm nhức mỏi bả vai.
Có tình trạng tê, ngứa ran ở cánh tay và lan xuống ngón tay.
Mỗi khi ngủ dậy có hiện tượng cứng, đau cổ không thể quay sang trái, phải mà cần phải xoay cả người.
Có hiện tượng đau nửa đầu, đau buốt trên đỉnh đầu.
Ngoài ra, còn xuất hiện tình trạng chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi.
Trường hợp kèm theo cả thoát vị đĩa đệm vùng cổ thì các rễ thần kinh có thể bị chèn ép dẫn tới việc bị bại liệt một hay cả hai cánh tay và rối loạn cảm giác tứ chi thần kinh thực vật.
Nguyên nhân bị gai đốt sống cổ
Thông thường, gai đốt sống cổ sẽ xuất phát từ hai nguyên nhân chính là thoái hóa tự nhiên và yếu tố bệnh lý.
Viêm xương khớp
Viêm xương khớp thường kích thích các tế bào xương mới và gây ra lắng đọng ở khu vực bị tổn thương rồi tạo nên gai xương.
Lắng đọng Canxi
Khi canxi bị dư thừa mà cơ thể không thể hấp thụ hết thì đĩa đệm rất dễ bị xẹp. Lúc này, đốt xương sống sẽ giãn ra và bắt đầu hình thành các mỏm gai xương quanh cột sống. Và nó thường xuất hiện ở những người cao tuổi.
Thoái hóa cột sống cổ
Thoái hóa cột sống khiến cho sụn, khớp bị bào mòn, đĩa đệm xẹp xuống gây thoát vị đĩa đệm rồi dẫn tới sự biến đổi về cột sống, các tổ chức quanh đĩa đệm và xuất hiện các gai xương.
Chấn thương vùng cổ
Các tai nạn trong lao động, giao thông, chơi thể thao… khiến xương bị vỡ, nứt, nẻ. Theo thời gian, quá trình làm lành sẽ cung cấp thêm canxi rồi dư thừa và xuất hiện nên các gai xương.
>>> Xem thêm: Thoái hóa đốt sống cổ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả
Những ai thường bị gai đốt sống cổ?
Các đối tượng dưới đây sẽ có nguy cơ mắc gai đốt sống cổ cao hơn bình thường, có thể kể tới là:
Nam giới, thường tăng mức độ mắc bệnh gai đốt sống cổ theo tuổi do lão hóa cột sống và lắng đọng canxi.
Những người trên 35 tuổi.
Người lao động, khuân vác nặng hay đi đứng sai tư thế.
Người đã từng bị chấn thương ở sụn khớp.
Những người bị viêm cột sống mãn tính.
Người béo phì, hoạt động quá mạnh và lạm dụng các chất kích thích.
Bị gai đốt sống cổ khi nào nên thăm khám?
Khi bị gai đốt sống cổ, người bệnh tốt hơn hết nên thăm khám sớm với các biểu hiện như:
Đau cổ, đau đầu và sốt.
Cứng cổ, không thể cúi hay chạm vào ngực.
Chân tay bị tê, yếu.
Các cơn đau không thuyên giảm mặc dù đã điều trị.
Một số trường hợp gặp tình trạng tê yếu đột ngột thì nên đi khám vì nó có thể ảnh hưởng đến dây thần kinh vĩnh viễn.
Chẩn đoán gai đốt sống cổ
Ngoài các triệu chứng, tiền sử bệnh khi khám lâm sàng thì người bệnh sẽ được kiểm tra để chẩn đoán chính xác bệnh.
Chụp cắt lớp vi tính: Nhằm thấy được kích thước, tình trạng của đốt sống lẫn các cấu trúc xung quanh. Ngoài ra, có thể phát hiện các bất thường của xương như gai xương hay loãng xương.
Chụp X-quang: Nhằm xác định được vị trí, tình trạng và mức độ ảnh hưởng của khu vực xương bị tổn thương.
Chụp cộng hưởng từ: Để xác định tổn thương của đĩa sụn và các dây thần kinh bị chèn ép.
Xét nghiệm điện học: Để đo tốc độ thần kinh gửi thông tin điện về não hoặc các bộ phận tay chân. Từ đó, xác định được tình trạng chấn thương của dây thần kinh cột sống, đồng thời loại trừ các nguyên nhân khác.
Xét nghiệm máu: Nhằm chẩn đoán loại trừ đau cột sống do nguyên nhân khác.
Cách điều trị gai đốt sống cổ
Căn cứ vào tình hình bệnh lý của mỗi người sẽ có các phương pháp điều trị gai đốt sống cổ khác nhau.
Chườm nhiệt
Trường hợp bị sưng, viêm, đau nhức thì người bệnh hoàn toàn dùng đá hay nước lạnh chườm để gây tê và giảm đau. Đổi lại, khi cột sống bị đau, cứng cơ thì nên chườm nhiệt để giãn cơ và giảm đau. Có thể nói đây là một trong những mẹo chữa gai đốt sống cổ đơn giản mà hiệu quả.
Điều trị bằng thuốc
Tùy vào nguyên nhân gây bệnh cũng như là tình trạng hiện tại thì bác sĩ sẽ kê đơn thuốc khác nhau. Một số các loại thuốc có thể kể tới là: Paracetamol, Tramadol, giảm đau chống viêm không steroid liều thấp, thuốc giãn cơ, tiêm Glucocorticoid cạnh cột sống….
Vật lý trị liệu
Sử dụng các bài tập theo hướng dẫn của bác sĩ để tăng cường sức mạnh xương khớp, giảm đau và kéo giãn cột sống và linh hoạt ở cổ.
Trị liệu thần kinh cột sống chiropractic
Đây là một phương pháp bảo tồn mà các nước tiên tiến đánh giá cao trong điều trị gai đốt sống cổ. Theo đó, bác sĩ sẽ dùng lực tay để tác động chính xác vùng đốt sống cổ bị sai lệch nhằm giảm đau và đưa về tư thế tự nhiên. Rồi tăng khả năng phục hồi mạnh mẽ cho bệnh nhân.
Phẫu thuật
Khi mà các phương pháp bảo tồn dần không mang lại hiệu quả và bệnh tình ngày càng trầm trọng thì phẫu thuật sẽ được tính tới. Các phương án phẫu thuật điển hình.
Phẫu thuật cắt bỏ gai xương: Với mục đích là cắt loại bỏ các gai xương, các mô chèn ép dây thần kinh để tạo không gian cho dây thần kinh cột sống, đồng thời hạn chế các triệu chứng thần kinh.
Phẫu thuật qua vết mổ khu vực trước cổ: Bỏ đi các gai xương xung quanh đĩa đệm đốt sống cổ qua vết mổ ở đằng trước cổ.
Phẫu thuật qua vết mổ đằng sau cổ: Loại bỏ một phần xương gần cột sống nhằm giảm áp lực lên tủy sống, hỗ trợ chữa lành tổn thương ở tủy.
Gai đốt sống cổ là một bệnh lý phổ biến hiện nay, nhưng để phát hiện thì không hẳn ai cũng nắm rõ. Trên đây là một số các dấu hiệu của bệnh gai đốt sống cổ và cách điều trị hiệu quả. Chắc chắn, thông tin này sẽ giúp người bệnh có thể giảm đau và kiểm soát tình hình.
>>> Xem thêm: Đốt sống cổ bị thói quen sử dụng điện thoại làm hại như thế nào?