iccare.com.vn/
TIN TỨC Y KHOA

Đau lưng dưới: Nguyên nhân, triệu chứng phương pháp chuẩn đoán và điều trị

Đau lưng dưới hiện đang đang xuất hiện ở rất nhiều người trẻ khiến họ đang lầm tưởng chỉ là làm việc quá sức hay ngồi sai tư thế. Song, đôi khi đó lại là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau. Cùng phòng khám ICCARE tìm hiểu về nguyên nhân đau lưng dưới gần mông của nam và nữ giới, đồng thời tổng hợp cách điều trị hiệu quả tránh biến chứng không lường.

Tổng quan về đau lưng dưới

Dưới đây là một vài thông tin cơ bản về đau lưng dưới ở nam và nữ giới mà nhiều người vẫn chưa thể nắm bắt.

Đau lưng dưới là gì?

Đau lưng dưới là tình trạng đau mỏi vùng lưng dưới bao gồm 5 đốt sống từ L1 – L5. Cơn đau có thể diễn ra âm ỉ cho tới dữ dội và thực tế khi bệnh lý đã chuyển nặng sẽ khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu và phiền toái trong sinh hoạt hằng ngày.

Lưng dưới là vị trí có nhiệm vụ quan trọng nâng đỡ và tạo đường cong cơ thể. Bên cạnh đó là cầu nối truyền tải tín hiệu của não tới chân giúp con người dễ dàng trong việc di chuyển lên, xuống, sang ngang, phải…

Đau lưng dưới là đau ở vùng lưng dưới từ L1-L5
Đau lưng dưới là đau ở vùng lưng dưới từ L1-L5

Các loại đau lưng dưới

Thông thường, đau lưng dưới sẽ được chia làm 3 loại cơ bản như sau.

  • Đau lưng dưới cấp tính dưới 6 tuần.
  • Đau lưng dưới bán cấp tính từ 6-12 tuần.
  • Đau lưng dưới mạn tính, là khi mà người bệnh đã bị đau trên 12 tuần và bắt đầu bước vào giai đoạn nặng hơn.

Các triệu chứng của đau lưng dưới

Tùy vào nguyên nhân cũng như mức độ đau của người bệnh thì đau lưng dưới bên phải hay đau lưng dưới bên trái sẽ có các triệu chứng khác nhau. Thông thường, các biểu hiện của đau lưng dưới bao gồm.

  • Đau đột ngột hay âm ỉ tại khu vực lưng dưới.
  • Đau đớn xảy ra khi đứng lâu, mang vác đồ nặng.
  • Xuất hiện đau lưng dưới gần mông, đùi, chân.. và gây ra cảm giác tê bì, ngứa ran.
  • Có thể xuất hiện đau tại 2 bên cơ cạnh cột sống hay cũng có thể lan ra phía trước bụng.
  • Đau đớn gia tăng khi vận động nhiều, cúi, đứng hay ngồi lâu.
  • Một số trường hợp cũng sẽ xuất hiện đau khi nghỉ ngơi, về đêm.
  • Đau lưng nặng và nguy hiểm khi kèm triệu chứng yếu, liệt 2 chân, đi lại khó khăn, mất kiểm soát đi tiểu, sốt cao…

>>> Xem thêm: Bị đau lưng dưới gần mông ở nữ giới là bệnh gì? nguyên nhân do đâu?

Đau lưng dưới nguyên nhân do đâu?

Đau lưng dưới ở nam giới hay nữ giới đều có rất nhiều các nguyên nhân khác nhau.

Thoái hóa cột sống

Thoái hóa cột sống là một bệnh lý mãn tính do thoái hóa đĩa đệm và đốt sống. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng đau lưng dưới phổ biến hiện nay. Qua đó, khiến cho người bệnh cảm thấy đau âm ỉ vùng lưng dưới và trầm trọng hơn khi thực hiện cúi người, bưng đồ nặng hay khi đứng hoặc ngồi lâu.

Một khi bệnh đã tiến triển nặng hơn còn gây ra các cơn đau ở gần mông, đùi và bắp chân, thậm chí là lan xuống cả bàn chân với cảm giác tê bì, châm chích.

Thoái hóa cột sống là một trong những nguyên nhân đau lưng dưới
Thoái hóa cột sống là một trong những nguyên nhân đau lưng dưới

Thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là một trong những nguyên nhân khiến bạn đau lưng dưới. Đó là tình trạng mà khi nhân nhầy ở đĩa đệm bị thoát ra ngoài chèn ép lên các dây thần kinh. Tình trạng bệnh này hoàn toàn có thể xảy ra ở cả người cao tuổi lần người trẻ.

Hẹp ống sống

Hẹp ống sống thường diễn ra ở người trên 50 tuổi làm cho ống sống bị hẹp lại, chèn ép lên rễ thần kinh và tủy sống. Từ đó, khiến cho các cơn đau lưng dưới xuất hiện với mức độ âm ỉ hay dữ dội, đặc biệt là tăng lên khi đi bộ, làm việc nặng nhọc, cúi người, mang vác.

Loãng xương

Loãng xương là khi mà chất lượng, khối lượng và mật độ của xương bị giảm đi khiến cho xương dễ bị gãy khi chấn thương. Loãng xương thường xảy ra ở người cao tuổi, phụ nữ sau mãn kinh và suy dinh dưỡng.

Loãng xương sẽ khiến cho đau vùng lưng dưới với vị trí điển hình là trên của cột sống thắt lưng ngang mức L1, T12. Gãy xương bởi loãng xương có thể gây ra tình trạng chèn ép tủy sống rồi dẫn tới bị yếu liệt, mất cảm giảm 2 chân hay rối loạn đi tiểu. Khi này, bệnh nhân cần phải nhập viện càng sớm càng tốt.

Chấn thương

Chấn thương do chơi thể thao, tập thể dục hay tai nạn đều có thể khiến bạn bị thoát bị đĩa đệm, thoái hóa cột sống hay bong gân. Trong đó, bóng gân rất dễ dẫn tới việc đau lưng dưới mặc cho đã chịu tác động mạnh bất ngờ không gây trật khớp hay gãy xương.

Ung thư

Ung thư di căn vùng cột sống thắt lưng cũng sẽ khiến cho người bệnh cảm thấy đau vùng lưng dưới. Các cơn đau âm ỉ hay cũng có thể là kéo dài, đau khi nghỉ ngơi và cả đêm nữa. Một số trường hợp còn bị chèn ép dây thần kinh nên sẽ đau lan cả xuống đùi, chân và bàn chân.

Nếu như người lớn tuổi kèm theo tiền sử ung thư, sụt cân không rõ nguyên nhân, không đáp ứng điều trị sau 1 tháng cần phải đi khám ngay.

Viêm cột sống dính khớp

Đây là một bệnh lý tự miễn, gây viêm mạn tính kéo dài khiến cho vùng mông hay lưng dưới bị đau nhiều về đêm hay gần sáng. Đặc biệt là đau khi nghỉ ngơi và giảm khi vận động và thường có triệu chứng cứng lưng vào buổi sáng.

Biến chứng khi bị đau lưng dưới

Đau lưng dưới không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể biến chứng nguy hiểm.

  • Chèn ép tủy sống: Có thể nói đây là biến chứng nguy hiểm nhất của đau lưng dưới khiến người bệnh yếu chân tay, giảm cảm giác và tiểu tiện không tự chủ.
  • Đau lưng dưới mãn tính: Đối với những cơn đau lưng dưới ở mức độ nhẹ có nguy cơ chuyển mãn tính với thời gian đau kéo dài, làm giảm chất lượng sống.
  • Biến chứng khác: Đau lưng dưới còn có thể gây ra việc teo cơ đùi, cơ cẳng chân hay làm hạn chế vận động, thậm chí dẫn đến liệt.

Những ai bị đau lưng dưới?

Các đối tượng dưới đây đều là nhóm người có nguy cơ bị đau lưng dưới rất cao.

  • Người cao tuổi: Người trong độ tuổi từ 30-50 có nguy cơ đau lưng dưới cao. Khi tuổi càng cao thì sức mạnh giảm, loãng xương tăng, đĩa đệm giảm tính linh hoạt lẫn khả năng nâng đỡ. Từ đó, hẹp ống sống cũng tăng theo tuổi.
  • Người lười tập luyện: Việc không tập thể dụng nhẹ nhàng thường xuyên cũng là nhóm người dễ đau lưng dưới. Vận động sẽ giúp cho đĩa đệm, xương khớp linh hoạt và dẻo dai.
  • Người mang thai: Khi mang thai, phụ nữ rất dễ đau lưng dưới do sự thay đổi về xương chậu để thích nghi với trọng lượng thai nhi.
  • Người béo phì, tăng cân: Khi trọng lượng tăng đột ngột khiến áp lực dồn xuống thắt lưng từ đó dẫn tới đau lưng dưới.
Người béo phì có nguy cơ cao đau lưng dưới
Người béo phì có nguy cơ cao đau lưng dưới
  • Di truyền: Người có thành viên gia đình mắc các bệnh lý về xương khớp cũng sẽ gây ra tình trạng đau lưng dưới.
  • Công việc đặc thù: Một số người phải mang vác, khuân đồ không đúng tư thế cũng sẽ khiến tình trạng đau lưng dưới xảy ra. Bên cạnh đó, công việc văn phòng, ít vận động cũng là một nhóm người nguy cơ đau lưng dưới cao.
  • Đeo ba lô quá nặng: Việc đeo lô nặng khiến cơ lưng bị căng cứng và mỏi rồi đau. Khuyến cáo không nên cho trẻ em đeo cặp hay túi quá 15-20% trọng lượng cơ thể.

Phương pháp chẩn đoán đau lưng dưới

Dưới đây là một số các phương pháp chẩn đoán tình trạng đau lưng dưới điển hình.

  • Xét nghiệm máu: Đánh giá tình trạng viêm đối với những người nghi ngờ đau lưng dưới do viêm, nhiễm trùng hay ung thư. Ngoài ra, nó còn đánh giá được tình trạng thiếu máu – Một hiện tượng phổ biến ở người ung thư.
  • Chụp X-quang: Để phát hiện các điểm bất thường như gai xương, xơ xương dưới sụn hay hẹp khoảng gian đốt sống hoặc là gãy xương đốt sống….
  • Chụp cộng hưởng từ (chụp MRI): Nhằm phát hiện các mô mềm như hệ thống cơ, dây chằng hay đĩa đệm. Khi nghi ngờ bệnh nhân đau lưng dưới do nhiễm trùng, ung thư di căn hay đau lưng kéo dài không đáp ứng với điều trị hoặc biến chứng nguy hiểm là yếu liệt 2 chân, đi tiêu tiểu không kiểm soát thì nên áp dụng.
  • Chụp CT: Để nhìn rõ các xương đốt sống từ nhiều góc độ khác nhau rồi phát hiện các tổn thương bên trong cột sống.
  • Đo điện cơ (EMG): Với mục đích là đo xung điện từ các dây thần kinh tạo ra, rồi xác định chèn ép dây thần kinh do thoát vị đĩa đệm hay là bệnh lý hẹp ống sống.
  • Đo mật độ xương: Kiểm tra mật độ xương nhằm loại trừ nguyên nhân loãng xương.

Cách điều trị đau lưng dưới

Căn cứ vào tình trạng và nguyên nhân để có các phương pháp điều trị đau lưng dưới hiệu quả.

Điều trị tại nhà

Sau khi phát hiện đau lưng dưới trong khoảng 72 giờ đầu tiên nên áp dụng các phương pháp như: Thư giãn, nghỉ ngơi, chườm lạnh, xoa bóp khu vực đau, hay dùng thuốc giảm đau. Nên nhớ chỉ dùng thuốc khi đã có sự chỉ định của bác sĩ.

Dùng thuốc

Khi tình trạng đau lưng dưới chưa thuyên giảm mặc dù đã điều trị bằng thuốc giảm giảm đau không kê đơn thì nên sử dụng loại thuốc giảm đau mạnh hơn như nhóm chứa tramadol (ultracet, pregabalin hoặc gabapentin). Lưu ý, nên dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Vật lý trị liệu

Sử dụng một số các phương pháp vật lý trị liệu như siêu âm trị liệu, chiếu laser hay kích thích điện để giảm đau… Tuy nhiên, để giảm đau hiệu quả thì nên thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ.

Trị liệu thần kinh cột sống

Trị liệu thần kinh cột sống chiropractic là một phương pháp điều trị chứng đau lưng dưới hiệu quả không thuốc, không phẫu thuật. Bác sĩ sẽ dùng lực bàn tay vừa đủ để nắn chỉnh các vị trí sai lệch làm dây thần kinh bị chèn ép về tư thế tự nhiên. Qua đó, giảm đau hiệu quả và tăng cường khả năng tự phục hồi của cơ thể.

>>> Xem thêm: Chiropractic là gì? Tìm hiểu phương pháp chiropractic từ A-Z

Phẫu thuật

Trường hợp bệnh đã quá nặng và các phương pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả sẽ phải tính tới việc phẫu thuật. Đương nhiên, phẫu thuật cũng để lại nhiều rủi ro như thất bại hay chèn ép tủy sống.

Phòng ngừa đau lưng dưới

Phòng ngừa chứng đau lưng dưới hiệu quả thì mọi người cần phải thực hiện nghiêm túc các điều như sau:

Nâng đồ nặng đúng tư thế, nên mở rộng hai chân, ngồi xổm xuống ở tư thế gập khớp gối và khớp háng. Đồng thời, không nên cúi gập cột sống, kết hợp dùng tay di chuyển đồ vào sát bụng và căng cơ bụng, sau đó từ từ đứng dậy rồi nâng đồ vật lên. Đặc biệt là phải luôn thẳng lưng.

  • Sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.
  • Người làm việc văn phòng nên chọn bàn đúng tư thế và bảo đảm hai chân cùng chạm mặt sàn. Ngoài ra, nên vận động 20 phút mỗi khi làm việc từ 2-3 tiếng.
  • Kiểm soát cân nặng vừa phải, luôn tập luyện và duy trì trọng lượng cơ thể ở mức cân đối để cột sống sẽ không phải chịu áp lực lớn.
  • Bổ sung chất dinh dưỡng đầy đủ, đặc biệt là canxi, magie, kali.
  • Duy trì tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày hay thường xuyên để tăng cường sức mạnh và độ dẻo dai của xương khớp.
  • Nên kiểm tra sức khỏe định kỳ để có thể phát hiện khi có bất thường và điều trị hiệu quả.

Đau lưng dưới ở nam giới hay nữ giới là một hiện tượng phổ biến do nhiều nguyên nhân khác nhau. Song, người bệnh không nên chủ quan, đặc biệt nên thăm khám nếu như tình trạng lặp lại và không giảm để có cách điều trị kịp thời.

>>> Xem thêm: Đau thắt lưng do đâu? Có thể điều trị tại nhà không?

Đăng ký khám

Hãy liên hệ iCCARE ngay hôm nay, để nhận được giải đáp bất kỳ thắc mắc nào về xương khớp và cột sống.




    X iCCare chăm sóc sức khoẻ
    bền vững cho cả gia đình!
    chat zalo call