iccare.com.vn/
TIN TỨC Y KHOA

Đau lòng bàn chân là bệnh gì? nguyên nhân và các vị trí đau thường gặp

Đau lòng bàn chân khiến cho người bệnh vô cùng khó chịu và cảm thấy phiền toái trong đời sống hằng ngày. Hàng loạt các vị trí đau lòng bàn chân như gót chân, lõm lòng bàn chân, ngón chân… đều có thể xảy ra.

Đau lòng bàn chân là bệnh gì?

Lòng bàn chân hay còn được gọi là gan bàn chân, là nơi chịu tác động của toàn bộ trọng lượng cơ thể trong suốt quá trình đi hay chạy. Đau lòng bàn chân cảm nhận được dễ dàng ở phần gót chân, giữa vòm lòng bàn chân, ngón chân.. Đau lòng bàn chân là cảnh báo của khá nhiều bệnh lý tùy vào từng người.

Đau lòng bàn chân có nhiều nguyên nhân cấu thành
Đau lòng bàn chân có nhiều nguyên nhân cấu thành

Nguyên nhân và các vị trí đau lòng bàn chân thường gặp

Đau lòng bàn chân có thể xảy ra ở rất nhiều các vị trí và đồng thời cũng do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Đau phía dưới gót chân (Plantar Fasciitis)

Khi mà cơn đau xuất hiện ở phía dưới gót chân sẽ cảnh bảo một số các bệnh lý như.

Viêm gan chân

Là cơn đau xảy ra ở vùng lõm bàn chân hay gót chân và thường đến vào sáng sớm mỗi khi vận động. Bệnh lý này xuất hiện do viêm ở một dải mô, gân cơ chạy phía dưới gan chân nối từ ngón tới xương gót bàn chân.

Gai xương gót chân

Gai xương gót (gai gót chân) khiến cho phần gót bị đau nhức vô cùng khó chịu. Đây là tình trạng mà khi các gai xương bị nhô lên, nhọn hơn so với thông thường khiến các dây chằng, cơ hay mô mề xung quanh bị tổn thương.

Nguyên nhân xảy ra việc gai xương gót chân thường đến từ việc chơi thể thao chạy nhiều khi giày quá chật, không thoải mái hoặc cũng có thể vì vòm chân vào hay bàn chân phẳng.

>>> Xem thêm: Bàn chân bẹt là gì? Tìm hiểu hội chứng bàn chân bẹt từ A-Z

Bầm gót chân

Bầm gót chân thường có các cơn đau nhức như kiểu bàn chân đang phải dẫm lên sỏi đá và gặp khó khi di chuyển. Khi đó, phần mỡ dày ở vùng gót chân đã bị tác động mạnh gây ra các cơn đau này.

Đau lõm dưới lòng bàn chân

Thông thường, người bệnh bị đau ở lõm dưới lòng bàn chân là do bàn chân phẳng và cọ xát mỗi khi di chuyển khiến lòng bàn chân bị bong tróc gây đau đớn. Ngoài ra, đau lòng bàn chân còn là do viêm cân gan chân.

Người bệnh có thể khắc phục bằng cách thêm lót giày hoặc chườm lạnh.

Đau gan bàn chân

Một trong những vị trí dưới lòng bàn chân bị đau nhất chính là đau gan bàn chân. Gan bàn chân là chỏm xương chạy dài từ bàn đến gót chân để bảo vệ các cơ, khớp nhằm giúp việc đi lại đơn giản hơn.

Thông thường, khi xảy ra đau gan bàn chân bởi các nguyên nhân sau.

Đau ụ ngón chân

Đau ụ ngón chân được hiểu là tình trạng viêm đau ở lòng bàn chân do đi giày quá chật, phải chịu tác động mạnh lên hai bàn chân mỗi khi tập luyện hoặc lao động.

U dây thần kinh Morton

Dây thần kinh Morton có tác dụng điều khiển cảm giác, hướng đi các ngón chân. Bệnh lý này xuất hiện khi các mô xung quanh giữa ngón chân bị dày lên gây ra việc tắc nghẽn làm tổn thương rồi dẫn tới tình trạng đau gan bàn chân hoặc ngón chân.

Một trong những lý do khiến người bệnh bị u dây thần kinh là đi giày quá chật hoặc đi giày cao gót quá nhiều.

Viêm xương vừng

Viêm xương vừng là xương ở vị trí dưới đầu ngón cái bao gồm 2 xương liên kết với nhau bởi gân. Viêm xương vừng thường xảy ra ở những người chạy bộ hay vũ công ba lê do viêm mủ dẫn tới tổn thương các đường gân xung quanh.

Đau ngón chân

Đau ngón chân là khi mà các ngón chân xảy ra tình trạng đau nhức hoặc cũng có thể là buốt với nhiều bệnh lý.

Bệnh Gout

Gout là một bệnh lý mà khi các tinh thể urat tích tụ lại trong các khớp hay mô mềm khiến cho cơn đau nhức, sưng, đỏ xuất hiện các khớp ngón chân hoặc cũng có thể ở trên da tại vùng xung quanh. Gout thường sẽ ảnh hưởng và xảy ra ở các ngón chân đặc biệt là ngón cái.

Ngón chân cái biến dạng

Tình trạng ngón chân cái biến dạng là khi mà khớp nối giữa ngón chân cái với bàn chân không còn được như ban đầu và to hơn do đi giày chật hay cũng có thể xuất hiện khi tuổi tác tăng lên.

Ngón chân hình búa

Ngón chân hình búa hay còn được gọi là bệnh mủ đầu gối liên quan đến các khớp ngón chân. Khớp này sẽ bị uốn cong, không thể duỗi thẳng như bình thường gây ra các cơn đau khi đi giày hay tập luyện…

Nếu như không điều trị kịp thời, ngón chân hình búa còn khiến bệnh Gout tái phát và gây ảnh hưởng đến các vấn đề về khớp.

Đau lòng bàn chân khi nào cần đi khám?

Nếu như tình trạng đau lòng bàn chân của bạn gặp các dấu hiệu như sau thì tốt hơn hết nên đi khám để bảo đảm sức khỏe.

Đau lòng bàn chân cần đi khám khi mưng mủ, đau không giảm…
Đau lòng bàn chân cần đi khám khi mưng mủ, đau không giảm…

Đau dai dẳng, không thuyên giảm trong thời gian dài.

Đau nhức, sưng tấy và mẩn đỏ.

Lòng bàn chân bị mất cảm giác, ngứa.

Bị đau cho chấn thương khi chơi thể thao, tập luyện.

Vết thương hở ở bàn chân có dấu hiệu mưng mủ, chảy đỏ.

Đau lòng bàn chân do đái tháo đường hay bệnh lý liên quan đến thần kinh.

Các phương pháp chẩn đoán đau nhức lòng bàn chân

Tùy vào từng trường hợp cụ thể và nguyên nhân sẽ có các phương pháp chẩn đoán đau nhức lòng bàn chân khác nhau.

Khám lâm sàng dựa trên các triệu chứng của người bệnh.

Kiểm tra cơ bản tập như các bài chạy, đi bộ hay giữ hoặc di chuyển bàn chân để chống lại lực cản.

Chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ MRI để xác định nguyên nhân hay phát hiện vấn đề liên quan.

Thực hiện xét nghiệm máu để loại trừ các loại bệnh toàn thân như gout, tiểu đường…

Cách trị đau lòng bàn chân hiệu quả

Khi bị đau lòng bàn chân, người bệnh hoàn toàn có thể sử dụng các cách điều trị như sau.

Điều trị tại nhà

Người bệnh hoàn toàn có thể thực hiện điều trị tại nhà với các mẹo hay để giảm cơn đau.

Nghỉ ngơi: Nên nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh cho tới khi lòng bàn chân đã giảm đau và có thể đi lại bình thường mà không có vấn đề gì.

Massage: Massage sẽ giúp cho bàn chân được lưu thông máu đến các khớp tốt hơn, giảm đau và linh hoạt khi bị đau lòng bàn chân.

Massage là một mẹo để giảm đau lòng bàn chân tại nhà
Massage là một mẹo để giảm đau lòng bàn chân tại nhà

Chườm lạnh: Dùng đá bỏ vào túi và chườm lên chỗ bị đau khoảng từ 20-30 phút và thực hiện 2-3 lần mỗi ngày nhằm giảm đau, sưng.

Dùng miếng gót chân, hỗ trợ lòng bàn chân: Dùng miếng lót giày hay gót chân chuẩn y khoa sẽ giúp bàn chân giảm căng thẳng, thoải mái hơn mỗi khi di chuyển.

Dùng thuốc

Thuốc giảm đau có thể giải quyết các cơn đau ngay lập tức nhưng cũng sẽ để lại hàng loạt tác dụng phụ cho gan, thận… Đặc biệt chỉ được sử dụng thuốc khi có sự chỉ định của bác sĩ.

Trị liệu thần kinh cột sống

Phương pháp trị liệu thần kinh cột sống, trực tiếp nắn chỉnh giúp cho các khớp được về lại vị trí ban đầu, giảm đau hiệu quả mà không cần dùng thuốc. Đây là một biện pháp điều trị an toàn hiện nay và phòng khám ICCARE cũng đang áp dụng rất tốt cho nhiều bệnh nhân liên quan đến xương khớp.

>>> Xem thêm: Ngứa lòng bàn tay bàn chân là bệnh gì? Nguyên nhân do đâu?

Đăng ký khám

Hãy liên hệ iCCARE ngay hôm nay, để nhận được giải đáp bất kỳ thắc mắc nào về xương khớp và cột sống.




    chat zalo call