iccare.com.vn/
TIN TỨC Y KHOA

Tìm hiểu các chấn thương vai phổ biến và cách điều trị

Một số các loại chấn thương vai phổ biến như trật khớp, đông cứng khớp vai, chóp xoay vai… xảy ra có thể do thể thao hoặc lao động nặng nhọc và không đúng tư thế. Nếu như không được phát hiện và điều trị kịp thời hoàn toàn gây ra các biến chứng nặng nề hơn.

Nguyên nhân chấn thương vai

Khớp vai là một trong những khớp linh hoạt bậc nhất cơ thể, song cũng rất dễ gặp phải các chấn thương.

Thường xuyên vận động quá mức và lặp đi lặp lại nhiều lần một động tác như chơi quần vợt, bơi lội….

Trước khi thực hiện các bài tập hay thể thao không khởi động kỹ càng hoặc lặp lại nhiều lần động tác đưa tay qua đầu trong các bộ môn.

Chấn thương vai do tai nạn giao thông, lao động và làm việc nặng.

Người già khiến gân và cơ bị thoái hóa tự nhiên, do đó dù bị chấn thương nhẹ hay vận động vai quá mức đều có thể gây rách gân.

Chấn thương vai có thể do lặp lại các động tác trong khi chơi thể thao 
Chấn thương vai có thể do lặp lại các động tác trong khi chơi thể thao

Các chấn thương vai phổ biến

Dưới đây là các loại chấn thương vai phổ biến diễn ra hiện nay.

Trật khớp vai

Trật khớp là một chấn thương khớp vai phổ biến khi dây chằng bị giãn đột ngột khiến hai mặt khớp chỏm xương cánh tay trật ra khỏi ổ khớp. Từ đó, làm cho hệ thống dây chằng bao khớp cũng như là sụn viện bị tổn thương. Nếu như không được điều trị, có thể dẫn tới tổn thương dây thần kinh mũ hay tổn thương mạch máu và tổn thương chóp xoay vai…

Giãn, rách dây chằng bao khớp vai

Trường hợp ít hoạt động hay hoạt động quá mức cũng sẽ khiến cho dây chằng bao quanh khớp vai bị giãn, thậm chí rách hoàn toàn. Khi đó, người bệnh sẽ phải chịu các cơn đau nhức vô cùng khó chịu ở vai. Tình trạng này hoàn toàn có thể lan rộng ra và gây teo cơ hoặc trật khớp vai hay thoái hóa khớp…

Cứng khớp vai

Theo thống kê, cứng khớp vai chiếm khoảng 2% tỷ lệ chấn thương ở vai, đây chính là tình trạng dính của bao khớp. Bên cạnh nguyên nhân chấn thương ra thì các bệnh lý như: Cường giáp hay nhược giáp, bệnh Parkinson và cả bệnh tim… cũng gây cứng khớp vai.

Gãy xương vai

Khi bị gãy xương vai, người bệnh sẽ nhanh chóng cảm nhận được các cơn đau dữ dội cùng với hiện tượng sưng và bầm tím xung quanh. Ngoài ra, chấn thương cũng khiến vai bị chảy xệ, không thể nhấc cánh tay.

>>> Xem thêm: 4 bài tập phục hồi chấn thương khớp vai đơn giản hiệu quả tại nhà

Hội chứng chóp xoay 

Hội chứng chóp xoay hay viêm chóp xoay là một trong những chấn thương vai khi chơi cầu lông, chấn thương vai khi chơi tennis hoặc chấn thương vai khi chơi bóng chuyền… Đây đều là những chấn thương gây ra do thường xuyên đưa tay qua đầu. Tình trạng này khiến cho người bệnh phải chịu cơn đau âm ỉ, có thể lan lên cổ hay xuống cánh tay không quá khuỷu tay. Thậm chí là mất ngủ hay cảm thấy yếu ở tay.

Hội chứng chóp xoay là một chấn thương vai phổ biến
Hội chứng chóp xoay là một chấn thương vai phổ biến

Dấu hiệu chấn thương vai

Khi chấn thương vai, người bệnh sẽ gặp phải các dấu hiệu điển hình như sau:

Cơn đau kéo dài âm ỉ, có thể lan rộng đến cánh tay.

Cơn đau sẽ nặng hơn khi cố gắng vận động đưa tay qua đầu hay xoay tay.

Tay có cảm giác yếu đi.

Có dấu hiệu sưng, lỏng và cứng khớp.

Cách điều trị chấn thương vai

Chấn thương vai tùy vào từng mức độ mỗi người mà sẽ áp dụng cách điều trị khác nhau.

Nghỉ ngơi

Nghỉ ngơi được xem là cách phục hồi chấn thương vai nên thực hiện ngay sau khi vai bị tổn thương. Cần có thời gian thư giãn, tránh vận động đặc biệt là việc đưa tay qua đâu sẽ khiến tình trạng nặng hơn.

Chườm lạnh

Trong khoảng từ 1-3 ngày đầu tiên kể từ khi gặp phải chấn thương nên chườm lạnh để giảm đau, sưng và giảm co thắt cơ hiệu quả. Mỗi lần thực hiện 15-20 phút và khoảng cách mỗi lần chườm cách nhau 2-3 giờ.

Chườm lạnh ngay sau khi xảy ra chấn thương vai
Chườm lạnh ngay sau khi xảy ra chấn thương vai

Dùng thuốc

Tùy vào từng trường hợp, có thể sử dụng thuốc không kê đơn (Aspirin, Ibuprofen) để giảm đau hiệu quả. Ngoài ra, tiêm steroid (corticoid) cũng là một phương án giảm đau nhanh chóng. Tuy nhiên, tất cả các loại thuốc đề để lại tác dụng phụ và chỉ được dùng khi được bác sĩ cho phép.

Phẫu thuật

Chấn thương vai không khuyến khích phẫu thuật bởi nó có thể để lại khá nhiều rủi ro. Trừ các trường hợp điều trị bảo tồn không mang lại hiệu quả hoặc chấn thương nghiêm trọng.

Phòng tránh chấn thương vai

Để hạn chế các chấn thương vai tốt nhất thì mỗi người nên lưu ý trong sinh hoạt lẫn tập luyện thể thao hằng ngày.

Trong sinh hoạt

Khi làm việc cần giữ tư thế đúng và không làm quá sức. Cần có thời gian nghỉ ngơi sau mỗi lần làm việc dài. Ngoài ra, cũng nên nghỉ giữa 20-30 phút giờ mỗi khi làm việc liên tục từ  2-3 giờ đồng hồ.

Khi nâng vật nặng, cần đứng đối diện sau đó khụy gối và thẳng lưng để dồn áp lực lên chân thay vì toàn bộ vào vai. Đồng thời, duy trì lối sống lành mạnh, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng kết hợp tập thể dục đều đặn để xương khớp được chắc khỏe.

Trong luyện tập thể thao

Trước luyện tập hay thể dục nên khởi động kỹ càng để hạn chế tốt nhất các chấn thương. Trong quá trình luyện tập nên thực hiện đúng kỹ thuật với cường độ nhẹ nhàng từ từ tăng tốc. Không nên thay đổi đột ngột cũng như quá sức nguy cơ xảy ra các chấn thương ngoài mong muốn.

Chấn thương vai có thể nói rằng ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt của người bệnh khi mà hầu hết khớp vai đều tham gia các các vận động. Cần phải điều trị sớm nếu như gặp phải tổn thương, đồng thời phòng ngừa hiệu quả trong công việc lẫn luyện tập. Đừng quên ghé thăm phòng khám chiropractic ICCARE để cập nhật thông tin mới nhất về sức khỏe nhé!

>>> Xem thêm: Tổng hợp các chấn thương thể thao thường gặp và cách phòng ngừa

Đăng ký khám

Hãy liên hệ iCCARE ngay hôm nay, để nhận được giải đáp bất kỳ thắc mắc nào về xương khớp và cột sống.




    X iCCare chăm sóc sức khoẻ
    bền vững cho cả gia đình!
    chat zalo call