iccare.com.vn/
TIN TỨC Y KHOA

Tổng hợp các chấn thương thể thao thường gặp và cách phòng ngừa

Chấn thương thể thao có thể nói rằng là một tình trạng mà các vận động viên chuyên nghiệp không hề mong muốn. Ngay cả những người thường khi tập luyện cũng sẽ gặp vấn đề nếu như không thực hiện đúng kỹ thuật… Tìm hiểu về nguyên nhân cũng như cách phòng tránh chấn thương thể thao hiệu quả.

Thế nào là chấn thương thể thao?

Chấn thương thể thao được hiểu là chấn thương xảy ra khi chơi thể thao hay tập luyện. Nó xảy ra ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể nhưng đa phần để nói đến các vấn để tại cơ, xương, khớp, sụn và dây chằng. Ngoài ra, các chấn thương sọ não hay tủy sống đều khá hiếm gặp trong thể thao.

Chấn thương thể thao là tình trạng tổn thương khi tập luyện hoặc khi chơi thể thao
Chấn thương thể thao là tình trạng tổn thương khi tập luyện hoặc khi chơi thể thao

Nguyên nhân gây chấn thương thể thao

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới chấn thương thể thao, dưới đây là một số các lý do phổ biến như.

Nguyên nhân chủ quan

  • Tuổi tác: Tuổi tác là một trong những nguyên nhân gây nên các chấn thương thể thao hiện nay. Nếu như trẻ tuổi sẽ không có nhiều kinh nghiệm trong việc tập luyện cũng như xử lý các tình huống. Trong khi đó, tuổi cao lại không thể linh hoạt và phản ứng nhanh nên cũng rất dễ gặp chấn thương.
  • Không có kinh nghiệm, kiến thức về môn thể thao đang chơi: Rất nhiều người chơi thể thao theo bản năng mà không có kiến thức rất dễ dẫn tới chấn thương. Ví dụ như chơi bóng chuyền hay đá bóng nếu như không thể có những pha đỡ bóng hay bật cao đúng đều có thể dẫn tới các chấn thương thể thao.
  • Vận động quá mức: Trong thể thao, nếu như tập luyện hay vận động quá mức sẽ khiến cho các chấn thương xảy ra. Nhất là đối với bóng đá, rất nhiều tình huống cố gắng đỡ bóng, duỗi chân thường dẫn tới tổn thương khớp, dây chằng…
  • Khởi động không kỹ hay tập luyện sai cách: Việc chơi thể thao mà không được khởi động là một nguyên nhân lớn dẫn tới các chấn thương do cơ, khớp hay dây chằng chưa kịp thích nghi khi vận động mạnh. Ngoài ra, trong lúc tập luyện hay chơi thể thao thực hiện các động tác không đúng kỹ thuật cũng sẽ khiến các tổn thương tìm đến.
  • Dụng cụ không phù hợp: Việc sử dụng dụng cụ thể thao không phù hợp cũng dẫn tới các chấn thương. Ví dụ như đi một đôi giày quá lỏng lẻo hoặc quá chật và đế cao sẽ khiến tình trạng trật cổ chân xuất hiện…

>>> Xem thêm: Tìm hiểu các chấn thương vai phổ biến và cách điều trị

Nguyên nhân khách quan

Thời tiết không thuận lợi: Thời tiết cũng là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả thi tập luyện, thi đấu hay độ an toàn. Điển hình như trong bóng đá, sân trơn bóng ướt thường xuyên khiến bạn bị ngã và dẫn tới chấn thương.

Tổng hợp các chấn thương thể thao thường gặp

Dưới đây là danh sách các chấn thương thường gặp trong thể thao mà bạn nên biết.

Bong gân

Bong gân được hiểu là các tình trạng mà dây chằng hỗ trợ khớp bị giãn quá mức. Bong gân xuất hiện khi người tập thể thao bị ngã, lật cổ chân… với các biểu hiện như: Sưng tấy, bầm tím, khó cử động, khớp lỏng lẻo.

Chuột rút

Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, là chấn thương thể thao thường gặp khi không được khởi động kỹ càng. Lúc này, các bắp thịt sẽ bị căng cứng và đau, dường như không thể cử động. Chuột rút có thể xảy ra ở tất cả các bắp thịt nhưng phổ biến nhất vẫn là bắp chân, bắp đùi.

Căng cơ

Căng cơ được hiểu là hiện tượng cơ bị kéo, nếu như nặng có thể dẫn tới rách cơ. Một số các cơ bị căng là bắp chân, gân kheo hay háng hoặc lưng dưới và vai. Một số các triệu chứng phổ biến như: Đau, sưng hay yếu, khó và không thể sử dụng cơ. 

Căng cơ là một chấn thương nhẹ trong thể thao
Căng cơ là một chấn thương nhẹ trong thể thao

Chấn thương đầu gối

Trong chấn thương thể thao thì chấn thương đầu gối được xem là rất dễ xảy ra, thậm chí là nỗi ám ảnh của nhiều người không riêng gì vận động viên chuyên nghiệp.

Đứt dây chằng chéo trước (ACL): Nằm ở trung tâm và có vai trò điều khiển các chuyển động quay cũng như chuyển động về phía trước của xương cẳng chân. Nguyên nhân dẫn tới chấn thương này thường do tiếp đất không đúng, đổi hướng đột ngột, dừng lại quá gấp hay tác động trực tiếp vào đầu gối. Người bị đứt dây chằng chéo trước sẽ nghe thấy tiếng bật rồi diễn ra các cơn đau, sưng và không thể cử động.

Chấn thương dây chằng chéo sau (LCP): Dây chằng chéo sau được cho là lớn và mạnh hơn so với dây chằng chéo trước. Do đo, chỉ khi bị tác động mạnh khiến trọng lượng cơ thể dồn và khuỵu xuống đầu gối mới gây ra tình trạng đứt. Đau dữ dội, sưng và lỏng lẻo khớp là biểu hiện của chấn thương này.

Chấn thương dây chằng chéo bên (MCL): Vị trí nằm của dây chằng này là bên trong đầu gối, có vai trò kết nối xương đùi với xương chày. Chấn thương này xảy ra nếu như gối bị đẩy sang một bên, thực hiện sai kỹ thuật hoặc tác động mạnh vào gối. Một số triệu chứng phổ biến là đau, sưng và khớp lỏng lẻo.

Chấn thương xương bánh chè ( Patellofemoral): Chấn thương này xuất hiện nếu như xương bánh chè di chuyển bất thường, khiến cho mô dưới xương bánh chè gặp tổn thương. Những người chơi bóng chuyền, chạy bộ hay bóng rổ đều có nguy cơ gặp phải.

Chấn thương vai

Vai là một khu vực rất dễ bị chấn thương khi chơi thể thao, một số các tổn thương có thể kể tới là sai khớp vai, viêm, rách vòng bít quay, viêm gân chóp xoay hoặc vai đông cứng…. Các dấu hiệu điển hình như: Đau, sưng, cứng vai, không thể cử động như bình thường hoặc biến dạng.

Gãy xương

Gãy xương cũng là một chấn thương thể thao thường thấy, có thể gãy ở bất cứ chỗ nào theo chiều ngang hoặc dọc… Các dấu hiệu điển hình khi bị gãy xương là đau, có tiếng lạo xạo, sưng, bầm tím quanh khu vực bị gãy và không thể cử động.

Viêm gan chân

Viêm cân gan chân hay viêm cơ bàn chân là tình trạng dây chằng nối gót chân cùng với mặt trước bàn chân, hỗ trợ vòm bàn chân bị tổn thương. Dấu hiệu nhận biết là đau nhói mỗi khi rời khỏi giường vào buổi sáng hoặc sau mỗi lần hoạt động.

Chấn thương vùng đầu

Chấn thương vùng đầu điển hình bao gồm chấn thương sọ não khiến cho người bệnh bị sang chấn vào khu vực đầu, gây tổn thương vùng sọ và các cấu trúc bên trong. Đây là chấn thương rất nguy hiểm nhưng không phổ biến trong thể thao.

Chấn thương tủy sống

Được hiểu là các chấn thương đối với dây thần kinh trong ống tủy sống. Đa phần, các tổn thương này đều bắt nguồn hay có liên quan đến việc cột sống có vấn đề. Từ đó, gây ảnh hưởng đến khả năng nhận và gửi tín hiệu của tủy sống từ não cho tới các hệ điều khiển cơ thể.

Chẩn đoán chấn thương thể thao

Để chẩn đoán các chấn thương thể thao, bác sĩ sẽ tiến hành hai phương pháp là chủ yếu là khám lâm sàng và xét nghiệm hình ảnh.

Chẩn đoán lâm sàng: Tiến hành kiểm tra, cố gắng di chuyển các khớp bị tổn thương hoặc khu vực bị ảnh hưởng đến có thể nắm được mức độ chấn thương. Đồng thời, thăm hỏi tiền sử người bệnh, bối cảnh chấn thương, sơ cứu hay chưa…

Xét nghiệm hình ảnh:  Chụp X-quang, MRI hay chụp CT và siêu âm là những xét nghiệm sẽ được đưa ra để nhìn rõ chấn thương hơn với mục  đích chẩn đoán chính xác.

Xét nghiệm hình ảnh để chẩn đoán chính xác các chấn thương
Xét nghiệm hình ảnh để chẩn đoán chính xác các chấn thương

Cách điều trị chấn thương thể thao

Rất nhiều người không khỏi tò mò chấn thương thể thao khám ở đâu? Người bệnh có thể đến các cơ sở y tế uy tín, tốt nhất là tới nơi có chuyên khoa xương khớp để thăm khám. Việc áp dụng phương án điều trị nào còn phải tùy thuộc vào tình trạng mỗi người. Trong đó, cách điều trị RICE sẽ luôn được ưu tiên sơ cứu khi gặp phải tổn thương.

Nghỉ ngơi (R): Đầu tiên là nghỉ ngơi khi gặp phải chấn thương, dừng các hoạt động để tổn thương không nặng thêm.

Chườm lạnh (I): Nên sử dụng chườm lạnh sau khi bị chấn thương. Mỗi lần chườm từ 20-30 phút và mỗi lần cách nhau từ 2-3 giờ đồng hồ. Chườm liên tục trong 2-3 ngày để giảm đau, sưng.

Băng bó (C): Băng bó để cố định khớp lẫn dây chằng, tránh các tổn thương nặng hơn. Không băng quá chặt tránh trường hợp đau, mạch máu không thể lưu thông.

Nâng cao (E): Kê gối để khu vực bị thương cao hơn cơ thể với mục đích là giảm đau và sưng.

Sau khi được sơ cứu và thăm khám, tùy vào từng tình trạng sẽ được sử dụng các phương án điều trị như: Bó bột, dùng thuốc giảm đau, tiêm hay phẫu thuật.

>>> Xem thêm: Hạn Chế Chấn Thương Thể Thao Với Phương Pháp Chiropractic

Phòng ngừa chấn thương thể thao

Để hạn chế tốt nhất các chấn thương thể thao thì bạn nên tuân thủ cũng như bảo đảm thực hiện được các điều sau đây.

Khởi động kỹ lưỡng

Trước khi bước vào tập luyện hay thể dục nên có thời gian khởi động kỹ càng. Việc này với mục đích là làm nóng cơ thể, gân, xương và khớp để hạn chế các chấn thương tốt nhất. Giúp cho cơ thể thích nghi với cường độ vận động hơn.

Chuẩn bị dụng cụ tốt

Các môn thể thao cần dùng dụng cụ đi kèm đều đòi hỏi phải phù hợp, an toàn và chất lượng. Ví dụ như chơi bóng đá cần có giày chuyên dụng là đinh nhỏ cho sân nhân tạo hay đinh dài cho sân cỏ tự nhiên. Ngoài ra, dụng cụ cần phù hợp, vừa với size tay hoặc chân để tránh các chấn thương.

Tập luyện đúng kỹ thuật, vừa sức

Bất cứ bộ môn thể thao nào cũng cần phải có kỹ thuật và thực hiện đúng các thao tác. Đặc biệt nên hoạt động trong khả năng của mình, không nên cố gắng để thực hiện khiến các chấn thương xuất hiện.

Chấn thương thể thao là một dạng tổn thương trong lúc tập luyện hay chơi thể thao, nhẹ có thể là căng cơ hay chuột rút nhưng nặng hoàn toàn có thể gây đứt dây chằng, gãy xương… Cần có các biện pháp phòng tránh tốt để giúp cho sức khỏe được bảo đảm mỗi khi chơi thể thao. Hãy ghé thăm website phòng khám ICCARE Chiropractic để cập nhật thông tin mới nhất về sức khỏe nhé!

Đăng ký khám

Hãy liên hệ iCCARE ngay hôm nay, để nhận được giải đáp bất kỳ thắc mắc nào về xương khớp và cột sống.




    X iCCare chăm sóc sức khoẻ
    bền vững cho cả gia đình!
    chat zalo call