Cột sống là một bộ phận tối quan trọng trên cơ thể nhưng cũng xuất hiện rất nhiều bệnh cột sống. Có muôn vàn lý do dẫn tới các vấn đề về bộ phận này, điều quan trọng là cần phát hiện sớm từ triệu chứng để có phương pháp điều trị ngay lập tức. Bài viết này Phòng khám xương khớp cột sống ICCARE sẽ đi tìm hiểu chi tiết đúng nhất về các bệnh cột sống thường gặp nguyên nhân và cách điều trị cụ thể!
Thế nào là bệnh cột sống?
Cột sống là một dải xương dài có hình trụ nằm ở mặt lưng được ngăn cách giữa các đốt bằng đĩa đệm. Đây là bộ phận quan trọng như giá đỡ, trụ nâng của cơ thể, giúp người di chuyển xoay một cách đơn giản. Chính vì phải vận động nhiều mỗi ngày nên cột sống cũng rất dễ mắc phải các vấn đề về sức khỏe.
Đa phần, người có vấn đề về cột sống thì triệu chứng chính là đau lưng chiếm đến 80%. Đau cột sống có rất nhiều nguyên nhân như tại xương, đĩa đệm, dây chằng quanh cột sống hay tủy sống và rễ hoặc cả dây thần kinh, cơ dọc lưng. Mỗi một loại hình đau đều có những triệu chứng khác biệt, do đó việc chẩn đoán bệnh chính xác mang lại hiệu quả khi điều trị.
Nguyên nhân gây ra bệnh cột sống là gì?
Bệnh cột sống lưng xảy ra do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, dưới đây là một số các lý do phổ biến nhất hiện nay.
Do căng thẳng và quá tải
Các vấn đề gây đau lưng cột sống chủ yếu là bởi vì căng giãn quá mức hoặc chấn thương của các bộ phận như: Căng cơ, dây chằng, cơ cạnh cột sống bị co thắt, chấn thương cột sống do ngã, nâng đỡ vật quá nặng sai cách, tập thể dục quá sức.
Do cấu trúc bất thường
Dị dạng hay chấn thương kéo dài về mặt cấu trúc cấp tính khiến hoạt động sinh lý của cột sống bị thay đổi. Từ đó dẫn tới việc bị đau lưng, một số các dạng bất thường cấu trúc có thể kể đến như: Vỡ đĩa đệm, thoát vị đĩa đệm cột sống, viêm khớp, thay đổi độ cong của cột sống, thoái hóa cột sống.
Do động tác hay tư thế
Bệnh cột sống như đau lưng xảy ra một phần cũng có thể do làm việc quá nặng nhọc hay sai tư thế: Ngồi lưng khom và bắt chéo hai chân, vặn xoắn cột sống quá mức khi tập luyện, nâng hoặc đẩy vật quá nặng.
Ngoài ra, đeo cặp ba lô lệch về một bên hay đứng hoặc ngồi quá lâu và cổ luôn phải hướng về trước khi lái xe hay làm việc. Bên cạnh đó, việc dùng đệm quá cứng để ngủ cũng khiến cột sống bị ảnh hưởng.
Nguyên nhân khác
Ngoài các nguyên nhân chủ yếu bên trên thì bệnh cột sống xảy ra còn do xẹp đốt sống, ung thư đốt sống hay nhiễm trùng cột sống và lao cột sống…
>>> Xem thêm: Gai cột sống L4 L5: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Các bệnh cột sống thường gặp nhất
Dưới đây là một số các bệnh cột sống thường gặp nhất ở mọi độ tuổi cũng như giới tính mà mọi người cần lưu ý.
Thoái hóa cột sống
Đây là một căn bệnh mãn tính, phát triển từ từ, các triệu chứng đau cũng sẽ dần tăng lên theo thời gian. Vấn đề này khiến cột sống bị biến dạng mà không bị viêm. Thoái hóa cột sống có thể dẫn đến thoái hóa sụn khớp, đĩa đệm cột sống cùng với các thay đổi phần xương dưới sụn hay màng hoạt dịch.
Hẹp ống sống
Được hiểu là tình trạng mà ống sống bị hẹp đi rồi gây chèn ép lên tủy sống và rễ thần kinh. Các dấu hiệu của bệnh rất đa dạng phụ thuộc vào vị trí hẹp cũng như mức độ nặng nhẹ: Tê vai, mỏi cổ hay đau lưng và gây phản ứng dị cảm (tê, run), thậm chí liệt hoặc rối loạn cơ tròn, bí tiểu…
Viêm cứng khớp cột sống
Cột sống xuất hiện tình trạng viêm được gọi là viêm cứng khớp cột sống. Thông thường, các cơn đau kinh niên sẽ xảy ra vào ban đêm gây mất ngủ, ảnh hưởng đến sức khỏe. Vấn đề này thường xảy ra trong độ tuổi từ 15-30 ở nam giới nhiều hơn là nữ và có tính di truyền.
Viêm cột sống dính khớp
Viêm cột sống dính khớp đặc trưng bởi những cơn đau, tổn thương khớp cùng chậu hay cột sống và cả các khớp chi dưới. Vấn đề này khiến các đốt sống dính lại với nhau, sưng lên và dẫn tới việc khó cử động, nặng hơn là tàn phế.
Bên cạnh đó, cũng sẽ có các trường hợp mà viêm cột sống dính khớp gây ảnh hưởng đến khớp háng, khớp gối hay bàn chân, dây chằng và thậm chí là đến cả tim, gan hay phổi.
Đau thần kinh tọa
Bệnh lý này xuất hiện tình trạng đau dọc theo đường đi dây thần kinh tọa, nhánh từ lưng dưới qua hông, mông rồi sau đó là xuống dưới từng chân. Thông thường, đau thần kinh tọa chỉ ảnh hưởng đến một bên cơ thể mà thôi.
Đồng thời, vấn đề nêu trên xảy ra khi người bệnh bị thoát vị đĩa đệm tại cột sống thắt lưng. Đốt sống tác ra rồi được đệm bằng các đĩa tròn môn liên kết. Một đĩa bị mòn, tác động sau nhiều năm là việc thì rõ ràng trung tâm của nó sẽ bị lệch ra khỏi vòng ngoài. Ngoài ra, nó còn chèn ép một phần dây thần kinh, gây viêm, đau cũng như hiện tượng tê ở chân.
Khối u cột sống
U cột sống được hiểu là các khối u hình thành bất thường bên trong hoặc xung quanh tủy hay cột sống. Một khi các tế bào phát triển không kiểm soát sẽ hình thành khối u (lành tính hoặc ác tính) bên trong tủy sống.
Trong đó, u nguyên phát là khối u hình thành trong tủy sống hay cột sống. Ngược lại u thứ phát là khối u di căn từ cơ quan, bộ phận khác đến cột sống. U cột sống sẽ được phân theo vị trí với 3 khu vực chính như cột sống cổ, ngực, thắt lưng – cùng. Đồng thời, chúng cũng được chia làm 3 nhóm lớn theo vị trí là: U trong màng cứng – ngoài tủy, u nội tủy hay u ngoài màng cứng.
Vẹo cột sống
Vẹo cột sống là tình trạng mà cột sống bị cong bất thường sang một bên của xương sống thẳng. Nó có thể khiến đầu bị lệch sang một bên hoặc hai vai, hông mất cân xứng khi bị bên cao bên thấp. Ngoài ra, còn có thể khiến lồng ngực hoặc lưng bên thấp bên cao.
Tình trạng này còn nguy cơ gây cản trở hoạt động của tim, làm hơi thở ngắn hoặc gây đau ngực. Đa phần vẹo cột sống đều không gây đau lưng, nhưng cũng một vài trường hợp xuất hiện các cơn đau.
Gù cột sống
Gù cột sống hay gù lưng, đây là tình trạng mà cột sống bị biến dạng, ít nhất có 3 đốt liên tiếp có góc từ thân ≥ 5 độ gây nên. Gù cột sống thường cong về về phía trước hơn mức quy định, cụ thể là cong hơn 45 độ thì gọi là tình trạng nghiêm trọng.
Chấn thương tủy sống
Chấn thương và gây ra những mảnh vỡ ảnh hưởng trực tiếp đến tủy sống hoặc chèn ép làm tăng áp lực ống tủy. Triệu chứng sẽ phụ thuộc vào vị trí cũng như mức độ nặng nhẹ của bệnh. Một số các biểu hiện cụ thể như: Yếu hoặc liệt một hay nhiều nhóm cơ tại chân. Mất cảm giác hoàn toàn tại một vùng và đau tại khu vực cột sống lưng hay cổ. Ngoài ra, tiểu tiện không thể tự chủ hay huyết áp thay đổi bất thường.
Thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm là khi mà nhân nhầy bị thoát vị ra bên ngoài, xuyên qua dây chằng và chèn ép rễ thần kinh gây đau, nhức. Đây cũng chính là kết quả của việc đĩa đệm bị thoái hóa, rách, nứt ở bất cứ khu vực nào của cột sống. Người bệnh thường đau từ thắt lưng xuống chân.
Mắc bệnh cột sống khi nào cần đi khám?
Bệnh cột sống sẽ rất nguy hiểm và cần thăm khám ngay nếu như xuất hiện các triệu chứng sau đây:
- Đau đớn kéo dài nhiều ngày.
- Đau dữ dội, khớp cứng và khó cử động cơ thể.
- Xương vai, hông không đều hay có hình dạng bất thường.
- Xuất hiện tình trạng viêm sưng ở lưng.
- Tê yếu chân tay, mất cảm giác.
- Giảm cân, sốt và buồn nôn.
Các cách chẩn đoán về bệnh cột sống
Khi chẩn đoán, bác sĩ sẽ tiến hành hỏi về triệu chứng, thời điểm phát hiện và tiền sử bệnh. Các chấn thương gần nhất nhằm đánh giá sơ qua về tình hình của người bệnh. Ngoài ra, còn thực hiện một số các xét nghiệm khác như:
Chụp X-quang: Chắc chắn đây là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh quá quen thuộc giúp bác sĩ đánh giá cấu trúc những phần cứng như xương đốt sống cùng với tình trạng hẹp lỗ liên hợp.
Chụp CT: Đối với một số trường hợp, chụp CT sẽ giúp cho bác sĩ khảo sát sâu hơn về cấu trúc cột sống giống như đối với chẩn đoán lao cột sống và u cột sống…
Chụp MRI: Một số các bệnh nhân cần chỉ định khảo sát những phần mềm như dây chằng, cơ hay ống sống và cả tủy sống hoặc rễ thần kinh, người bệnh đều sẽ phải thực hiện chụp MRI cột sống.
Đo điện cơ: Trường hợp nghi ngờ khả năng thần kinh của người bệnh bị chèn ép thì các bác sĩ sẽ chỉ định đo điện cơ với mục đích cuối cùng là phát hiện sự bất thường (nếu có) bởi nguyên nhân này.
Điều trị bệnh cột sống
Để điều trị bệnh cột sống, bác sĩ sẽ có các phương án chữa như sau. Cũng tùy vào nguyên nhân cũng như tình trạng để đưa ra phương án giải quyết tốt nhất.
Chườm nóng lạnh
Đối với những vùng sưng, viêm hay nóng rát ở xương khớp hoàn toàn có thể sử dụng chườm đá hoặc nóng để giảm đau, sưng tấy. Song, đây chỉ là những biện pháp tạm thời và mà thôi và áp dụng cho tình trạng nhẹ nhàng.
Thuốc giảm đau
Một số các loại thuốc giảm đau như paracetamol, thuốc chống viêm không steroid, corticoid sẽ được áp dụng để hạn chế triệu chứng đau, sưng nhanh chóng. Song, nó cũng chỉ có tác dụng trong khoảng thời gian nhất định, hết thuốc thì nguy cơ tái lại cũng rất cao. Ngoài ra, khi sử dụng thuốc cần tuân theo chỉ định của bác sĩ để tránh tác dụng phụ không mong muốn.
Trị liệu thần kinh cột sống
Chiropractic là phương pháp điều trị bệnh cột sống mà không cần phẫu thuật hay thuốc. Bác sĩ sẽ dùng lực bàn tay vừa đủ để giúp cho vị trí đốt sống bị lệch, tổn thương quay trở lại như ban đầu. Qua đó, giảm đau, sưng và nhức.
Phẫu thuật
Khi các phương án điều trị bệnh cột sống không mang lại hiệu quả cao thì rõ ràng phẫu thuật sẽ được tính đến. Các dạng phẫu thuật bao gồm: Thay thế đĩa đệm, nối đốt sống hay mở ống sống hoặc sửa chữa các dây thần kinh. Cũng cần lưu ý rằng đây là biện pháp mang khá nhiều các rủi ro như nhiễm trùng, lâu phục hồi….
Ngăn ngừa bệnh cột sống từ chuyên gia
Ngoài các yếu tố về tuổi tác thì mỗi người cũng nên sinh hoạt đầy đủ và khoa học. Qua đó, giảm thiểu bệnh cột sống một cách tốt nhất.
Nên tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức mạnh cơ, xương, khớp. Lưu ý, cần phải tập đúng tư thế, đúng kỹ thuật để tránh tình trạng tổn thương. Sau mỗi lần tập luyện hay làm việc cần có thời gian nghỉ ngơi để phục hồi tốt hơn.
Nên uống nhiều nước khi chiếm đến 70% thành phần các mô sụn nhằm duy trì sự trơn tru giữa hai đầu xương, hỗ trợ hoạt động lưu thông máu. Đồng thời, ngăn ngừa tình trạng đau nhức từ các bệnh lý của cột sống.
Bổ sung dinh dưỡng, vitamin hay canxi có từ các chế phẩm từ sữa, cá hồi, súp lơ hay cam, gan, thịt, ngũ cốc và cả trứng nấm… Ngoài ra, nên cung cấp thêm axit béo omega, vitamin E lẫn các chất chống oxy từ các loại cá hay hạt, rau xanh. Vừa có thể bảo đảm sức khỏe lại hạn chế tình trạng béo phì, tăng cân không kiểm soát.
Bệnh cột sống bao gồm rất nhiều các vấn đề khác nhau. Điều quan trọng là phải chẩn đoán được tình trạng rồi có phương án điều trị kịp thời nhất.
>>> Xem thêm: Vitamin K – Dưỡng Chất Cần Thiết Để Có Hệ Xương Khớp Khỏe Mạnh