iccare.com.vn/
TIN TỨC Y KHOA

Bệnh parkinson: Nguyên nhân, triệu chứng, chuẩn đoán và cách điều trị 

Bệnh parkinson là chứng gây bệnh có ảnh hưởng đến khả năng vận động mà khi mắc phải sẽ mất thăng bằng cũng như khó kiểm soát cơ bắp. Vậy parkinson là bệnh gì và triệu chứng như thế nào cùng phòng khám chiropractic Hà Nội giải đáp bằng thông tin chính xác như sau.

Bệnh parkinson là gì?

Parkinson là một chứng rối loạn thoái hóa của hệ thần kinh trung ương khiến cho người bệnh mất thăng bằng và khó khăn trong việc kiểm soát cơ. Đây là loại bệnh lý thuốc nhóm rối loạn vận động với đặc điểm phổ biến như cứng cơ, run hay tư thế cũng như dáng đi bất thường và chuyển động chậm chạp. Thậm chí, trường hợp nặng còn mất đi một vài chức năng vận động vật lý.

Bệnh parkinson khiến người mắc run tay chân
Bệnh parkinson khiến người mắc run tay chân

Triệu chứng nhận biết bệnh parkinson

Khi mắc phải parkinson ở giai đoạn đầu thì dấu hiệu chỉ xuất hiện một bên cơ thể, đồng thời mệt mỏi và các tác động diễn ra chậm hơn nhưng đa phần đều không để ý hoặc chủ quan. Khi tiến triển nặng hơn, triệu chứng phổ biến sẽ bao gồm.

Run khi ngủ

Các bộ phận như tay, chân môi và lưỡi… sẽ có biểu hiện run khi nghỉ ngơi. Tình trạng này sẽ tăng lên nếu như người bệnh parkinson tập trung quá mức hoặc xúc động. Các dấu hiệu này sẽ biến mất tạm thời khi ngủ, hoạt động nhưng nó sẽ lại tiếp tục diễn ra ngay sau đó.

Bệnh parkinson làm cơ co cứng

Người bệnh sẽ cảm thấy run không chỉ ở tay hay chân mà còn ở môi, lưỡi,…
Người bệnh sẽ cảm thấy run không chỉ ở tay hay chân mà còn ở môi, lưỡi,…

Xương và cơ bắp của người bệnh cảm thấy bị cứng dần, đồng thời các bị trí cổ, vai hay lưng sẽ thấy có dấu hiệu tê cứng. Lời nói không trôi chảy, không kiểm soát được nước nhãi. Mí mắt rung giật nếu như thực hiện gõ vào gốc mũi. Ngoài ra, khả năng chớp mắt, nháy mắt bị giảm đi đáng kể. Thậm chí, các cơ vùng mặt căng cứng còn làm cho biểu cảm cũng không còn được như tự nhiên.

Giảm vận động

Giảm vận động cũng là một biểu hiện rõ ràng của bệnh lý này do cơ và xương bị co cứng. Dáng đi không còn được tự nhiên, khoảng cách giữa các bước cũng vì thế mà ngắn dần. Các hoạt động diễn ra chậm hơn, đứng lên ngồi xuống gặp nhiều khó khăn thậm chí là còn có cả đau khớp.

Tư thế gấp

Tư thế gấp hay còn được hiểu là khi các nhóm cơ gấp bị tăng trương lực. Biểu hiện cụ thể như dáng đi hơi gấp về trước và dễ ngã nếu như có người tác động nhẹ từ phía sau. Bên cạnh các triệu chứng trên thì người bệnh còn gặp phải chứng rối loạn giấc ngủ hay suy giảm trí nhớ hoặc hạ huyết áp cũng như đổ mồ hôi quá nhiều và đặc biệt là tiểu không tự chủ….

>>> Xem thêm: Chiropractic là gì? Tìm hiểu phương pháp chiropractic từ A-Z

Các giai đoạn của bệnh parkinson

Thông thường, bệnh sẽ được chia làm 5  giai đoạn theo từng cấp độ tăng dần như sau.

Giai đoạn 1: Triệu chứng một bên cơ thể

Ở giai đoạn đầu, triệu chứng sẽ chưa có quá nhiều dấu hiệu rõ ràng, người bệnh chỉ cảm thấy hơi tê và run một bên cơ thể, đôi khi co cứng. Cũng chính vì vậy mà cuộc sống không bị ảnh hưởng quá nhiều, dẫn tới việc nhiều người chủ quan và bỏ qua.

Giai đoạn 2: Triệu chứng hai bên cơ thể

Ở giai đoạn này của bệnh parkinson, các triệu chứng bắt đầu xuất hiện rõ hơn. Vis dụ như dáng đi thay đổi, khó khăn trong việc cử động tay chân. Đồng thời, cũng có dấu hiệu run, lắc ở cả hai bên tay chân lẫn các cơ quan khác. 

Ngoài ra, gương mặt đã căng cứng và không có quá nhiều biểu cảm so với thông thường. Có những trường hợp giai đoạn 1 và 2 chỉ cách nhau có vài tháng nhưng cũng nhiều người bệnh kéo dài từ 1-2 năm

Giai đoạn 3: Giảm phản xạ vận động, khó giữ thăng bằng

Người bệnh bắt đầu cảm thấy sự khó khăn hơn trong sinh hoạt hằng ngày ở giai đoạn 3. Điển hình như thăng bằng kém hơn, dễ bị té ngã hơn mỗi khi vận động và chứng run lắc ngày càng trầm trọng. Song, việc phát hiện kịp thời vẫn sẽ giúp cho các dấu hiệu được cải thiện đáng kể.

Người bệnh khó giữ thăng bằng khi bị bệnh parkinson
Người bệnh khó giữ thăng bằng khi bị bệnh parkinson

Giai đoạn 4: Vận động hạn chế, di chuyển khó khăn

Giai đoạn 4, cơ đã căng cứng nên người bệnh cũng không thể thực hiện được các vận động. Có chăng cũng rất chậm chạp và chỉ diễn ra trong thời gian ngắn. Đồng thời, di chuyển khó khăn, sẽ cần nhờ sự trợ giúp của người xung quanh mỗi khi đi lại.

Giai đoạn 5: Không thể tự đi lại

Đây là giai đoạn nặng nhất của bệnh parkinson khi mà chân tay run lắc rất nhiều, căng cứng và không thể đi lại. Đặc biệt, sẽ gặp phải tình trạng nằm liệt giường hay ngồi xe lăn cũng như phụ thuộc hoàn toàn vào người thân.

Nguyên nhân gây bệnh parkinson

Bệnh Parkinson là một rối loạn thần kinh mạn tính tiến triển, ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát chuyển động của cơ thể. Nguyên nhân chính xác của bệnh Parkinson vẫn chưa được hiểu rõ hoàn toàn, nhưng có một số yếu tố đã được xác định là có thể góp phần gây ra bệnh này.

Yếu tố di truyền

Một số trường hợp bệnh Parkinson có thể liên quan đến di truyền. Các nghiên cứu đã phát hiện một số gene có liên quan đến bệnh Parkinson, bao gồm gene SNCA, LRRK2, PARK7, PINK1, và PRKN. Mặc dù di truyền chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tất cả các trường hợp Parkinson, những đột biến gene này có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh.

Yếu tố môi trường

Các yếu tố môi trường cũng được cho là có thể góp phần vào sự phát triển của bệnh Parkinson. Một số chất độc, hóa chất công nghiệp, và các tác nhân môi trường khác như thuốc trừ sâu và kim loại nặng có thể gây tổn hại cho các tế bào thần kinh và dẫn đến các triệu chứng của bệnh Parkinson.

Quá trình lão hóa

Nguyên nhân bệnh Parkinson là do các tế bào thần kinh hạch nền (nhóm các nhân xám nằm sâu trong bán cầu đại não điều hòa vận động của con người) bị suy yếu và/hoặc mất.
Nguyên nhân bệnh Parkinson là do các tế bào thần kinh hạch nền (nhóm các nhân xám nằm sâu trong bán cầu đại não điều hòa vận động của con người) bị suy yếu và/hoặc mất.

Lão hóa là một yếu tố nguy cơ quan trọng cho bệnh Parkinson. Sự suy giảm tự nhiên của các tế bào thần kinh và sự giảm sản xuất dopamine trong não xảy ra khi con người già đi có thể góp phần vào sự phát triển của bệnh.

Stress oxy hóa và viêm

Stress oxy hóa và quá trình viêm trong não cũng được cho là có thể góp phần vào sự thoái hóa của các tế bào thần kinh ở những người mắc bệnh Parkinson. Stress oxy hóa xảy ra khi có sự mất cân bằng giữa việc sản xuất các gốc tự do và khả năng của cơ thể để giải độc các gốc tự do này. Điều này có thể dẫn đến tổn thương tế bào và mô thần kinh.

Bất thường trong protein alpha-synuclein

Một trong những đặc điểm chính của bệnh Parkinson là sự tích tụ của một loại protein gọi là alpha-synuclein trong các tế bào thần kinh. Các cụm protein này, được gọi là thể Lewy, có thể gây tổn thương và làm chết các tế bào thần kinh. Nguyên nhân của sự tích tụ này vẫn chưa được hiểu rõ, nhưng nó được coi là một yếu tố quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của Parkinson.

Mất cân bằng trong hệ thống dopamine

Bệnh Parkinson chủ yếu ảnh hưởng đến một phần của não gọi là substantia nigra, nơi sản xuất dopamine, một chất dẫn truyền thần kinh quan trọng giúp điều chỉnh chuyển động. Sự mất mát của tế bào sản xuất dopamine trong substantia nigra dẫn đến sự giảm sản xuất dopamine, gây ra các triệu chứng đặc trưng của bệnh như run, cứng cơ, và khó khăn trong việc vận động.

>>> Xem thêm: Bệnh phong thấp là gì? Dấu hiệu và cách điều trị phong thấp

Những ai nguy cơ mắc bệnh parkinson

Bất cứ ai cũng có thể mắc phải parkinson, nhưng theo thống kê thì người bị tình trạng này đa phần là nam giới sau 60 tuổi. Những người dưới 50 tuổi tỷ lệ mắc sẽ là 1/10. Tức là cứ 10 người thì lại có 1 người mắc căn bệnh này.

Bệnh parkinson có nguy hiểm không?

Trường hợp không phát hiện hoặc để tình trạng bệnh ở mức độ quá nặng thì rất dễ xảy ra hàng loạt các biến chứng cụ thể như:

  • Trí nhớ sa sút, kém minh mẫn thậm chí là hay quên người thân cũng như sự việc đã diễn ra xung quanh.
  • Nguy cơ bị ngã rất cao và dễ dẫn tới các tình trạng như gãy xương hay đứt dây chằng và cả chấn thương sọ não…
  • Sụt cân, suy kiệt.
  • Viêm phổi hay khó thở.
Bệnh parkinson có thể dẫn tới viêm phổi
Bệnh parkinson có thể dẫn tới viêm phổi

Đường tiểu bị nhiễm trùng từ đó gây nhiễm trùng thận cấp tính hoặc mãn tính. Thậm chí còn có thể nhiễm trùng huyết rồi dẫn tới tử vong.

Chẩn đoán bệnh parkinson

Để có thể xác định được loại bệnh lý này thì bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán lâm sàng là chủ yếu. Điển hình như việc kiểm tra các triệu chứng tăng trương lực cơ, rung cơ một bên hay giảm vận động. Người bệnh cũng có thể được thực hiện làm các bài test như ngón tay chỉ mũi để kiểm tra dấu hiệu run có giảm hay biến mất ở chi đang được khám hay không?

Song, chẩn đoán lâm sàng tương đối khó khăn khi vận động diễn ra chậm hơn. Đồng thời, triệu chứng giảm vận động của bệnh khá giống với hạn chế vận động do co cứng do tổn thương vỏ não tủy. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng phải phân biệt được bệnh Parkinson so với hội chứng liệt rung Parkinson thứ phát không điển hình.

Chẩn đoán Parkinson được hỗ trợ bởi sự hiện diện của các triệu chứng khác như nháy mắt không thường xuyên, khuôn mặt kém biểu cảm, và bất thường dáng đi.
Chẩn đoán Parkinson được hỗ trợ bởi sự hiện diện của các triệu chứng khác như nháy mắt không thường xuyên, khuôn mặt kém biểu cảm, và bất thường dáng đi.

Với người lớn tuổi, khi nghi ngờ mắc phải bệnh lý này cũng cần được sàng lọc và loại trừ các nguyên nhân khác dẫn tới giảm vận động như: Suy giáp hay trầm cảm nặng và cả dùng thuốc chống loạn thần…

Chính vì vậy, ngoài biểu hiện lâm sàng thì bác sĩ cũng phải nắm được các thông tin về tiền sử gia đình hay nghề nghiệp… Việc đánh giá một số khiếm khuyết thần kinh đặc trưng ở bệnh lý khác giúp công đoạn chẩn đoán được tốt hơn.

Ngoài ra, một số các trường hợp cần phải chẩn đoán hình ảnh thần kinh khi thăm khám khi mà các dấu hiệu lâm sàng không điển hình như phản xạ, té ngã hay suy giảm nhận thức… 

Cách điều trị bệnh parkinson

Không ít người liên tục đặt ra  thắc mắc rằng bệnh parkinson sống được bao lâu? Theo đó, con số này còn phải phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ, nguyên nhân gây bệnh và cả việc áp dụng các phương pháp điều trị như thế nào? Tuy nhiên, tuổi thọ trung bình của người bệnh là từ 30-35 năm. Một số các cách chữa có thể kể đến như.

Dùng thuốc

Bệnh parkinson có thể sẽ được điều trị bằng thuốc đồng vận dopamine hay thay bằng syndopa, sinemer vả cả madopar. Ngoài ra, còn có thể dùng thuốc dị hóa dopamine hay thuốc kháng cholinergic.

Phẫu thuật

điều trị parkinson phổ biến: sử dụng thuốc, phẫu thuật, phục hồi chức năng
Điều trị parkinson phổ biến: sử dụng thuốc, phẫu thuật, phục hồi chức năng

Phẫu thuật sẽ được đưa vào nếu như các phương trước đó không mang lại hiệu quả. Một số các cách phẫu thuật điển hình như phẫu thuật định vị, phẫu thuật kích thích điện vùng liềm đen – thể vận hay ghép mô thần kinh.

Phục hồi chức năng

Người bệnh có thể sẽ được chỉ định sử dụng hai cách chữa cùng lúc, ngoài dùng thuốc thì áp dụng các bài tập phục hồi chức năng sẽ khá hiệu quả: Trị liệu ngôn ngữ nhằm cải thiện vấn đề rối loạn nói và nuốt. Thực hiện các bài tập vật lý trị liệu để giữ thăng bằng và tăng khả năng vận động. Ngoài ra, người bệnh cũng nên tập dưỡng sinh, yoga hay thái cực quyền với mục đích giảm tình trạng rối loạn vận động, cơ cứng cơ và run…

Phòng ngừa bệnh parkinson như thế nào?

Bổ sung đủ vitamin D cho cơ thể
Bổ sung đủ vitamin D cho cơ thể

Để có thể phòng ngừa bệnh một cách tốt nhất thì mọi người cần phải tuân thủ về chế độ ăn uống. Bổ sung  hoa quả giàu flavonoid hay thường xuyên tắm nắng vitamin D. Có thể sử dụng trà xanh hay cà phê để bổ sung caffeine hóa nhằm ngăn độc tố cũng như hạn chế tế bào thần kinh suy yếu. Ngoài ra, cần phải tập thể dục thường xuyên cũng như hạn chế tiếp xúc các môi trường độc hại như thuốc trừ sâu.

Bệnh parkinson khiến cho cho người mắc gặp rất nhiều các khó khăn, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng nếu ở giai đoạn muộn. Nên chủ động phòng tránh cũng như phát hiện sớm nhằm có phương án xử lý.

>>> Xem thêm: [Lưu ý] 10 điều tránh sau mổ dây chằng chéo cần phải biết

Đăng ký khám

Hãy liên hệ iCCARE ngay hôm nay, để nhận được giải đáp bất kỳ thắc mắc nào về xương khớp và cột sống.




    chat zalo call