iccare.com.vn/
TIN TỨC Y KHOA

Bệnh phong thấp là gì? Dấu hiệu và cách điều trị phong thấp

Phong thấp hay còn được gọi là viêm khớp dạng thấp là một căn bệnh liên quan đến xương khớp gây sưng, nóng, đau và đỏ. Nếu như không được điều trị kịp thời sẽ có nguy cơ dẫn tới giảm chức năng vận động và thậm chí là liệt. 

Bệnh phong thấp là gì?

Bệnh phong thấp hay còn được gọi là phong tê thấp là một chứng rối loạn tự miễn xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công các mô khỏe mạnh của cơ thể. Đặc trưng của bệnh phong thấp là khi mà hiện tượng viêm đối xứng các khớp ngoại vi như cổ tay, ngón chân, ngón tay… Sau đó là phá hủy cấu trúc khớp trên phạm vi toàn thân.

Bệnh phong thấp là bệnh lý về xương khớp diễn ra ở khớp ngón tay, chân…
Bệnh phong thấp là bệnh lý về xương khớp diễn ra ở khớp ngón tay, chân…

Dấu hiệu của bệnh phong thấp

Khi bị bệnh phong tê thấp, người bệnh sẽ có các triệu chứng cũng như dấu hiệu nhận biết cơ bản như.

Đau nhức

Đau dữ dội hay âm ỉ, xuất hiện cảm giác tê bì ở các vùng vùng khớp bàn chân, bàn tay hay xương đầu gối và cột sống…

Khớp sưng tấy

Khớp sẽ bị sưng và tấy đỏ, khi ấn vào có cảm giác hơi nóng.

Vận động khó khăn

Cơ yếu dần, khớp bị cứng và dẫn tới việc vận động trở nên khó khăn hơn.

Xuất hiện âm thanh trong khớp

Khi người bị phong thấp đứng lâu hay ngồi một tư thế sẽ có tiếng kêu răng rắc hay lục cục.

Hạt dưới da

Thống kê chỉ ra rằng khoảng 15 – 25% người bệnh phong tê thấp sờ sẽ thấy hạt dưới da với kích thước từ 0,2 – 3cm. Các hạt này sẽ xuất hiện tập trung khu vực khớp khuỷu tay, gót chân và đầu.

>>> Xem thêm: Viêm quanh khớp vai: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị cần biết

Biến chứng khi bị bệnh phong thấp

Bệnh phong thấp có biến chứng rất nguy hiểm đến sức khỏe cũng như khả năng sinh nở đối với nữ. Do đó, người bệnh không nên chủ quan mà cần phải điều trị càng sớm càng tốt.

Mất khả năng vận động

Đây được xem là một biến chứng dễ nhận biết nhất ở bệnh phong thấp khi mà phần khớp xương giãn nở hay chèn ép lên nhau khiến cho xương và sụn khớp bị mòn đi theo thời gian.

Hệ thống dây thần kinh quanh cơ khớp cũng sẽ bị ảnh hưởng, kết hợp với việc không được vận động nhiều sẽ gây ra tình trạng khớp, cơ bị teo lại, kết dính và biến dạng cấu trúc. Theo thống kê thì khi bệnh phong thấp khởi phát từ 10 năm thì sẽ có tới 10-15% người bị tàn phế.

Viêm mạch máu

Viêm mạch máu sẽ làm giảm oxy và chất dinh dưỡng trong việc nuôi khớp xương và dây thần kinh. Từ đó, dẫn tới hoại tử và khiến các khớp xương bị đau nhức dữ dội.

Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ở nữ

Nữ giới bị bệnh phong thấp sẽ có khả năng thụ thai thành công thấp hơn so với thông thường. Ngoài ra, nó còn có tác động đến thai nhi khiến tình trạng sinh non tăng lên. Bên cạnh đó, phong thấp còn khiến cho người bệnh nguy cơ mắc phải các biến chứng về da.

Những ai dễ bị phong tê thấp?

Theo chuyên gia, các đối tượng sau đây sẽ có nguy cơ bị phong thấp cao hơn bình thường.

Giới tính: Nữ giới là đối tượng nguy cơ mắc phong thấp cao hơn nam.

Nữ giới có nguy cơ mắc phong thấp cao hơn nam
Nữ giới có nguy cơ mắc phong thấp cao hơn nam

Tuổi tác: Phong thấp có thể xuất hiện ở độ tuổi nào, song trung niên và người cao tuổi vẫn cao hơn hẳn.

Thừa cân, béo phì: Người thừa cân, béo phì sẽ bị phong thấp cao hơn người bình thường.

Người thường xuyên hút thuốc lá: Khói thuốc lá sẽ khiến cho khả năng phát bệnh phong thấp cao.

Di truyền: Người có thành viên trong gia đình bị phong thấp thì nguy cơ mắc cũng rất cao.

Mắc bệnh xương khớp: Những người mắc viêm khớp, thoái hóa khớp… có nguy cơ bị phong thấp cao hơn.

Nguyên nhân bị phong thấp

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh phong thấp, dưới đây là một số các lý do điển hình.

Người cao tuổi

Tuổi cao sẽ khiến cho quá trình thoái hóa diễn ra nhanh hơn, sụn khớp bị bào mòn rồi dẫn tới tình trạng đau nhức.

Suy giảm hormone giới tính

Theo Tổ chức Y Tế thế giới, tỷ lệ mắc phong thấp ở nữ cao hơn là nam do suy giảm hormone estrogen khiến sức khỏe bị yếu đi nhanh chóng. Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai hay vừa sinh nở cũng sẽ khiến xương khớp bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống không khoa học cũng là nguyên nhân dẫn tới việc bị mắc bệnh phong thấp cao. Khi dùng quá nhiều chất béo lớn, lượng đường cao song lại thiếu vitamin, chất xơ, protein, khoáng chất rất dễ gây ra tình trạng thừa cân và béo phì.

Di truyền

Theo nghiên cứu thì người có thành viên gia đình mắc phong tế thấp cũng sẽ mắc bệnh rất cao.

Thay đổi thời tiết

Dịch khớp sẽ lưu thông khó khăn hơn khi thời tiết chuyển lạnh làm cho hai đầu xương cọ xát và nhiều rồi xảy ra tình trạng đau nhức. Ngoài ra, khi trời lạnh thì khả năng lưu thông máu đến khớp cũng bị giảm làm cho xương khớp hoạt động không được trơn tru.

Đặc thù công việc

Người làm việc trong môi trường ẩm ướt như công nhân, chế biến thủy sản, dệt may.. có nguy cơ mắc phong thấp cao hơn người làm ở nơi thông thoáng. 

Do virus, vi khuẩn

Bên cạnh đó, người mắc virus, vi khuẩn như: Parvovirus B19, Epstein- Barr hay virus cúm… cũng sẽ có nguy cơ mắc phong thấp cao. Theo chuyên gia thì các loại vi khuẩn này sẽ có khả năng xâm nhập vào tổ chức mô trơn các khớp khiến xương khớp bị đau.

Ngoài ra, phong thấp cũng sẽ gia tăng do tinh thần không ổn định, hút thuốc lá hoặc mắc các bệnh xương khớp…

Cách trị phong thấp hiệu quả

Hiện nay, phong tê thấp chưa được khẳng định có thể được chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, các biện pháp sau vẫn sẽ giảm đau, kiểm soát và thuyên giảm bệnh.

Dùng thuốc

Tùy vào từng tình trạng bệnh cụ thể mà bác sĩ sẽ kê đơn đơn thuốc khác nhau cho bệnh nhân.

NSAIDs (Thuốc giảm đau kháng viêm không steroid): Với mục đích là giảm đau và kháng viêm, các loại thuốc như Aspirin, Diclofenac, Meloxicam và Celecoxib. Đổi lại sẽ có tác dụng phụ đi kèm như buồn nôn, nôn hay đau dạ dày và xuất huyết tiêu hóa hoặc cũng có thể suy thận cấp.

Corticoid: Có tác dụng giảm đau và viêm, tổn thương khớp, các loại thuốc thường dùng bao gồm prednisone, methylprednisone. Khi sử dụng, người bệnh sẽ có nguy cơ gặp tác dụng phụ như tăng cân, loãng xương và cả rối loạn đường huyết.

Thuốc ức chế lên hệ miễn dịch: Với tác dụng ngăn chặn, làm chậm quá trình phát triển của bệnh, bảo vệ khớp, ngăn ngừa tàn phế. Các loại thuốc hay dùng như: Methotrexate hay Hydroxyhloroquine và Rituximab….

Vật lý trị liệu

Người bị phong thấp sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng và tập một số bài tập với mục tích bảo vệ khớp, chống co, dính và teo cơ. Các biện pháp như chườm nóng, siêu âm hay sóng ngắn, hồng ngoại… cũng mang lại hiệu quả tích cực trong việc bảo vệ khớp. Ngoài ra, các dụng cụ như nẹp giúp người bệnh biến dạng khớp. 

Phẫu thuật

Phẫu thuật có lẽ là một trong những phương án cuối cùng khi các biện pháp không dùng thuốc không có hiệu quả. Tuy nhiên, phẫu thuật cũng cần phải cân nhắc.

Phẫu thuật thay thế khớp hoàn toàn: Là việc loại bỏ khớp đã hỏng hoàn toàn và thay bằng một khớp nhân tạo.

Phẫu thuật sửa gân: Các gân bị đứt hay hỏng do viêm hay tổn thương ở khớp sẽ được sửa chữa lại.

Phẫu thuật chỉnh trục: Khi phẫu thuật thay thế không hoàn thành thì đây là phương án cần lắp vào để giảm đau và ổn định.

Phẫu thuật là một phương án điều trị phong thấp khi các biện pháp khác không mang lại hiệu quả
Phẫu thuật là một phương án điều trị phong thấp khi các biện pháp khác không mang lại hiệu quả

Cách phòng ngừa bệnh phong tê thấp

Để phòng ngừa bệnh phong thấp, tốt hơn hết nên áp dụng cho cuộc sống sinh hoạt hằng ngày.

Chế độ sinh hoạt

Tập luyện: Tập luyện mỗi ngày để tăng cường sức mạnh xung quanh khớp, không nên vận động quá mạnh mà bắt đầu từ việc đi bộ hằng ngày.

Chườm nóng: Dùng chai nước nóng quấn khăn rồi chườm vào vùng đau cũng sẽ có hiệu quả ngừa phong thấp tốt. Ngoài ra, cũng có thể dùng miếng dán giữ nhiệt, đèn sưởi… để giảm đau.

Chườm lạnh: Dùng túi lạnh hoặc đá và bọc khăn để chườm lên chỗ đau nhằm giảm đau.

Nghỉ ngơi: Nghỉ ngơi, thư giãn là một trong những biện pháp tránh bệnh phong thấp.

Chế độ dinh dưỡng

Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt bổ sung rau xanh, thực phẩm giàu calci để ngăn ngừa phong thấp. Đồng thời, hạn chế các loại chất kích thích như bia, rượu…

Phong thấp và bệnh phong thấp ra mồ hôi tay chân là hai loại bệnh lý khác nhau hoàn toàn. Thông qua bài viết này, mọi người sẽ nắm được bệnh phong thấp là gì và dấu hiệu nhận biết cũng như cách điều trị hiệu quả. Chắc chắn rằng, đây là một thông tin bổ ích để bạn có thể ngăn ngừa và giúp cho sức khỏe luôn ở tình trạng tốt. Hãy theo dõi phòng khám chiropractic Hà Nội ICCARE để điều trị và cập nhật những thông tin về sức khỏe xương khớp mới nhất nhé!

>>> Xem thêm: Hội chứng De Quervain là gì? Dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả

Đăng ký khám

Hãy liên hệ iCCARE ngay hôm nay, để nhận được giải đáp bất kỳ thắc mắc nào về xương khớp và cột sống.




    X iCCare chăm sóc sức khoẻ
    bền vững cho cả gia đình!
    chat zalo call