iccare.com.vn/

Trật khớp cổ chân bao lâu thì khỏi? Nên điều trị như thế nào?

Trật khớp cổ chân là một chấn thương phổ biến xảy ra khi vận động mạnh hoặc va chạm khi chơi thể thao. Biểu hiện thường thấy là đau nhức và sưng tấy tại vị trí bị thương, khiến việc đi lại khó khăn. Vậy khi bị trật khớp cổ chân thì nên làm gì và thời gian hồi phục là bao lâu? Hãy cùng iCCARE giải đáp những vấn đề này nhé!

Thế nào là bị trật khớp cổ chân?

Trật khớp cổ chân khiến xương mắt cá chân bị lệch khỏi vị trí ban đầu
Trật khớp cổ chân khiến xương mắt cá chân bị lệch khỏi vị trí ban đầu

Trật khớp, hay sai khớp, xảy ra khi các mặt khớp có sự dịch chuyển bất thường, khiến khớp lệch khỏi vị trí ban đầu. Trật khớp cổ chân là chấn thương ảnh hưởng trực tiếp đến khớp cổ chân, do xương mắt cá chân bị lệch khỏi cấu trúc bình thường. Chấn thương này có thể gặp ở cả người trẻ và người lớn tuổi.

Nguyên nhân chính là do khớp cổ chân phải chịu lực tác động mạnh hoặc các động tác lặp lại nhiều lần, khiến các mặt xương bị gãy hoặc lệch khỏi vị trí. Đồng thời, điều này ảnh hưởng đến mạch máu, dây chằng và dây thần kinh xung quanh. Tình trạng này thường đi kèm với các chấn thương khác như gãy xương mắt cá chân hoặc bong gân.

Phân biệt với bong gân: Quan trọng nhất là cần phân biệt rõ giữa trật khớp và bong gân cổ chân để xác định cách chữa trị hiệu quả tại nhà, vì hai tình trạng này khác nhau và yêu cầu phương pháp điều trị khác nhau.

Tổn thương ở vùng cổ chân thường không bao gồm gãy xương mà là tổn thương mô mềm và dây chằng cổ chân. Tình trạng này được gọi là bong gân, việc cố định cổ chân là điều cần thiết để cho các dây chằng có thời gian hồi phục.

Trong trường hợp trật khớp cổ chân, bệnh nhân thường không thể vận động cổ chân, trong khi bong gân vẫn cho phép vận động một phần.

Dấu hiệu trật khớp cổ chân

Các triệu chứng ban đầu thường bao gồm đau đớn và bầm tím vùng da quanh khớp cổ chân, có thể kèm theo dấu hiệu viêm khớp. Viêm hoạt mạc khớp dưới sên là một trong những triệu chứng phổ biến sau khi dây chằng khớp bị tổn thương.

Do vùng cổ chân có nhiều tĩnh mạch lớn, chấn thương cổ chân có thể gây sưng phù hoặc chảy máu. Mặc dù cảm giác đau ít và không kéo dài, nhưng sưng cổ chân thường là lý do chính khiến bệnh nhân tìm đến phòng khám.

Trong trường hợp trật khớp cổ chân, người bệnh có thể thấy khớp bị biến dạng và hạn chế vận động trong các chuyển động như gập và duỗi, dáng đi không đều. Nếu không được chữa trị kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến biến chứng hoặc hỏng khớp.

Trật khớp cổ chân khiến người bệnh đi lại khó khăn
Trật khớp cổ chân khiến người bệnh đi lại khó khăn

Trật khớp cổ chân bao lâu thì khỏi hẳn?

Nhiều người quan tâm đến việc trật cổ chân bao lâu thì khỏi hẳn. Thời gian điều trị và phục hồi của trật khớp cổ chân phụ thuộc vào hai yếu tố chính:

  • Mức độ nghiêm trọng của tổn thương
  • Cách bạn xử lý ngay khi khớp cổ chân bị trật

Sau khi điều trị, cổ chân có thể cần từ 6 – 12 tuần để phục hồi chức năng hoạt động như bình thường. Tuy nhiên, thời gian này có thể thay đổi tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể và mức độ tổn thương ban đầu.

>>> Xem thêm: Đau cổ chân khi đi bộ: Nguyên nhân và cách xử trí hiệu quả

Trật khớp cổ chân nên làm gì để nhanh khỏi?

Mặc dù trật khớp cổ chân không đe dọa tính mạng, nhưng có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến khả năng di chuyển và hoạt động hàng ngày. Vì vậy, bệnh nhân có thể áp dụng một số cách chữa trật khớp chân tại nhà để điều trị và ngăn chặn tác động tiêu cực đối với sức khỏe.

Các chuyên gia chia sẻ rằng biện pháp sơ cứu hiệu quả nhất là RICE, gồm các bước nghỉ ngơi (Relax), chườm lạnh (Ice), băng bó (Compression) và nâng cao khớp cổ chân để giảm sưng (Elevation). Việc xử lý đúng cách không chỉ rút ngắn thời gian điều trị mà còn cải thiện kết quả cuối cùng.

  • R (Rest): Nghỉ ngơi tại chỗ, không vận động cổ chân và nhanh chóng tiến hành gắn nẹp bảo vệ để hạn chế khớp xương bị di lệch nặng hơn.
  • I (Ice): Cho đá lạnh vào túi nilon và chườm vào vùng khớp tổn thương. Đây là cách giảm đau, giảm sưng hữu hiệu khi bị trật khớp cổ chân.
  • C (Compression): Dùng băng thun để băng ép (không quá chặt) từ bàn chân lên đến đầu gối.
  • E (Elevation): Nằm kê chân cao khoảng 10 – 20cm để giúp tăng cường lưu thông máu.
RICE - Phương pháp sơ cứu khi bị chấn thương cổ chân
RICE – Phương pháp sơ cứu khi bị chấn thương cổ chân

Sau khi hoàn thành sơ cứu ban đầu, bạn nên đưa người bệnh đi thăm khám càng sớm càng tốt. Bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh và điều trị phù hợp. Một số cách chữa trật chân bao gồm:

Sử dụng thuốc giảm đau

Một số loại thuốc giảm đau như ibuprofen, naproxen hay acetaminophen có thể giảm triệu chứng đau nhức tạm thời. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ để tránh tác dụng phụ.

Đeo nẹp để cố định khớp chân

Sử dụng thanh nẹp để giữ khớp cổ chân ở vị trí ban đầu. Tuy nhiên, đeo nẹp chỉ phù hợp với các trường hợp nhẹ. Đối với tình trạng nghiêm trọng hơn, phương pháp này không mang lại hiệu quả như mong đợi.

Phẫu thuật

Phẫu thuật có thể khắc phục các sai lệch trong cấu trúc xương khớp ở cổ chân, nhưng mang lại nhiều rủi ro tiềm ẩn như xuất huyết nặng, nhiễm trùng và tổn thương dây thần kinh, dẫn đến tê ngứa bàn chân.

Vật lý trị liệu

Cách trị trật chân này chỉ được áp dụng sau khi tình trạng sưng khớp đã thuyên giảm. Vật lý trị liệu có thể sử dụng các thiết bị hỗ trợ hoặc thực hiện các bài tập do bác sĩ hoặc chuyên viên hướng dẫn.

Trị liệu Thần kinh cột sống Chiropractic

Hiện nay, Trị liệu Thần kinh Cột sống Chiropractic được các chuyên gia đánh giá là phương pháp điều trị hiệu quả, giúp chấm dứt tình trạng đau nhức và khó chịu do trật khớp cổ chân và nhiều bệnh lý cơ xương khớp khác.

Nắn chỉnh Chiropractic chữa trật khớp cổ chân
Nắn chỉnh Chiropractic chữa trật khớp cổ chân

Phương pháp Trị liệu Thần kinh Cột sống hoạt động dựa trên nguyên lý khắc phục những sai lệch ở cấu trúc xương khớp bằng cách dùng tay đưa chúng về lại vị trí vốn có, đồng thời kích hoạt cơ chế tự chữa lành của cơ thể. Nhờ đó, các cơn đau kéo dài sẽ dần dần thuyên giảm và biến mất hoàn toàn mà không cần đến thuốc hoặc phẫu thuật. Trị liệu Thần kinh Cột sống được đánh giá cao về khả năng điều trị tận gốc cho các vấn đề liên quan đến cơ xương khớp, bao gồm cả trật khớp cổ chân.

>>> Tham khảo ngay: Bật mí 4 bài tập dành cho cổ chân bị thương tại nhà hiệu quả

iCCARE – Tiên phong trong Trị liệu Thần kinh Cột sống tại Hà Nội

iCCARE là Phòng khám Chiropractic đầu tiên ở Hà Nội, chuyên về phục hồi chức năng và trị liệu thần kinh cột sống – xương khớp. Tại iCCARE, phương pháp Chiropractic kết hợp Vật lý trị liệu và các thiết bị điều trị hiện đại đã giúp hàng ngàn bệnh nhân thoát khỏi tình trạng đau nhức do vấn đề cơ xương khớp.

Với hơn 14 năm hoạt động, iCCARE đã điều trị thành công cho hàng chục ngàn bệnh nhân với những ưu điểm vượt trội:

  • 100% đội ngũ bác sĩ nước ngoài chuyên khoa Trị liệu Thần Kinh Cột Sống được đào tạo bài bản, có chứng chỉ hành nghề, ít nhất 10 năm kinh nghiệm và đạt nhiều thành tựu tại các phòng khám ở Mỹ, Anh, Hàn Quốc,… trước khi làm việc tại iCCARE. Luôn có các trợ lý Y khoa hỗ trợ phiên dịch cho bệnh nhân và người nhà.
  • Thiết bị điều trị đạt chuẩn FDA Hoa Kỳ, công nghệ tiên tiến nhất và được nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài.
  • Cá nhân hóa phác đồ điều trị cho từng bệnh nhân, bác sĩ và kỹ thuật viên sẽ sát sao suốt quá trình điều trị của khách hàng.
  • Xây dựng các bài tập phù hợp, tư vấn chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt, vận động để đảm bảo khách hàng đạt hiệu quả điều trị cao và duy trì lối sống lành mạnh, phòng ngừa bệnh tái phát.
  • Quy trình thăm khám và điều trị tại iCCARE đơn giản, nhanh chóng, không làm mất quá nhiều thời gian nghỉ dưỡng của khách hàng.
Điều trị với thiết bị công nghệ cao giúp giảm đau, tiêu viêm và tăng tốc độ phục hồi
Điều trị với thiết bị công nghệ cao giúp giảm đau, tiêu viêm và tăng tốc độ phục hồi

Nếu quý khách có câu hỏi về các bệnh lý xương khớp và dịch vụ của iCCARE CHIROPRACTIC CLINIC, vui lòng liên hệ qua hotline 096 393 1999 để được tư vấn cụ thể.

Đăng ký khám

Hãy liên hệ iCCARE ngay hôm nay, để nhận được giải đáp bất kỳ thắc mắc nào về xương khớp và cột sống.




    chat zalo call