iccare.com.vn/
TIN TỨC Y KHOA

Hẹp ống sống: Nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng và cách điều trị

Hẹp ống sống khiến cho người bệnh bị ảnh hưởng sức khỏe rất nghiêm trọng, thậm chí khi chèn ép gây thần kinh còn gây mất kiểm soát bàng quang. Vậy hẹp ống sống là bệnh gì và nguyên nhân từ đâu, liệu rằng có cách nào điều trị hay không?

Hẹp ống sống là gì?

Ống sống được hiểu là phần khoang rỗng bên trong được hình thành khi các đốt sống xếp chồng lên nhau rồi tạo nên ống nhỏ để bảo vệ tủy sống lẫn dây thần kinh. Hẹp ống sống là lúc mà không gian bên trong bị thu hẹp lại và gây áp lực lên tủy sống, dây thần kinh.

Hẹp ống sống được phân loại dựa vào từng vị trí trên cột sống. Thông thường, nơi dễ xảy ra nhất là hẹp ống sống thắt lưng và hẹp ống sống cổ. Khi mắc phải tình trạng này, sẽ có các biểu hiện như đau thắt lưng và dây thần kinh tọa. Nhiều trường hợp cũng không có triệu chứng nào cho tới khi bệnh trở nặng.

Hẹp ống sống gây chèn ép tủy sống và dây thần kinh
Hẹp ống sống gây chèn ép tủy sống và dây thần kinh

Triệu chứng hẹp ống sống

Hẹp ống sống có rất nhiều triệu chứng khác nhau tùy vào tình trạng bệnh lẫn vị trí bị hẹp hay khu vực dây thần kinh bị tổn thương.

Triệu chứng hẹp ống sống thắt lưng

Người bệnh sẽ thấy đau âm ỉ ở phần lưng dưới như điện giật hay nóng rát, cơn đau có thể diễn ra hay chấm dứt một cách nhanh chóng. Cũng có một vài trường hợp bị đau dây thần kinh tọa kéo dài từ mông xuống chân và bàn chân. Đồng thời, chân như có cảm giác bị nặng nề, xuất hiện chuột rút ở hai bên chân.

Mông, bàn chân và chân có dấu hiệu tê ran như kim châm, thậm chí khu vực này còn bị yếu khi mà tình trạng bệnh đã trở nặng. Cơn đau trầm trọng hơn mỗi lần đứng lâu hay đi xuống dốc, ngược lại giảm khi nghiêng người, cúi về phía trước hoặc lên dốc và ngồi. Ngoài ra, một số người còn mất kiểm soát đại, tiểu tiện khi bệnh đã ở mức độ nặng nề.

Triệu chứng hẹp ống sống cổ

Khi bị hẹp ống sống cổ người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức cổ, tê hay ngứa ran ở cánh tay và bàn tay, chân lẫn bàn chân. Cơ thể gặp vấn đề về cân bằng lẫn nặng nề ở tứ chi, các hoạt động đơn giản như cài cúc áo sẽ bị hạn chế đáng kể.

>>> Xem thêm: U cột sống là gì? Dấu hiệu ra sao và điều trị thế nào?

Nguyên nhân gây bệnh hẹp ống sống

Cho dù nguyên nhân của hẹp ống sống là gì đi nữa thì tất cả đều có một điểm chung là thay đổi cấu trúc cột sống lẫn không gian bên trong bị hẹp đi.

Nguyên nhân bẩm sinh

Được hiểu là kể từ khi sinh ra người bệnh đã có ống sống nhỏ so với thông thường. Đó cũng là nguyên nhân gây ra bệnh hẹp ống sống. Bên cạnh đó, việc dị tật cong vẹo cột sống sẽ nguy cơ gây bệnh hẹp ống sống cao.

Nguyên nhân bệnh lý

Thoái hóa cột sống là một nguyên nhân hàng đầu dẫn tới hẹp ống sống hiện nay. Thời gian sẽ khiến cho tình trạng thoái hóa diễn ra, hao mòn sụn bao bọc khớp, gồm cả cột sống rồi dẫn tới xương cọ sát vào nhau. Từ đó, gây ra việc hình thành gai xương, chèn ép vào ống sống, thu hẹp không gian bên trong rồi ảnh hưởng đến tủy sống và dây thần kinh.

Thoát vị đĩa đệm hẹp ống sống không phải là quá hiếm hoi. Đĩa đệm nằm giữa các đốt sống có vai trò như giảm sóc. Khi cơ thể già đi thì đĩa đệm sẽ dần mất nước, xơ hóa, phồng lên hay thoát vị rồi chèn ép lên các dây thần kinh khu vực lân cận.

Thoát vị đĩa đệm cũng là một nguyên nhân gây hẹp ống sống
Thoát vị đĩa đệm cũng là một nguyên nhân gây hẹp ống sống

Dây chằng là những dải mô mềm dẻo có vai cố định liên kết cố định cột sống với nhau. Khi mà viêm xảy ra sẽ dẫn tới tình trạng dây chằng dày lên và gây ra việc chèn ép ống sống, tổn thương các dây thần kinh hay tủy sống.

Khi người bệnh bị chấn thương, tác động lên cột sống rồi gây ra tình trạng viêm và giới hạn không gian ống sống. Sau đó là tạo ra áp lực đè lên các dây thần kinh lẫn tủy sống bên trong.

Khối u tủy sống cũng là một nguyên nhân gây hẹp ống sống cho người bệnh. Một khi khối u đã phát triển thì nó dễ dàng chèn ép lên các dây thần kinh cũng như tủy sống bên trong ống sống.

Hẹp ống sống có nguy hiểm không?

Hẹp ống sống nguy hiểm hay không còn tùy vào mức độ và giai đoạn của bệnh. Nếu như không được điều trị kịp thời sẽ để lại hậu quả trầm trọng như: Tê buốt, yếu các chi, mất cân bằng, tiểu tiện không kiểm soát thậm chí là cả bại liệt.

Chẩn đoán hẹp ống sống

Khám lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh là hai cách chẩn đoán hẹp ống sống mang lại hiệu quả tốt nhất.

Khám lâm sàng

Tiến hành sờ nắn khu vực hẹp ống sống để kiểm tra mức độ đau của người bệnh. Ngoài ra, yêu cầu người bệnh uốn cong về các hướng khác nhau để nắm được hình dạng cột sống, tư thế gây đau và các dấu hiệu bất thường khác. Việc kiểm tra khả năng cân bằng người bệnh cũng là một bước không thể thiếu thông qua dáng đi, lực chân tay.

Chẩn đoán hình ảnh

Chụp X-quang với mục đích là nắm được các thay đổi của cấu trúc xương, điển hình như các đĩa đệm bị tổn thương và ảnh hưởng đến chiều cao hay các gai xương xuất hiện khiến ống sống bị chèn ép.

Sử dụng phương pháp chụp cộng hưởng từ (MRI) để tạo ra hình ảnh cắt ngang của cột sống. Qua đó, quan sát chi tiết hơn các bộ phận như dây thần kinh, đĩa đệm, tủy sống hay sự xuất hiện của khối u.

Chụp cắt lớp vi tính (CT) với mục đích là tạo ra hình ảnh cắt ngang của cột sống. Trong khi đó, chụp CT tủy đồ có thêm thuốc cản quang để nhìn nhận một cách rõ ràng về  tình trạng chèn tủy sống hay các dây thần kinh.

>>> Xem thêm: Phình đĩa đệm là gì? Phình đĩa đệm có chữa khỏi được không?

Phương pháp điều trị

Điều trị hẹp ống sống như thế nào còn tùy vào từng tình trạng, nguyên nhân gây bệnh cũng như triệu chứng và các vị trí đau cụ thể.

Điều trị tại nhà

Chườm nóng sẽ giúp cho người bệnh giảm đau do viêm xương khớp, tăng lưu lượng máu cũng như giảm đau cơ và thư giãn. Nên lưu ý, chườm nóng ở mức độ vừa phải tránh tình trạng bị bỏng da.

Chườm lạnh cũng là một phương pháp mà người bị hẹp ống sống có thể tự điều trị tại nhà. Dùng đá cho vào khăn sạch hay gel lạnh chườm khoảng 20 phút mỗi lần, sau đó nghỉ 20 phút và tiếp tục thực hiện từ 3-4 lần/ngày nhằm giảm đau, sưng.

Chườm lạnh là một cách điều trị hẹp ống sống tại nhà để giảm đau, sưng
Chườm lạnh là một cách điều trị hẹp ống sống tại nhà để giảm đau, sưng

Thực hiện các bài tập hẹp ống sống sẽ giúp cho cơ bắp được hoạt động dẻo dai, linh hoạt và giảm đau hiệu quả. Tuy nhiên, áp dụng các bài tập nào hiệu quả và cường độ ra sao thì nên nhờ sự tư vấn của bác sĩ.

Điều trị không phẫu thuật

Sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) có tác dụng hiệu quả trong hẹp ống sống. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể dùng một số loại thuốc giãn cơ, giảm đau….  Tuy nhiên, người bệnh được phép dùng khi có bác sĩ chỉ định.

Vật lý trị liệu cũng là một phương pháp giảm đau hiệu quả, tăng cường sức mạnh cơ bắp, cải thiện khả năng phục hồi của cơ thể. Mỗi người sẽ được bác sĩ xây dựng chế độ, chương trình vật lý trị liệu chiropractic khác nhau tùy vào từng tình trạng cụ thể.

Tiêm steroid vào khoảng trống gây chèn ép tủy sống và dây thần kinh để giảm đau, viêm và kích ứng. Tuy nhiên, chỉ được phép sử dụng tối đa từ 3-4 lần/ năm vì Corticosteroid sẽ làm xương và các mô lân cận bị suy yếu.

Phẫu thuật

Phẫu thuật là lúc mà tình trạng bệnh đã nặng nề và các phương pháp trước đó đều không mang lại hiệu quả. Điểm mạnh của phẫu thuật là giúp bảo vệ được cấu trúc xương, khả năng hồi phục nhanh chóng cho người bệnh và giảm đi các triệu chứng.

Cách phòng tránh hẹp ống sống

Phần lớn, để tránh tình trạng hẹp ống sống thì mỗi người vẫn luôn chú ý vào chế độ ăn uống và sinh hoạt hằng ngày sao cho tốt nhất.

  • Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng.
  • Luôn duy trì trọng lượng cơ thể phù hợp.
  • Hạn chế hút thuốc.
  • Sinh hoạt và làm việc luôn đúng tư thế.
  • Thường xuyên rèn luyện thể thao.

Trên đây là toàn bộ các thông tin liên quan đến tình trạng hẹp ống sống phòng khám xương khớp Hà Nội ICCARE chia sẻ đến người đọc. Từ nguyên nhân, triệu chứng, điều trị cũng như cách phòng ngừa. Qua đó, giúp cho mọi người nhận thức được mức độ nguy hiểm cũng như những cách điều khi bị hẹp ống sống.

>>> Xem thêm: Xẹp đốt sống lưng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Đăng ký khám

Hãy liên hệ iCCARE ngay hôm nay, để nhận được giải đáp bất kỳ thắc mắc nào về xương khớp và cột sống.




    X iCCare chăm sóc sức khoẻ
    bền vững cho cả gia đình!
    chat zalo call