Khoảng 65-80% những người trưởng thành trong cộng đồng có đau cột sống thắt lưng cấp tính hoặc từng đợt một vài lần trong cuộc đời. Cùng iCCARE tìm hiểu về căn bệnh phổ biến này!
Đau thắt lưng là tình trạng đau nhức vùng lưng dưới, có thể xảy ra đột ngột (cấp tính) hoặc diễn ra lâu năm (mãn tính). Nếu trì hoãn điều trị, người bệnh sẽ chịu những ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ cơ xương khớp, cột sống.
1. Xác định bệnh đau thắt lưng
Những cơn đau thắt lưng đa phần bắt nguồn từ một chấn thương, tai nạn do căng giãn cơ, dây chằng cạnh cột sống quá mức… khi bạn chuyển động đột ngột hoặc mang vác vật nặng sai tư thế. Loại này diễn biến lành tính, chiếm 90% số trường hợp, thường kéo dài từ vài ngày đến vài tuần. Nếu đau thắt lưng thành mãn tính, nó sẽ kéo dài từ 3 tháng trở lên.
Vùng cột sống thắt lưng bao gồm 5 đốt sống từ L1 – L5 với hệ thống gân, cơ, dây chằng bao quanh. Đau thắt lưng những cơn đau ở vị trí ⅓ dưới lưng nằm giữa 2 gai mào chậu, ở chính giữa cột sống thắt lưng hay ở 2 bên cột sống thắt lưng.
Cột sống có nhiệm vụ nâng đỡ, tạo đường cong cho cơ thể, ngoài ra còn là mắt xích quan trọng trong hệ thống truyền tín hiệu của não đến chân, giúp chúng ta dễ dàng thực hiện những động tác di chuyển như bước lùi, bước tiến, bước sang phải, bước sang trái…
2. Những triệu chứng đau thắt lưng
Tùy thuộc vào yếu tố khởi phát, nguyên nhân gây đau và mức độ nghiêm trọng, các triệu chứng đau dưới thắt lưng sẽ có sự khác biệt:
- Phần lớn người bệnh bị đau thắt lưng sau một chấn thương, té ngã, khi ngồi hay đứng lâu rồi đột ngột chuyển động, khi nâng vác vật nặng.
- Mọi cử động hắt hơi, ho hoặc thay đổi tư thế đều dẫn đến cơn đau.
- Một số trường hợp cơn đau xuất hiện cả khi nghỉ ngơi.
- Mức độ đau tăng dần khi vận động nhiều hoặc khi thay đổi thời tiết.
- Cơn đau có thể dữ dội trong thời gian ngắn hoặc kéo dài vài ngày, vài tuần.
- Viêm hoặc sưng ở lưng, sốt.
- Đau lan xuống cẳng chân hoặc bàn chân, gây tê bì, châm chích.
- Ban ngày đau nhiều hơn đêm. Nếu tình trạng đau tăng khi nghỉ ngơi, giảm khi vận động và đau nhiều về ban đêm khiến người bệnh thức giấc cần nghĩ đến các bệnh lý viêm khớp cột sống.
Khi đau lưng dưới kèm yếu liệt hai chân, đi tiêu tiểu không kiểm soát, sốt cao lạnh run hoặc đau sau té ngã/chấn thương nhẹ, người bệnh cần nhanh chóng đi đến bệnh viện để được thăm khám và chẩn đoán một số tình trạng nguy hiểm và có hướng xử lý kịp thời, ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra.
>>> Xem thêm: Hiệu quả điều trị bất ngờ của Chiropractic so với dùng thuốc
3. Nguyên nhân của đau thắt lưng
Với 14 năm hoạt động, iCCARE Chiropractic Clinic tiếp nhận rất nhiều thắc mắc của hàng ngàn bệnh nhân rằng đau thắt lưng bắt nguồn từ đâu, có nguy hiểm không? Theo bác sĩ Kenneth Corbett chia sẻ, đau thắt lưng là có thể là dấu hiệu của các bệnh về xương khớp như:
3.1. Đau thắt lưng do nhóm bệnh lý cột sống
3.1.1. Thoái hóa cột sống lưng
Càng lớn tuổi, vùng cột sống chịu nhiều áp lực như cột sống thắt lưng sẽ thoái hóa dần theo thời gian, đặc biệt là ở sụn khớp và đĩa đệm gây nên những cơn đau thắt lưng âm ỉ
3.1.2. Thoát vị đĩa đệm
Đĩa đệm có vai trò giảm áp lực lên cột sống và duy trì sự linh hoạt của cột sống. Khi bị thoát vị đĩa đệm vùng lưng, phần nhân nhầy của đĩa đệm bị thoát ra, chèn ép lên rễ dây thần kinh và gây đau. Cơn đau sẽ tăng nếu người bệnh ho hoặc hắt hơi mạnh. Nếu bệnh tiến triển nặng còn gây ra các biểu hiểm hiện nghiêm trọng như tiểu tiện mất kiểm soát, yếu liệt chân, mất cảm giác,…
3.1.3. Hẹp ống sống thắt lưng
Khi không gian trong ống sống bị thu hẹp (do dây chằng vàng ở cột sống bị thoái hóa và dày lên) sẽ tạo áp lực lên các rễ thần kinh, tủy sống đi qua, gây đau vùng thắt lưng và đau lan xuống chân.
3.1.4. Đau thần kinh tọa
Dây thần kinh tọa chạy từ tủy sống dọc xuống mông và mặt sau của chân, khi phần dây thần kinh tọa này bị chèn ép sẽ gây nên cơn đau thắt lưng cùng với triệu chứng tê bì hoặc nóng rát dọc từ mông xuống bàn chân.
3.1.5. Gai cột sống
Gai xương trên các đốt sống có thể cọ sát vào nhau hoặc các phần mô mềm xung quanh gây nên cảm giác đau đớn.
3.1.6. Viêm cột sống dính khớp
Viêm cột sống dính khớp đặc trưng bởi tổn thương ở khớp cùng chậu, cột sống, các khớp ở chi, thậm chí là cả điểm bám gân. Triệu chứng sớm và thường gặp nhất là đau vùng thắt lưng. Người bệnh thường đau nhiều vào ban đêm gần sáng, có thể bị cứng cột sống vào buổi sáng, đau và cũng vùng cột sống sẽ giảm dần khi cử động.
3.1.7. Đau cơ xơ
Đau cơ xơ hóa là một tình trạng đặc trưng bởi sự tác động từ não bộ đến việc xử lý tín hiệu đau. Bệnh đặc trưng bởi các cơn đau cơ xương lan tỏa. Người bệnh thường bị đau hai bên cơ thể, trên và dưới thắt lưng. Ngoài ra người bệnh có thể kèm theo mất ngủ và lo lắng nhiều.
3.1.8. Cong vẹo cột sống
Cong vẹo cột sống là tình trạng cột sống bị cong bất thường sang một bên. Tình trạng bất thường này có thể gây đau, làm người bệnh có tư thế sai lệch trong sinh hoạt, từ đó tạo lực lên cơ bắp, gân, dây chằng, đốt sống và gây đau.
3.2. Đau thắt lưng do nhóm bệnh lý không liên quan đến cơ xương khớp
3.2.1. Bong gân
Bong gân là sự tổn thương ở các dây chằng do tác động mạnh nhưng không gây trật khớp hay gãy xương. Khi bị bong gân, dây chằng có thể bị căng hoặc rách dẫn tới các cơn đau thắt ở lưng.
3.2.2. Sỏi thận
Trong một số trường hợp, triệu chứng đau lưng nhiều khả năng là do bệnh sỏi thận gây nên. Nếu viên sỏi lớn và mắc kẹt ở thận phải, bạn sẽ bị đau thắt lưng bên phải. Tương tự, sỏi thận trái có thể gây nhói và đau thắt lưng bên trái.
3.2.3. Viêm tuyến tiền liệt
Đây là tình trạng sưng tuyến tiền liệt, gây ra các cơn đau thắt lưng ở nam giới.
3.3. Đau thắt lưng do các yếu tố nguy cơ
3.3.1. Tuổi tác
Người trên 30 tuổi thường bị đau lưng nhiều hơn. Khi các đĩa đệm bị suy yếu và mòn theo tuổi tác có thể gây đau và cứng lưng.
3.3.2. Cân nặng
Người thừa cân, béo phì thường dễ bị đau lưng hơn. Trọng lượng dư thừa có thể gây áp lực lớn lên các khớp và đĩa đệm.
3.3.3. Sức khỏe tổng thể
Cơ bụng suy yếu không thể hỗ trợ tốt cho cột sống, có thể dẫn tới tình trạng căng cơ lưng, bong gân. Người hút thuốc, lạm dụng rượu bia, lối sống lười vận động có nguy cơ cao bị đau lưng.
3.3.4. Nghề nghiệp
Những công việc yêu cầu phải nâng vác vật nặng nhiều có thể làm tăng nguy cơ chấn thương lưng.
3.3.5. Bệnh lý
Người có tiền sử gia đình bị viêm khớp và một số loại ung thư có nguy cơ bị đau lưng dưới.
3.3.6. Sức khỏe tinh thần
Đau lưng có thể do trầm cảm và căng thẳng kéo dài.
4. Phương pháp điều trị đau thắt lưng
4.1. Chăm sóc đau thắt lưng tại nhà
Khi bị đau thắt lưng, bạn nên làm gì? Trước hết hãy theo dõi và chăm sóc tại nhà:
- Nghỉ ngơi, dừng các hoạt động thể chất lại trong một vài ngày và dùng đá để chườm vào vùng thắt lưng (nên dùng đá trong 48-72 giờ đầu tiên, sau đó chuyển qua chườm nóng).
- Nằm nghiêng với đầu gối co lên, kẹp gối giữa hai chân. Tuy nhiên nếu có thể nằm ngửa thoải mái thì bạn đặt gối hoặc khăn cuộn dưới đùi để giảm áp lực lên lưng.
- Chườm nóng hoặc tắm nước ấm và massage thường xuyên để thư giãn các cơ ở lưng bị căng cứng.
- Thực hiện các bài tập thể dục chữa đau lưng theo đúng hướng dẫn của bác sĩ hoặc kỹ thuật viên
4.2 Trị liệu thần kinh cột sống
Nắn Chỉnh Cột Sống với bác sĩ Chirorpactic là giải pháp điều trị các cơn đau lưng an toàn, hiệu quả, tiên tiến nhất hiện nay với lịch sử 129 năm phát triển bắt nguồn từ Mỹ.
Cụ thể, bác sĩ sẽ sử dụng tay và dụng cụ hỗ trợ để thao tác nắn chỉnh cột sống nhẹ nhàng, tác động vào các điểm lệch trục cột sống để đưa các đốt sống về vị trí tối ưu. Phương pháp này giúp điều chỉnh lại cấu trúc của cột sống thắt lưng, giải phóng sự chèn ép của các đốt sống bị sai vị trí hoặc đĩa đệm bị biến dạng gây chèn ép lên dây thần kinh hay tủy sống, khuyến khích cơ chế tự phục hồi của cơ thể. Sau một thời gian, chức năng của hệ cơ xương khớp hoạt động tốt hơn và các cơn đau cũng tự động biến mất.
Y học hiện đại đánh giá Chiropractic thực sự là giải pháp điều trị từ gốc căn bệnh thoát vị đĩa đệm và thoái hóa cột sống, giải quyết dứt điểm cơn đau thắt lưng, tránh tình trạng tái phát như các phương pháp thông thường.
4.3 Vật lý trị liệu
Tại phòng khám iCCARE, mỗi bệnh nhân sẽ có một phác đồ điều trị phù hợp. Đội ngũ các bác sĩ kết hợp giữa phương pháp Trị liệu thần kinh cột sống và Vật lý trị liệu với công nghệ tiên tiến nhất chuẩn FDA Hoa Kỳ (như Laser tần sóng cao, giường kéo giảm áp, súng xung kích Shockwave, thiết bị Intelect Neo,…) để điều trị tận gốc cơn đau và ngăn ngừa tái phát mà không cần sự can thiệp của thuốc hay phẫu thuật.
Khi cơn đau đã thuyên giảm, bác sĩ và kỹ thuật viên sẽ hướng dẫn người bệnh các bài tập vật lý trị liệu hướng đến các động tác kéo giãn cơ nhằm giảm áp lực cho cột sống thắt lưng, góp phần giảm đau nhanh chóng. Kết hợp những bài tập tăng cường sức mạnh cho cơ lưng và cơ bụng để ngăn ngừa cơn đau tái phát.
5. Làm thế nào để phòng ngừa đau thắt lưng?
Để giảm nguy cơ đau thắt lưng bạn có thể tham khảo bạn nên lưu ý:
- Tư thế khi nâng đồ vật: dang rộng 2 chân, gập gối ngồi xuống, không cúi gập cột sống, sau đó dùng tay ôm đồ vật vào sát bụng, đồng thời căng cơ bụng. Sau đó từ từ đứng dậy và nâng đồ vật lên.
- Chọn ghế có chiều cao phù hợp khi làm việc văn phòng, có gối tựa hỗ trợ, cứ sau 1-2 giờ nên đứng lên vận động nhẹ nhàng để cột sống thắt lưng được thư giãn.
- Luyện tập thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày
- Kiểm soát cân nặng, tránh bị thừa cân, tạo áp lực cho cột sống lưng.
- Bổ sung các dinh dưỡng cần thiết cho xương như canxi, magie và kali. Uống nước đầy đủ giúp bạn tránh được các cơn đau thắt và hồi phục nhanh hơn.
- Duy trì kiểm tra sức khỏe định kỳ, tầm soát cơ xương khớp cột sống nhằm nhận biết các dấu hiệu sớm của bệnh, qua đó có biện pháp xử lý kịp thời.
Hy vọng những thông tin iCCARE cung cấp, bạn sẽ hiểu hơn về bệnh đau thắt lưng cũng như tìm ra được cách phòng ngừa và điều trị bệnh tốt nhất. Lưu ý, khi cơn đau thắt lưng kéo dài và chăm sóc tại nhà không cải thiện, bạn cần đi khám ngay để tránh những biến chứng khó lường.
Chúng tôi có kinh nghiệm hơn 14 năm làm việc với đội ngũ bác sĩ nước ngoài, kỹ thuật viên dày dặn kinh nghiệm, và các thiết bị điều trị tối tân. Mọi câu hỏi của bạn về các bệnh lý xương khớp và dịch vụ của iCCARE CHIROPRACTIC CLINIC vui lòng liên hệ qua hotline 096 393 1999 để được tư vấn cụ thể.
>>> Xem thêm: Top 3 bài tập giảm đau vùng thắt lưng tại nhà hiệu quả nhất