iccare.com.vn/
TIN TỨC Y KHOA

Xẹp đốt sống lưng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Xẹp đốt sống lưng là một bệnh lý xảy ra chủ yếu là do tác động từ chấn thương hay tuổi già. Bị xẹp đốt sống lưng gây ra rất nhiều các phiền toái cũng như cơn đau cho người mắc. Việc tìm ra nguyên nhân và cách điều trị xẹp đốt sống lưng là một vấn đề đang được người bệnh quan tâm hiện nay. 

Thông tin chung về xẹp đốt sống lưng

Xẹp đốt sống lưng hay lún đốt sống lưng là tình trạng mà thân đốt sống bị tác động và không thể giữ được chiều cao vốn có của nó. Từ đó, gây ra những tổn thương nặng nề cho cột sống và khiến người bệnh gặp nhiều vấn đề về sức khỏe cũng như sinh hoạt hằng ngày.

Thông thường, người bệnh sẽ mắc phải xẹp đốt sống lưng L1, xẹp đốt sống lưng L2, xẹp đốt sống lưng L5 và xẹp đốt sống lưng D12. Nếu như không được điều trị kịp thời rất dễ dính đốt sống và gây ra thoái hóa hay thoát bị đĩa đệm.

Xẹp đốt sống lưng khiến cho cột sống bị biến dạng, giảm chiều cao
Xẹp đốt sống lưng khiến cho cột sống bị biến dạng, giảm chiều cao

Triệu chứng của xẹp đốt sống lưng

Theo thống kê, có tới 2/3  bệnh nhân bị xẹp đốt sống lưng không bộc lộ rõ dấu hiệu nên khó được chẩn đoán sớm. Thậm chí, nhiều trường hợp còn lầm tưởng đó là triệu chứng của viêm khớp do tuổi già và không có sự can thiệp. Dưới đây là một số các biểu hiện của xẹp đốt sống lưng mà bạn cần phải lưu ý:

  • Lưng bị đau đột ngột, dữ dội mỗi khi đứng lên, vận động nhưng lại thuyên giảm lúc nghỉ ngơi.
  • Khả năng linh hoạt của cột sống bị hạn chế.
  • Chiều cao sụt giảm.
  • Vẹo cột sống, gù lưng.

Nguyên nhân xẹp đốt sống lưng

Nhìn chung, bị xẹp đốt sống lưng có khá nhiều các nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số lý do khiến cho người bệnh mắc phải tình trạng này.

Loãng xương

Loãng xương theo tuổi thác chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tình trạng xẹp đốt sống lưng. Khi xương bị loãng thì đồng nghĩa với việc mật độ chất trong xương cũng sẽ giảm đi khiến nó mỏng, giòn và không còn đủ chắc chắn để nâng đỡ cơ thể nữa. Theo đó, có tới 1/3  nữ giới và 1/8  nam giới trên 50 tuổi có nguy cơ loãng xương cao.

Đa phần, xẹp đốt sống lưng ở người già sẽ bị xẹp lún mặt trước. Tình người cao tuổi trạng xẹp đốt sống lưng đều khiến đốt sống biến dạng thành hình nêm rồi gù cột sống và rồi phải sinh hoạt với tư thế là khom lưng.

Chấn thương

Các chấn thương nặng như tai nạn giao thông, trượt chân, té ngã, dập mông xuống đất cũng khiến cho xẹp đốt sống lưng xảy ra. Khi đó, cột sống phải chịu một lực tác động lớn đột ngột rồi dẫn tới chấn thương, xẹp và gãy đốt sống.

Chấn thương nặng rất dễ dẫn tới xẹp đốt sống lưng
Chấn thương nặng rất dễ dẫn tới xẹp đốt sống lưng

Do bệnh lý khác

Các bệnh lý ác tính như: Viêm tủy xương và viêm xương biến dạng Paget hay ung thư di căn, ung thư xương… cũng sẽ khiến cho người bệnh gặp xẹp đốt sống lưng. Khi đó, các tế bào ung thư tấn công khiến xương giòn, mỏng, dễ lún, gãy hơn kể không bị chấn thương.

>>> Xem thêm: Hẹp ống sống: Nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng và cách điều trị

Biến chứng xẹp đốt sống lưng

Xẹp đốt sống lưng có nguy hiểm không? Đây là một câu hỏi mà rất nhiều người quan tâm. Trên thực tế, xẹp đốt sống lưng nếu như không lưu ý sẽ rất dễ nhầm lẫn với một số các bệnh lý khác. Và khi không được điều trị kịp thời sẽ xảy ra các biến chứng nguy hiểm.

Nguy cơ thoái hóa đốt sống lưng cao hơn.

Đốt sống và cột sống biến dạng dẫn tới gù lưng, giảm chiều cao, mất thẩm mỹ.

Dây thần kinh tại đốt sống bị tổn thương khiến cho người bệnh cảm thấy gây đau đớn, tê liệt, thậm chí là dẫn tới tàn phế.

Xẹp đốt sống lưng lâu ngày sẽ chèn ép lên cơ quan nội tạng.

Phương pháp chẩn đoán xẹp đốt sống lưng

Chẩn đoán xẹp đốt sống lưng ngoài việc thăm khám lâm sàng các biểu hiện của bệnh ra thì bác sĩ còn có thể thực hiện một loạt phương pháp kiểm tra.

Đo mật độ xương (DEXA)

Đây là một phương pháp chẩn đoán loãng xương hàng đầu hiện nay. Nếu như mật độ xương ≤ -2,5 độ lệch chuẩn (T-Score) thì đồng nghĩa với việc người bệnh đang bị loãng xương. Và đương nhiên nguy cơ bị xẹp đốt sống lưng cũng rất cao.

Chụp X-quang

Chụp x-quang giúp cho bác sĩ có thể quan sát được hình ảnh của thân đốt sống, khớp, xương và đĩa đệm. Qua đó, đánh giá mức độ biến dạng của cột sống cũng như là thoái hoá đốt sống. Đồng thời, đưa ra được phương pháp điều trị, phẫu thuật nếu như cần thiết.

Chụp cắt lớp vi tính (CT Scan) hay cộng hưởng từ (MRI)

CT Scan là một phương pháp có vai trò trong việc đánh giá các tình trạng: Nguy cơ rò rỉ cement vào ống sống hay độ lún xẹp và mảnh rời… Sử dụng CT Scan cùng với chụp tủy sống cản quang giúp cho bác sĩ phát hiện được tình trạng hẹp ống sống hoặc quan sát chi tiết xương.

Ngoài ra, bệnh nhân được chụp cộng hưởng từ với mục đích chẩn đoán và cung cấp thông tin về sinh học xương hay phát hiện được sự xâm nhập ác tính mỗi khi có các tình huống nhiễm trùng xảy ra.

Chụp cắt lớp vi tính (CT Scan) để phát hiện tình trạng ống sống, xương
Chụp cắt lớp vi tính (CT Scan) để phát hiện tình trạng ống sống, xương

Đo hấp thụ tia X kép, đo đậm độ xương

Đây là phương pháp đo lường mật độ khoáng của xương để xác định vấn đề loãng xương. Bên cạnh đó, nó còn giúp cho bác sĩ khảo sát được tình trạng xương sống, cột sống hay vùng hông, các chi và trên toàn bộ cơ thể.

>>> Xem thêm: Đốt sống cổ bị lồi nguy có hiểm không? Phòng ngừa như thế nào?

Điều trị xẹp đốt sống lưng như thế nào?

Cách chữa xẹp đốt sống lưng bằng phương pháp nào và ra sao còn tùy thuộc vào tình trạng mỗi người bệnh. Qua đó, mang lại hiệu quả tốt nhất cho từng trường hợp.

Điều trị không cần phẫu thuật

Một số trường hợp xẹp đốt sống lưng sẽ được điều trị không cần phẫu thuật như chiropractic. Thay vào đó, các bác sĩ kê đơn thuốc chống loãng xương, giảm đau OTC hay giãn cơ và thuốc kháng viêm không steroid… cùng nhiều loại thuốc khác. Toàn bộ đều phải theo chỉ định của bác sĩ, ngoài ra việc thay đổi phác đồ điều trị cũng sẽ được cân nhắc nếu không mang lại hiệu quả để tránh các biến chứng nguy hiểm.

Phẫu thuật

Nếu như phương pháp điều trị xẹp đốt sống lưng bằng phương pháp cố định không mang lại hiệu quả, đồng thời tình trạng ngày càng tệ thì phẫu thuật sẽ được đưa ra. Một số các dạng phẫu thuật như: Tạo hình đốt sống, tạo hình vùng gù và phẫu thuật mổ xẹp đốt sống. Đương nhiên, việc sử dụng phương pháp phẫu thuật nào còn phải tùy vào từng tình trạng cụ thể của mỗi bệnh nhân.

Sau phẫu thuật

Nếu như muốn cải thiện và điều trị tốt nhất cho bệnh xẹp sốt sống lưng thì cần giải quyết tận gốc nguyên căn của nó. Vì vậy trong và sau quá trình chữa trị thì người mắc nên: Điều trị loãng xương bằng nhóm Biphosphonat hay thuốc ức chế tiêu xương. Ngoài ra, cũng cần điều trị bằng dinh dưỡng thông qua việc kết hợp phục hồi chức năng cùng các bài tập vật lý trị liệu hay vận động nhẹ.

Cách ngăn ngừa bệnh xẹp đốt sống lưng

Ngoài những người bị xẹp đốt sống L4 L5 thì trường hợp thông thượng cũng nên phòng ngừa bệnh bằng cách tuân thủ lối sống sinh hoạt khoa học như sau: Người bệnh nên bổ sung khác để cơ thể luôn đủ chất, không bị thiếu hụt.

Sống lạnh mạnh bổ sung đầy đủ chất canxi, vitamin D, đồng thời hạn chế bia, rượu, thuốc lá hay các chất kích thích khác. Qua đó, giúp cho cơ thể luôn đủ chất, không bị thiếu hụt để bảo đảm sức khỏe một cách tốt nhất.

Thường xuyên rèn luyện sức khỏe bằng cách tập thể dục đều đặn. Việc này sẽ giúp cho bạn tăng cường sự linh hoạt, dẻo dai cho xương khớp  và đề kháng cơ thể tốt hơn. Nên nhớ, khi tập luyện hay vận động không nên dùng quá sức và cần có thời gian phục hồi hợp lý.

Làm việc hay sinh hoạt đều phải đúng tư thế để tránh các áp lực lên hệ xương khớp. Bên cạnh đó, khuân vác, lao động không quá sức và đặc biệt là tham gia giao thông an toàn để hạn chế tai nạn. Cuối cùng là thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các vấn đề nếu có.

Xẹp đốt sống lưng là một tình trạng gây ra nhiều đau đớn và phiền toái cho người bệnh. Không nên chủ quan bởi biến chứng của nó rất nguy hiểm và thường xuyên nhầm lẫn với nhiều vấn đề sức khỏe về xương khớp khác. Đừng quên ghé thăm website phòng khám xương khớp ICCARE để tham khảo ngay các triệu chứng cũng như biện pháp điều trị để giúp cho cột sống luôn chắc khỏe.

>>> Xem thêm: Giãn dây chằng lưng có nguy hiểm không, điều trị như thế nào?

Đăng ký khám

Hãy liên hệ iCCARE ngay hôm nay, để nhận được giải đáp bất kỳ thắc mắc nào về xương khớp và cột sống.




    chat zalo call