Viêm quanh khớp vai không chỉ gây đau đớn cho người bệnh mà nếu như tình trạng này kéo dài còn dẫn tới đông cứng khớp, khó vận động. Cần tìm hiểu các dấu hiệu của viêm quanh khớp vai cũng như cách điều trị viêm quanh khớp vai tốt nhất hiện nay để mang lại một sức khỏe tốt.
Viêm quanh khớp vai là gì?
Viêm quanh khớp vai là tình trạng mà các mô mềm như cơ, gân, dây chằng hay bao khớp đã bị viêm.
Theo đó, cấu tạo của khớp vai sẽ gồm 3 bộ phận là: Xương bả vai, xương đòn và xương cánh tay. Khớp vai là một khớp lớn, có cấu tạo phức tạp và giữ vai trò quan trọng trong vận động của cơ thể.
Ngoài ra, khớp vai còn liên quan đến các rễ dây thần kinh vùng cổ, khu vực trên của lưng hay hạch giao cảm cổ. Do đó, khi bị viêm thì người bệnh ngoài đau còn rất khó vận động.
Dấu hiệu của bệnh viêm quanh khớp vai
Các thể viêm quanh khớp vai chính bao gồm là: Viêm khớp vai đơn thuần, viêm khớp vai thể đông cứng và hội chứng vai-tay. Các dấu hiệu của bệnh lý này cũng sẽ tùy vào từng thể viêm quanh khớp vai.
Viêm khớp vai đơn thuần
Thể viêm quanh khớp vai đơn thuần thông thường sẽ xuất hiện ở những người trên 50 tuổi do lão hóa tự nhiên hay chấn thương.
Xuất hiện đau tại khu vực mỏm cùng vai, mặt trước và cả mặt ngoài vai.
Cảm giác đau khi dang tay ra ngoài, dơ tay lên hoặc gãi lưng.
Khi ấn vào các mỏm cùng vai, mặt trước xương cánh tay hay ở gân cơ nhị đầu bên trong rãnh cơ nhị đầu cánh tay vả cả gân cơ tam đầu cánh tay sẽ cảm thấy đau đớn.
Viêm khớp vai thể đông cứng
Đây được xem là một trong những triệu chứng phổ biến của viêm quanh khớp vai. Cụ thể, viêm quanh khớp vai thể đông cứng là mô tả tình trạng bao khớp vai dày lên, co cứng khiến khả năng vận động bị hạn chế. Triệu chứng của thể viêm quanh khớp vai thể đông cứng sẽ được tùy theo giai đoạn.
Giai đoạn đóng băng (dài từ 6 – 9 tháng): Khi này, vai không còn được linh hoạt, đặc biệt sẽ đau vào ban đêm hay đau lúc ngủ.
Giai đoạn đông cứng (dài từ 4 – 12 tháng): Ở giai đoạn này cơn đau sẽ giảm đi nhưng đổi lại tình trạng đông cứng khớp vai lại tăng lên. Ngoài ra, cơ vai cũng bị teo do vận động ít.
Giai đoạn “tan băng” (dài từ 6 tháng – 2 năm): Ở giai đoạn này, tình trạng đông cứng khớp vai sẽ dần biến mất và sự linh hoạt sẽ trở lại.
Hội chứng vai-tay
Đây là giai đoạn bao gồm các tổn thương viêm quanh khớp vai thể đông cứng giai đoạn hai và tình trạng rối loạn thần kinh vận mạch tại tay. Khi này, người bệnh sẽ mắc phải các dấu hiệu.
Khớp vai cứng và khó di chuyển hơn.
Rối loạn thần kinh vận mạch ở bàn tay với biểu hiện phù ở khu vực bàn tay lan lên một phần của cẳng tay hay phù cứng và màu da đỏ tía hoặc tím, da lạnh.
Bàn tay bị đau nhức suốt ngày đêm.
Móng tay giòn, dễ bị gãy.
Bàn tay bị hạn chế khả năng vận động, các cơ dần bị teo thấy rõ.
>>> Xem thêm: Đau khớp vai cảnh báo bệnh gì, cách điều trị ra sao?
Nguyên nhân bị bệnh viêm quanh khớp vai
Viêm quanh khớp vai xảy ra do khá nhiều các nguyên nhân khác nhau như:
Do lão hóa tự nhiên của cơ thể, thường xuất hiện với những người trên 50 tuổi.
Do chấn thương mạnh vào khu vực vai do tai nạn, lao động hay chơi thể thao.
Các bệnh lý như viêm gân, thoái hoá hay vôi hóa phần mềm cũng sẽ khiến cho viêm quanh khớp vai xảy ra.
Thời tiết bị lạnh, ẩm cũng làm cho nguy cơ viêm quanh khớp vai xảy ra.
Ngoài ra, một số trường hợp đặc biệt thì viêm quanh khớp vai còn xuất hiện mà không rõ nguyên nhân.
Phương pháp chẩn đoán viêm quanh khớp vai
Để có thể chẩn đoán bệnh viêm quanh khớp vai thì bác sĩ sẽ cần thực hiện một số các kiểm tra sau:
Siêu âm khớp vai để thực hiện phát hiện các tổn thương.
Chụp X-quang nhằm xác định viêm khớp vai liệu có phải hình thành do thoái hóa hay lắng đọng canxi ở gân cơ trên vai không.
Chụp khớp vai bơm thuốc cản quang hay MRI ghi hình khớp vai bơm thuốc cản quang (MRI arthrogram) để xác định tình trạng đứt gân nếu có.
Chụp cộng hưởng từ (MRI) nhằm xác định các tổn thương phần mềm nếu có.
Nội soi khớp vai nhằm chẩn đoán mức độ và cả hướng điều trị cho tình trạng viêm quanh khớp vai.
Cách điều trị viêm quanh khớp vai tốt nhất
Mỗi bệnh nhân sẽ có cách điều trị viêm quanh khớp vai khác nhau tùy vào tình trạng bệnh cụ thể.
Dùng thuốc
Người bệnh sẽ được dùng các loại thuốc như non-steroid, steroid đường uống hay đường tiêm. Tuy nhiên, chỉ được dùng khi có sự cho phép của bác sĩ.
Nghỉ ngơi
Để tránh tình trạng bệnh nặng thêm người bệnh nên nghỉ ngơi hợp lý và tránh vận động mạnh hay tác động trực tiếp lên vùng bả vai.
Tập luyện
Người bị viêm quanh khớp vai hoàn toàn có thể thực hiện một số các động tác nhẹ nhàng tại nhà theo sự hướng dẫn của bác sĩ để cải thiện tình trạng như.
Đưa khớp vai ra trước, lên trên.
Duỗi khớp vai ra sau.
Dạng khớp vai ra ngang lên trên.
Khép khớp vai vào trong.
Điều trị không thuốc
Trị liệu thần kinh cột sống Chiropractic là một phương pháp điều trị viêm quanh khớp vai hiệu quả. Tại ICCARE, các bác sĩ sẽ trực tiếp dùng bàn tay để nắn chỉnh các vị trí sai lệch về tình trạng ban đầu nhằm giảm đau và giải phóng bớt áp lực tại khớp bả vai.
Cho tới thời điểm hiện tại, phòng khám ICCARE đã điều trị cho rất nhiều bệnh nhân bị viêm quanh khớp vai nói riêng và các trường hợp liên quan đến xương khớp nói chung hiệu quả. Với đội ngũ chuyên gia quốc tế giàu kinh nghiệm và cả trang thiết bị hiện đại thì ICCARE luôn là địa điểm uy tín cho người bệnh.
Phòng ngừa viêm quanh khớp vai như thế nào?
Để tránh bị viêm quanh khớp vai, mọi người nên tuân thủ các điều như sau:
Không làm việc quá nặng, mang vác quá sức lên vai.
Hạn chế chơi các môn thể thao có nguy cơ chấn thương vai.
Không nên đổi tư thế vai một cách đột ngột, ngoài ra cũng nên làm nóng vai trước khi chơi thể thao.
Sau khi vận động vai nhiều thì nên nghỉ ngơi và tránh chèn ép vai.
Trên đây là một số các thông tin cơ bản về viêm quanh khớp vai như dấu hiệu, nguyên nhân, đối tượng mắc cũng như cách điều trị viêm quanh khớp vai hiệu quả. Thông qua bài viết này, ít nhiều cũng sẽ giúp cho mọi người phòng tránh bệnh hiệu quả nhất. Đừng quên theo dõi phòng khám chiropractic ICCARE để cập nhật các thông tin sức khỏe mới nhất nhé!
>>> Xem thêm: Bả vai: Nguyên nhân đau, cách phòng ngừa và điều trị