iccare.com.vn/
TIN TỨC Y KHOA

Viêm đa khớp: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Viêm đa khớp rất phổ biến ở Việt Nam, cứ 100 người thì đến 20 người có nguy cơ mắc phải. Đáng quan ngại hơn là bệnh viêm đa khớp có thể xuất hiện ở bất cứ ai. Vì vậy, cần lưu ý phát hiện các dấu hiệu từ sớm để thăm khám và chữa trị kịp thời. Cùng phòng khám xương khớp ICCARE đi tìm hiểu chi tiết qua bài viết bên dưới nhé!

Thông tin chung về viêm đa khớp

Để hiểu hơn về viêm đa khớp, cần nắm rõ được thế nào là viêm đa khớp, dấu hiệu cũng như các dạng viêm phổ biến hiện nay.

Viêm đa khớp là gì? 

Viêm đa khớp được hiểu là tình trạng đau và viêm ở nhiều hoặc 4 khớp trên cơ thể. Khi đó, người bệnh phải đối mặt với các cơn đau, khó khăn trong sinh hoạt lẫn công việc bởi vận động sẽ khiến tình trạng ngày càng gia tăng hơn.  

Viêm đa khớp diễn ra ở nhiều hoặc 4 khớp trên cơ thể
Viêm đa khớp diễn ra ở nhiều hoặc 4 khớp trên cơ thể

Các dạng viêm đa khớp

Viêm đa khớp có thể xuất hiện dưới dạng nhiều bệnh lý khác nhau, trong đó phổ biến nhất bao gồm.

Viêm khớp tự phát thiếu niên thể đa khớp

Được hiểu là một dạng viêm khớp tự phát thiếu niên xảy ra chủ yếu ở những người nhỏ tuổi từ thiếu niên trở xuống. Một số các khớp bị ảnh hưởng như: Mắt cá chân, cổ tay, bàn tay và háng hoặc đầu gối, thậm chí là cả hàm cũng như đốt sống cổ.

Lupus ban đỏ

Lupus ban đỏ là một trong những viêm nhiều khớp phổ biến hiện nay. Đây được xem như bệnh lý mô liên kết nguy cơ gây tổn thương nhiều cơ quan, bộ phận có sự liên quan tới hệ thống rối loạn miễn dịch. Các khớp chịu ảnh hưởng bởi lupus điển hình: Khớp ngón tay và cổ tay, đầu gối hoặc mắt cá…

Viêm khớp vảy nến

Những người mắc phải vảy nến có tới 10-30% nguy cơ xuất hiện viêm khớp. Một số các vị trí ảnh hưởng từ bệnh lý này là: Ngón tay, ngón chân hay cổ, vai và cả khuỷu tay… Thông thường, viêm khớp sẽ xuất hiện sau khi vảy nến đã phát triển. Tuy nhiên, cũng có một vài trường hợp mà dấu hiệu viêm khớp sẽ xảy ra trước.

>>> Xem thêm: Phác đồ điều trị viêm khớp gối chuẩn và những điều cần biết

Các vấn đề sức khỏe khác

Viêm đa khớp cơ bản không phải là cụ thể của một bệnh lý nào khác. Vì vậy, ngoài những vấn đề đã nêu trên thì vẫn có liên quan đến các tình trạng như: Bệnh co rút Dupuytren, đau cơ xơ hóa, ứ sắt hoặc thừa sắt…

Dấu hiệu viêm đa khớp

Khi bị viêm đa khớp, người bệnh thường sẽ xuất hiện các triệu chứng như sau:

Đau nhiều ở các khớp, đau dữ đội khi vận động quá mức.

Xuất hiện tình trạng cứng khớp, khó cử động vào buổi sáng, có thể kéo dài 1 tiếng.

Sưng, đỏ và nóng khu vực khớp.

Sưng, đỏ và nóng là một trong những triệu chứng của viêm đa khớp
Sưng, đỏ và nóng là một trong những triệu chứng của viêm đa khớp

Ngoài các dấu hiệu điển hình bên trên thì cũng có thể xuất hiện sốt, phát ban, sưng hạch bạch tuyết và chán ăn,mệt mỏi. Bên cạnh đó, viêm đa khớp còn có cả tính đối xứng rất đặc biệt. Được hiểu là nếu như khớp cổ tay này đau thì cổ tay bên kia cũng chịu tình trạng tương tự…

Nguyên nhân bị viêm đa khớp

Viêm đa khớp xuất hiện do rối loạn hệ miễn dịch mà ra (hệ miễn dịch tấn công các khớp chủ yếu là bởi di truyền). Viêm đa khớp không biểu hiện cụ thể bệnh lý nào, nhưng vẫn có liên quan đến viêm khớp đa khớp dạng thấp và Lupus hay Juvenil vả cả bệnh Gout hoặc vảy nến.

Viêm đa khớp cũng được hình thành từ: Nhiễm trùng Parvovirus hay virus viêm gan, sởi và HIV. Đồng thời, Whipple, lao và Lyme, Well hoặc viêm mạch máu, các bệnh nội tiết cũng gây nên tình trạng viêm đa khớp.

Ngoài các nguyên nhân đã kể trên thì một loạt yếu tố này cũng tăng nguy cơ mắc phải viêm đa khớp: Lối sống không lành mạnh khi thường xuyên sử dụng bia, rượu, thuốc lá… Tuổi tác cũng là một yếu tố không thể bỏ qua, tuổi càng cao thì nguy cơ mắc viêm khớp vàng lớn. Thậm chí, nữ giới chính là đối tượng xuất hiện tình trạng này cao hơn là nam. Kể cả những trường hợp có thành viên gia đình mắc bệnh viêm đa khớp thì khả năng di truyền cũng rất cao.

Biến chứng viêm đa khớp

Viêm đa khớp rõ ràng là một tình trạng bệnh nguy hiểm nếu như không được phát hiện và điều trị kịp thời. Theo thời gian, có thể dẫn tới các biến chứng như:Cứng khớp, dính khớp và teo cơ hay biến dạng khớp, đau đớn và khó khăn trong sinh hoạt. Nguy hiểm hơn là nguy cơ gây bại liệt và tàn phế suốt đời.

Chưa hết, viêm đa khớp còn ảnh hưởng xấu đến các cơ quan nội tạng khác trong cơ thể. Điển hình như phổi (khó thở, ho mãn tính) hay mắt (mắt bị khô, xuất hiện viêm lòng trắng) và cả da (dính phát ban) hoặc tim (đau, suy tim)…

Chẩn đoán viêm đa khớp

Rõ ràng, để chẩn đoán viêm đa khớp không hề đơn giản khi mà có nhiều nguyên nhan gây nên. Một số các phương án phổ biến thường được dùng như:

Xét nghiệm máu với mục đích là phát hiện ra virus hay các yếu tố dạng thấp (RF) – một loại protein có thể tấn công đến một loạt các mô khỏe mạnh của cơ thể. Tiến hành khám tổng quát để kiểm tra tình trạng sưng nóng, khả năng vận động của khớp. Kết hợp chụp X-quang, MRI để tìm ra nguyên nhân gây đau và thực hiện xét nghiệm dịch khớp với vai trò định dạng loại bệnh đang diễn ra.

Cách điều trị viêm đa khớp

Rất nhiều người bệnh không khỏi thắc mắc rằng bệnh viêm đa khớp có chữa được không? Trên thực tế, nếu như được thăm khám sớm và giai đoạn bệnh chưa tiến triển quá nặng thì vẫn ngăn chặn và cho hiệu quả  đáng kể. Bên cạnh đó, cũng hạn chế các tổn thương đến khớp khác hay giảm biến chứng.

Điều trị không dùng thuốc

Phương pháp không dùng thuốc với các bài tập như bơi, đạp xe, đi bộ… được xem là cách chữa viêm đa khớp tại nhà. Để mang lại hiệu quả thì người bệnh cần tuân thủ đúng quy trình, kiên trì và làm theo hướng dẫn từ bác sĩ.

Điều trị dùng thuốc

Đối với một số các trường hợp, sẽ được chỉ định dùng thuốc giảm đau để điều trị triệu chứng. Các loại thuốc phổ biến có thể kể đến như: Thuốc không kháng viêm Paracetamol, thuốc không steroid (Ibuprofen, Naproxen hoặc Diclofenac…) và thuốc thấp khớp (Methotrexate), thuốc sinh học và Corticosteroid.

Phẫu thuật

Phẫu thuật là phương pháp cuối cùng có thể áp dụng trong trường hợp tình trạng bệnh quá nặng. Song, cũng nên cân nhắc khi mà phẫu thuật  tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người bệnh và khả năng hồi phục đương nhiên sẽ lâu hơn thông thường.

Phòng ngừa viêm đa khớp như thế nào?

Nếu như chủ động phòng tránh từ sớm, bạn sẽ luôn có một sức khỏe tốt và hạn chế mắc viêm đa khớp. Dưới đây là một số các biện pháp mà bất cứ ai cũng nên áp dụng.

Tập thể dục thể thao đều đặn phòng chống viêm đa khớp
Tập thể dục thể thao đều đặn phòng chống viêm đa khớp

Viêm đa khớp kiêng ăn gì là câu hỏi của rất nhiều người. Câu trả lời là hạ chế đồ ăn dầu mỡ, nội tạng động vật, chất kích thích và cả đồ ăn nhanh. Đổi lại, nên bổ sung nhiều rau, củ, quả và các loại hạt cũng như chế độ lành mạnh. Đồng thời, duy trì cân nặng phù hợp để giảm áp lực lên các khớp.

Thường xuyên luyện tập thể dục để có một sức khỏe tốt. Tuy nhiên , cần khởi động kỹ nhằm làm nóng khớp và hạn chế các chấn thương.  Đồng thời, cần giữ ấm cho cơ thể nhất là thời điểm giao mùa để bảo đảm sức khỏe.

Trong công việc và sinh hoạt, tránh việc mang, vác các đồ vật quá nặng gây áp lực lên hệ thống xương khớp. Đặc biệt là các vận động sai tư thế hay thói quen không tốt như bẻ ngón tay, ngón chân. 

Ngoài ra, nên thăm khám định kỳ để kiểm tra sức khỏe và phát hiện sớm các dấu hiệu nếu như bị viêm đa khớp. Qua đó, có phác đồ điều trị kịp thời nhằm giúp cho quá trình chữa diễn ra nhanh hơn, hiệu quả hơn và hạn chế biến chứng.

Viêm đa khớp rõ ràng là một tình trạng không nên chủ quan. Ngay sau khi cảm nhận được các biểu hiện của bệnh cần thăm khám để điều trị sớm. Thay vì phải đau đầu tìm cách chữa thì mỗi người luôn chủ động phòng chống bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học, sinh hoạt và làm việc khoa học hơn.

>>> Xem thêm: Bị thoái hóa khớp gối nên tập gì để an toàn và hiệu quả

Đăng ký khám

Hãy liên hệ iCCARE ngay hôm nay, để nhận được giải đáp bất kỳ thắc mắc nào về xương khớp và cột sống.




    chat zalo call