Theo thống kê thì viêm cân gan chân là một hiện tượng phổ biến khiến cho 70% các trường hợp bị đau gót chân. Bệnh lý này có thể diễn ra ở các độ tuổi trung niên lẫn trẻ em. Vậy viêm cân gan chân là gì và triệu chứng của nó như thế nào?
Viêm cân gan chân là gì?
Viêm cân gan chân hay còn được biết với cái tên viêm gân gan bàn chân khiến người bệnh cảm thấy đau gót chân. Vấn đề này tác động tiêu cực đến cuộc sống sinh hằng ngày, nhất là việc đi lại. Những người nguy cơ mắc viêm cân gan chân bao gồm nam giới thuốc nhóm trung tuổi, người lao động nặng nhọc….
Triệu chứng viêm cân gan chân
Hai triệu chứng điển hình mà tình trạng này gây ra cho người bệnh có thể kể tới như:
Đau: Các cơn đau chủ yếu diễn ra ở khu vực gót chân, có thể là đau âm ỉ hay đau buốt vào sáng sớm vì bàn chân đã phải giữ ở tư thế gấp về phía gan bàn chân cả đêm khiến cân gan chân co lại. Khi bước và đặt chân xuống đất thì cân gan chân sẽ kéo căng gây đau đớn.
Trong ngày, cơn đau hoàn toàn có thể tái phát khi phải đi lại nhiều lần hoặc đứng một chỗ quá lâu. Đặc biệt, tình trạng này còn nguy cơ tái đi tái lại và đau cả lúc nghỉ ngơi kèm theo việc lan ra khắp lòng bàn chân.
Ngoài ra, người bệnh còn phải đối mặt với tình trạng sưng, bầm tím ở lòng bàn chân.
>>> Xem thêm: Tê ngón chân cái: Tìm hiểu nguyên nhân, cách khắc phục
Nguyên nhân gây viêm cân gan chân
Có khá nhiều các nguyên nhân khác nhau dẫn tới viêm cân gan chân, dưới đây là một số lý do điển hình.
Tuổi tác: Tuổi tác cũng chính là một nguyên nhân hàng đầu dễ dẫn tới tình trạng này. Đặc biệt là người lớn tuổi nằm trong khoảng từ 40 – 60 tuổi, nhất là nam giới thì việc mắc viêm cân gan chân càng trở nên cao hơn.
Tập thể dục sai cách: Tập thể dục không đúng cách rõ ràng cũng sẽ khiến cho bạn nguy cơ mắc phải viêm cân gan chân. Nhất là đối với các trường hợp đi giày không phù hợp, lót đế quá cứng dẫn tới căng và tổn thương cơ bàn chân.
Dị tật bẩm sinh (bàn chân bẹt): Bàn chân bẹt được hiểu là bàn chân không có hõm chân tự nhiên, gây ra nhiều khó khăn trong đi lại, cân bằng. Tình trạng này khiến cho mô liên kết bàn chân kéo giãn ra, theo thời gian rồi dẫn tới viêm cân gan chân.
Béo phì: Khi mà cơ thể có trọng lượng lớn sẽ khiến áp lực dần đề lên các bộ phận như xương khớp, bàn chân. Từ đó, gây ra tình trạng vùng cân gan bàn chân bị sưng viêm.
Tính chất công việc: Những người có tính chất công việc đặc thù phải đi lại quá nhiều hoặc đứng nguyên một chỗ hay đi giày cao gót thường xuyên. Tất cả các hành động này đều khiến cho cân gan bàn chân bị tổn thương.
Viêm cân gan chân có nguy hiểm không?
Rất nhiều người từng thắc mắc rằng viêm cân gan chân có nguy hiểm hay không? Trên thực tế, tình trạng này không ảnh hưởng hay đe dọa tính mạng nhưng nếu không được điều trị sẽ chuyển sang mãn tính. Đồng thời, người bệnh phải đối mặt với nhiều khó khăn trong việc đi lại, sinh hoạt hằng ngày.
Chẩn đoán viêm cân gan chân như thế nào?
Hiện nay, để chẩn đoán viêm cân gan bàn chân chính xác nhất thì bác sĩ vẫn sẽ tiến hành hai phương án là khám lâm sàng và cận lâm sàng.
Khám lâm sàng
Bác sĩ phần nào đánh giá được tình hình sơ bộ của bệnh nhân bằng cách kiểm tra triệu chứng như đau vùng gót, đau khi ấn vào, đau dai dẳng… đồng thời tìm hiểu tiền sử bệnh tật.
Khám cận lâm sàng
Chụp X-quang sẽ giúp cho bác sĩ phát hiện được gai xương gót chân. Đây chính là hệ quả của quá trình viêm kéo dài dẫn tới vôi hóa điểm bám vào xương gót. Ngoài ra, còn thực hiện siêu âm để có thể nhìn ra được dấu hiệu tổn thương tại cân gan bàn chân. Bên cạnh đó, chụp MRI nhằm chẩn đoán và phát hiện với các bệnh lý khác.
Cách điều trị viêm cân gan chân
Viêm cân gan chân bao lâu thì khỏi hay cách điều trị viêm cân gan bàn chân như thế nào? Đây đều là những thắc mắc mà người bệnh từng đặt ra. Trên thực tế để biết được chính xác khi nào bệnh sẽ khỏi hay dùng cách chữa như thế nào còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như tình trạng cụ thể, cách áp dụng….
Dùng thuốc giảm đau
Thuốc chống viêm không Steroid (NSAID) không kê đơn như: Ibuprofen (Advil, Motrin), Naproxen (Aleve) và thuốc tiêm Cortisone (Steroid) là những loại được chỉ định phổ biến nhất để điều trị viêm cân gan chân. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tạm thời và tuyệt đối không tự ý dùng thuốc.
Phẫu thuật
Trường hợp đã áp dụng các phương án điều trị bảo tồn nhưng vẫn có hiệu quả. Thậm chí là tình trạng ngày càng nặng hơn thì cần phải can thiệp bằng phẫu thuật với mục đích cắt 1 bên cân gan chân, đồng thời bỏ gai xương gót để giảm áp lực căng lên cân gan chân.
Đương nhiên, việc lựa chọn hình thức phẫu thuật mở hay nội soi còn tùy thuộc vào quyết định từ bác sĩ thông qua tình trạng cụ thể. Lưu ý, đây là phương án cũng để lại khá nhiều rủi ro như nhiễm trùng, thời gian phục hồi lâu…
Phòng ngừa viêm cân gan chân
Để có thể hạn chế tình trạng viêm cân gan chân một cách tối đa, bạn nên chú ý đến công việc, sinh hoạt và chế độ tập luyện.
Cần có chế độ dinh dưỡng khoa học, hạn chế đi những thực phẩm nhiều chất béo, chất kích thích như bia, rượu… Đồng thời tăng cường vitamin, rau xanh để duy trì cân nặng nhằm giảm áp lực lên các bộ phận xương khớp, chân…
Đối với những người có công việc đặc thù phải lao động chân tay nên hạn chế tốt nhất việc lặp đi lặp lại một động tác. Ví dụ như đứng lâu một chỗ, đi lại nhiều lần…
Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để cơ, xương khớp chắc khỏe hơn. Song, cũng cần phải lưu ý rằng phải thực hiện đúng quy trình, kỹ thuật. Đặc biệt dùng các dụng cụ như giày dép phù hợp để giảm chấn thương xảy ra.
Viêm cân gan chân sẽ khiến cho người bệnh cảm thấy gặp nhiều phiền phức khi mắc phải. Qua bài viết này, phòng khám ICCARE hy vọng tất cả sẽ hiểu được nguyên nhân gây nên và có cách phòng tránh hiệu quả.
>>> Xem thêm: Đau mu bàn chân là bệnh gì? Điều trị như thế nào?