iccare.com.vn/
TIN TỨC Y KHOA

Trẹo mắt cá chân: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa hiệu quả

Những người thường xuyên chơi thể thao chắc chắn không còn xa lạ với hiện tượng trẹo mắt cá chân nữa rồi. Đây là một tình trạng tổn thương thường gặp ở chi dưới khi rèn luyện sức khỏe. Tham khảo cách chữa trẹo mắt cá chân cũng như biện pháp phòng ngừa bị trẹo mắt cá chân.

Trẹo mắt cá chân là gì?

Trẹo mắt cá chân hay còn được biết tới là bong gân mắt cá chân có tên gọi tiếng Anh, ankle sprain. Đây là một tình trạng tổn thương, giãn, đứt hoàn toàn hay một phần các sợi của dây chằng nối các xương chày, xương mác hoặc xương sên tại khớp cổ chân lại với nhau.

Trẹo mắt cá chân khiến cho người bệnh đau đớn và sưng tấy
Trẹo mắt cá chân khiến cho người bệnh đau đớn và sưng tấy

Nguyên nhân gây trẹo mắt cá chân

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho tình trạng trẹo mắt cá chân xảy ra. Đó chính là các chấn thương gây ra việc cổ chân bị xoắn hoặc lật, từ đó dẫn tới các dây chằng, mô mềm bị ảnh hưởng và cuối cùng là bong gân.

Dưới đây là một số nguyên nhân chính khiến trẹo mắt cá chân.

Chấn thương khi chơi thể thao.

Ngã, bước hụt làm lật cổ chân…

Tiếp đất sai tư thế khi nhảy từ trên cao.

Người phải làm việc nặng gây áp lực lên mắt cá chân và cổ chân trong  thời gian dài.

Mang vác vật nặng sai tư thế.

Triệu chứng của trẹo mắt cá chân

Người bị trẹo mắt cá chân sẽ có các triệu chứng lâm sàng như sau:

Đau: Khi bị trẹo mắt cá cổ chân, người bệnh ngay lập tức cảm thấy đau buốt tại mắt cá. Cơn đau sẽ diễn ra tùy vào mức độ nặng hay nhẹ của việc trẹo mắt cá chân, đồng thời nó cũng sẽ kéo dài tới lúc khỏi hoàn toàn. Cơn đau sẽ dễ dàng cảm nhận thấy nếu như ấn vào mắt cá hay khi chuyển động cổ chân.

Sưng tấy: Tình trạng sưng tấy sẽ xuất hiện sau vài giờ kể từ lúc bị trẹo. Độ sưng sẽ ngày càng nặng nếu như người bệnh vẫn hoạt động vùng mắt cá bị trẹo.

Bầm tím: Bầm tím là hiện tượng xuất hiện sau cùng khi tình trạng đau và sưng tấy diễn ra. Trẹo mắt cá chân, dây chằng cũng như các bộ phận cấu thành, mô mềm xung quanh sẽ bị chảy máu rồi dần xuất hiện các vết bầm tím tại khu vực tổn thương.

Bầm tím là một dấu hiệu của việc trẹo mắt cá chân
Bầm tím là một dấu hiệu của việc trẹo mắt cá chân

Giảm biên độ cử động khớp: Giãn hay rách dây chằng hoặc tổn thương mô mềm mắt cá chân sẽ khiến cho khớp bị giảm đi khả năng vận động. Một phần là do cơn đau mắt cá chân phải chịu áp lực khiến cho người bệnh cảm thấy cổ chân, mắt cá chân giảm biên độ vận động và khó khăn trong di chuyển.

>>> Xem thêm: Sưng mắt cá chân: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Phương pháp chẩn đoán trẹo mắt cá chân

Bị trẹo chân sưng mắt cá thì chủ yếu sẽ được chẩn đoán thông qua hình ảnh. Dù vậy thì các bác sĩ vẫn sẽ có quá trình thăm khám để nắm được tình trạng cụ thể cũng như chính xác.

Thăm khám lâm sàng

Đầu tiên là xem xét tình hình phù nề của mắt cá chân và so sánh với bên còn lại. Tiếp theo, sẽ thực hiện sờ nắn xung quanh vùng mắt cá chấn thương để xác định dây chằng nào đang bị ảnh hưởng. Cuối cùng là gấp duỗi cổ chân của người bệnh để kiểm tra phạm vi chuyển động.

Chẩn đoán cận lâm sàng

Sau khi đã thực hiện khám lâm sàng, người bệnh sẽ được thực hiện một số phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng như:

  • Chụp X-quang: Nhằm đánh giá tình trạng của các xương xung quanh mắt cá chân đồng thời loại từ trường hợp gãy xương.
  • Chụp MRI cộng hưởng từ: Chụp MRI sẽ thu thập được những hình ảnh mặt cắt chi tiết từng vùng và từng vị trí. Qua đó, giúp bác sĩ có thể nhìn thấy cấu trúc phần mềm và dây của mắt cá chân một cách rõ ràng nhất.
  • Siêu âm: Siêu âm để đánh giá tình trạng tổn thương của dây chằng tại mắt cá chân bị trẹo.
  • Chụp CT: Chụp CT giúp cho bác sĩ nắm được tình trạng chi tiết của xương và khớp tại vị trí bị trẹo mắt cá chân.

Cách chữa trẹo mắt cá chân hiệu quả

Để có thể cải thiện tình trạng cũng như tránh việc tiến triển nặng thêm thì người bị trẹo mắt cá nhân cần thực hiện các hoạt động như sau.

Nên nghỉ ngơi và tránh hoạt động vùng mắt cá chân bị trẹo.

Sử dụng đá để chườm giảm đau, sưng.

Có thể dùng dây thun hay dây có chất liệu co giãn băng ép nhẹ nhằm cố định mắt cá chân bị trẹo. Phương án này giúp cho vùng bị trẹo tạm thời bất động cũng như hạn chế chảy máu.

Dùng dây thun hay băng để cố định mắt cá chân
Dùng dây thun hay băng để cố định mắt cá chân

Nâng cao chân bị trẹo mắt cá lên gối, ghế hay thẳng đứng lên. Hoạt động này sẽ giúp cho máu không bị dồn xuống vùng bị tổn thương để giảm tình trạng sưng, phù nề.

Cách phòng ngừa trẹo mắt cá chân

Dưới đây là cách phòng ngừa trẹo mắt cá chân mà bất cứ ai cũng nên biết để bảo vệ sức khỏe, cụ thể là cổ chân của của mình.

Nên khởi động kỹ càng trước khi chơi thể thao, rèn luyện sức khỏe, đặc biệt là các môn phải di chuyển, vận động cổ chân nhiều như bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ…

Nên thực hiện các động tác đúng kỹ thuật, tránh việc bị sai đột ngột.

Sử dụng các dụng cụ chuyên dụng như băng mắt cá nhân để giảm trẹo mắt cá chân.

Đeo giày phù hợp với kích cỡ chân để mang lại sự thoải mái.

Hạn chế đi giày cao gót quá nhiều.

Tập luyện thể thao thường xuyên để duy trì độ linh hoạt và sức mạnh của mắt cá chân

Hồi phục sau khi trẹo mắt cá chân

Chăm sóc cũng như phục hồi sau khi bị trẹo mắt cá chân rất quan trọng, nhất là với những vận động viên để lấy lại tinh thần, linh hoạt, chức năng của mắt cá hay cổ chân. Người bệnh có thể tham khảo các bài tập phục hồi sau khi bị trẹo mắt cá chân như:

  • Bài tập tăng khả năng giữ thăng bằng của mắt cá chân.
  • Tăng cường sức mạnh và sức bền của mắt cá chân.
  • Luyện tập tính dẻo dai cho mắt cá chân.

Trên đây ICCARE đã thông tin toàn bộ về trẹo mắt cá chân đến bạn đọc. Trẹo mắt cá chân khiến cho người bệnh gặp khó khăn trong di chuyển hằng ngày. Nếu như biết cách khắc phục khi gặp vấn đề thì tình trạng sẽ được cải thiện hơn rất nhiều. Lưu lại ngay cách điều trị trẹo mắt cá chân để đảm bảo cổ chân được phục hồi nhanh nhất.

>>> Xem thêm: Đau nhức cổ chân: Nguyên nhân, biến chứng và cách điều trị

Đăng ký khám

Hãy liên hệ iCCARE ngay hôm nay, để nhận được giải đáp bất kỳ thắc mắc nào về xương khớp và cột sống.




    chat zalo call