Trật khớp cổ tay là một tình trạng phổ biến trong cuộc sống hằng ngày kể cả khi sinh hoạt, lao động và cả thể thao. Trật cổ tay khiến cho người bệnh đau đớn, thậm chí là ảnh hưởng đến khả năng vận động về sau nếu như không được điều trị sớm. Do đó, phát hiện và sơ cứu đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi.
Tìm hiểu chung về trật khớp cổ tay
Để giúp cho quá trình phát hiện và phục hồi tốt thì trước hết cần hiểu rõ về tình trạng trật khớp cổ tay là gì và bao gồm những loại nào?
Trật khớp cổ tay là gì?
Khớp cổ tay là nơi mà xương cẳng và bàn tay kết nối với nhau. Trật khớp cổ tay được hiểu là tình trạng mà một hoặc nhiều xương ở vị trí cổ tay bị đẩy ra khỏi vị trí tự nhiên. Đa phần, nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này bởi chấn thương trong sinh hoạt hay công việc hằng ngày.
Các loại trật khớp cổ tay
Bị trật cổ tay có khá nhiều dạng khác nhau, tùy vào từng tình trạng cụ thể sẽ được phân thành 4 loại như:
Trật khớp xương bán nguyệt: Xương bán nguyệt nằm ở khu vực trung tâm cổ tay, cung cấp cấu trúc thượng tầng và tham gia vào các hoạt động. Trật khớp xương bán nguyệt khiến xương bán nguyệt lệch khỏi vị trí ban đầu, trong khi các xương còn lại vẫn giữ nguyên.
Trật khớp xung quanh xương bán nguyệt: Trật khớp xung quanh xương bán nguyệt xảy ra khi dây chằng bị tổn thương. Dấu hiệu dễ nhận biết nhất là tình trạng sưng có thể quan sát được bằng mắt thường.
Gãy Galeazzi: Đây là tình trạng mà khi bị chấn thương do tác động lực mạnh trực tiếp lên cổ tay. Từ đó, gây ra tình trạng đau đớn ở khu vực bị tổn thương và xung quanh.
Gãy xương cẳng tay: Gãy xương cẳng tay xảy ra khi bị ngã ở tư thế ngửa quá mức hoặc lực tác động trực tiếp lên cổ tay khiến xương nứt gãy.
Dấu hiệu của trật khớp cổ tay
Khi bị trật khớp cổ tay, người bệnh dễ dàng nhận biết bằng mắt thường với hàng loạt các biểu hiện sau đây.
- Khó cử động, biến dạng: Đối với nhiều trường hợp, trật cổ tay có thể khiến cho bàn tay người bệnh bị lệch hẳn, khó khăn trong việc cử động. Việc xoay khớp cổ tay dường như rất khó và cũng trở nên ngượng ngùng khi cầm nắm.
- Đau đớn: Đau nhức là dấu hiệu dễ nhận biết nhất đối với trường hợp bị trật cổ tay. Người bệnh sẽ cảm thấy cơn đau dần tăng lên nếu như cố gắng cử động cổ tay, ngón tay hay cầm nắm một vật nào đó.
- Sưng tấy, bầm tím: Sau đau nhức thì tình trạng sưng và bầm tím được cho là một dấu hiệu cũng rất dễ quan sát được bằng mắt thường. Đây cũng là dấu hiệu sẽ xuất hiện sau những cơn đau do viêm, tụ máu, vỡ mạch máu nhỏ bên trong.
- Tê, yếu: Với nhiều trường hợp thì tình trạng tê, yếu xuất hiện ở bàn tay hay ngón tay do dây thần kinh bị chèn ép. Ngoài ra, người bệnh còn cảm thấy mềm mỗi khi lấy tay sờ vào khu vực bị tổn thương.
>>> Xem thêm: Đau cổ tay là bệnh gì? Điều trị chứng đau nhức cổ tay như thế nào?
Nguyên nhân trật khớp cổ tay
Nhìn chung, trật khớp cổ tay có rất nhiều các nguyên nhân khác nhau nhưng đa phần đều là từ chấn thương mà ra.
Chấn thương trực tiếp
Đây được xem là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng cổ tay bị trật bởi chấn thương trực tiếp, lực mạnh tác động thẳng lên cổ tay. Trong đó, có thể kể đến như té ngã, lao động hay chơi thể thao….
Chấn thương gián tiếp
Một số các hành động trong công việc như nâng vật nặng hay ngay cả khi chơi thể thao lặp đi lặp lại khiến cổ tay phải chịu áp lực quá nhiều cũng làm cho trật khớp cổ tay xảy ra.. Do đó, cần hết sức lưu ý mỗi khi lao động cũng như thể dục thể thao.
Tai nạn giao thông
Tai nạn giao thông cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến cho trật khớp cổ tay xảy ra. Theo đó, đa phần các trường hợp đều bị tác động mạnh và tư thế khi va chạm là không tự nhiên.
Thoái hóa khớp
Bên cạnh các nguyên nhân về chấn thương và tai nạn giao thông thì thoái hóa khớp cổ tay hay viêm khớp cũng có thể gây trật khớp cổ tay. Khi đó, cấu trúc xương, sụn đã yếu dần đi và việc nguy cơ trật khớp rất cao.
Những ai dễ bị trật khớp cổ tay
Trật khớp cổ tay có thể xuất hiện ở bất cứ ai nếu như bị chấn thương. Bên cạnh đó, những đối tượng sau sẽ có nguy cơ cao hơn như: Người thường xuyên phải hành động lặp đi lặp lại một thao tác, dân văn phòng, vận động viên, người lao động nặng. Bên cạnh đó, bác sĩ phẫu thuật, nhân viên vệ sinh… cũng nằm trong nhóm này.
Biến chứng trật khớp cổ tay
Trật khớp cổ tay không nguy hiểm đến tính mạng và hoàn thành phục hồi sớm. Tuy nhiên, đòi hỏi người bệnh cần sơ cứu cũng như điều trị kịp thời, nếu không vẫn sẽ gây ra các biến chứng khó lường.
Cứng khớp, hạn chế vận động: Trong thời gian chấn thương, người bệnh không thể cử động. Từ đó, dẫn tới việc cứng khớp và lâu dần sẽ gây khó khăn trong việc vận động, các cử chỉ trở nên ngượng hơn thông thường.
Tổn thương mạch máu: Tổn thương mạch máu cũng là một biến chứng dễ xảy ra ở người bị trật khớp. Đặc biệt là những trường hợp trật khớp kín gây thiếu máu cục bộ ngoại vi lẫn tổn thương mạch máu.
Mất vững khớp: Trật khớp hoàn toàn có thể khiến người bệnh lâm cảnh mất vững khớp. Khi mắc phải tình trạng này, chức năng khớp dần mất đi, đồng thời tăng nguy cơ thoái hóa khớp cho bệnh nhân.
Ngoài ra, một số trường hợp còn gây đứt gân, đứt dây chằng cổ tay. Bên cạnh đó, hoại tử và vô mạch cổ tay cũng là biến chứng thường thấy ở những người bị trật khớp cổ tay.
Phương pháp chẩn đoán
Để chẩn đoán trật khớp cổ tay được chính xác nhất thì hai phương pháp là khám lâm sàng lẫn xét nghiệm hình ảnh sẽ được đưa vào.
Khám lâm sàng
Người bệnh sẽ được bác sĩ kiểm tra trực tiếp khu vực cổ tay về tình trạng, biến dạng, triệu chứng. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ xem xét khả năng vận động của người bệnh để đánh giá một cách tổng quan.
Xét nghiệm hình ảnh
Chụp X-quang sẽ được tiến hành ứng dụng với mục đích xác định mức độ trật khớp và loại bỏ các tổn thương về gãy xương. Một số trường hợp phức tạp hơn, cần đánh giá, loại trừ tổn thương ở dây chằng, sụn và mô mềm thì chụp cộng hưởng từ MRI hay chụp cắt lớp vi tính CT là cách hiệu quả.
Cách điều trị
Bên cạnh các mẹo chữa trật khớp cổ tay thì việc điều trị bằng tây y là một giải pháp hàng đầu. Việc chữa như thế nào còn tùy thuộc vào tình trạng của người bệnh cụ thể. Dưới đây là một số các cách chữa cụ thể mang lại hiệu quả cao.
Nắn chỉnh
Đối với một số trường hợp có thể thực hiện biện pháp nắn chỉnh khớp cổ tay trở lại vị trí như ban đầu. Rồi sau đó dùng nẹp để ổn định cổ tay tránh việc phải cử động quá nhiều. Tăng khả năng hồi phục của người bệnh được nhanh hơn.
>>> Xem thêm: Cổ tay bị đau lâu ngày không khỏi do đâu, có nguy hiểm không?
Bó bột
Cũng giống như nẹp cổ tay nhằm cố định và tránh cho việc phải vận động quá nhiều gây triệu chứng đau hoặc biến chứng nặng hơn. Bó bột cũng là một phương án được sử dụng nhiều để tăng khả năng phục hồi cho người bệnh.
Phẫu thuật
Đối với nhiều trường hợp trật khớp cổ tay nặng hoặc sử dụng các biện pháp bảo tồn nhưng không mang lại hiệu quả thì phẫu thuật sẽ được đưa vào. Mục đích của phương pháp này là nối lại các xương ở vị trí bình thường cũng như sửa chữa dây chằng hoặc tổn thương xung quanh cấu trúc của cổ tay. Tuy nhiên, phẫu thuật cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro như nhiễm trùng hoặc hỏng phần cứng ở cổ tay nếu không được chăm sóc đúng.
Sơ cứu trật khớp cổ tay như thế nào?
Khi bị trật cổ tay nên làm gì là câu hỏi của rất nhiều người muốn tìm ra câu trả lời nhằm bổ sung kiến thức cho bản thân. Dưới đây là cách sơ cứu hiệu quả nhằm hỗ trợ quá trình điều trị cũng như không làm cho tình trạng bị nặng hơn.
Bước 1 – Nghỉ ngơi: Ngay sau khi bị trật khớp cổ tay, người bệnh cần dừng ngay các hoạt động, đặc biệt liên quan đến khu vực tổn thương. Thay vào đó là nghỉ ngơi hoặc dùng nẹp để cố định vết thương và vận động nhẹ nhàng. Tốt nhất là không nên cử động hoặc đưa cô tay về vị trí như ban đầu.
Bước 2 – Chườm đá: Trong 24h đầu tiên kể từ khi bị trật khớp cổ tay nên chườm đá khoảng 3 lần, mỗi lần từ 20-30 phút để giảm đau. Tuyệt đối không chườm nóng hay xoa dầu sẽ khiến cho tình trạng sưng, bầm tím tồi tệ hơn.
Bước 3 – Băng ép: Băng ép là một bước sơ cứu nhưng cũng được xem như cách chữa trật khớp cổ tay tại nhà. Dùng dây thun quấn nhẹ xung quanh khu vực khớp cổ tay để giảm sưng. Tuy nhiên, không nên quấn quá chặt sẽ gây cản trở lưu thông máu. Đồng thời, kiểm tra các ngón tay tránh tình trạng tê bì.
Bước 4 – Kê cổ tay lên cao hơn tim để giảm phù.
Trật khớp cổ tay là tình trạng rất phổ biến hiện nay, bài viết này phòng khám xương khớp ICCARE đã giúp mọi người nắm được các cách sơ cứu đúng. Qua đó, hỗ trợ điều trị phục hồi nhanh chóng hơn và tránh các biến chứng nặng nề về sau.
>>> Xem thêm: Tổng hợp các bài tập hội chứng ống cổ tay hiệu quả, đơn giản