Tràn dịch khớp cổ tay được các chuyên gia nhận định là không nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Đổi lại, khi mắc phải tình trạng này sẽ khiến bạn cảm thấy đau đớn, khó chịu và khó khăn trong sinh hoạt, nhất là liên quan đến cổ tay. Việc tìm ra nguyên nhân cũng như cách điều trị luôn được người bệnh quan tâm. Cùng phòng khám ICCARE đi tìm hiểu chi tiết qua bài viết bên dưới nhé!
Tìm hiểu về tràn dịch khớp cổ tay
Tràn dịch khớp cổ tay là gì và dấu hiệu nhận biết như thế nào? Toàn bộ sẽ được giải đáp với các thông tin chi tiết dưới đây.
Tràn dịch khớp cổ tay là gì?
Theo cấu tạo thì trong khớp luôn có một lượng dịch nhất định để giúp cho bộ phận này hoạt động trơn tru. Tùy vào các nguyên nhân khác nhau, dịch tụ lại nhiều hơn bình thường sẽ khiến cho khớp bị tràn dịch. Có thể nói, tràn dịch khớp cổ tay chính là vấn đề mà dịch tụ lại ít hoặc nhiều ở trong khớp.
Tràn dịch khớp có thể diễn ra ở bất cứ vị trí khớp nào của cơ thể, trong đó thì cổ tay là nơi phổ biến nhất. Nếu như tình trạng này không được phát hiện và điều trị kịp thời, rất dễ phải đối mặt với hiện tượng đau, sưng, tấy, đỏ. Thậm chí, các trường hợp nặng còn không thể vận động cổ tay.
Dấu hiệu của tràn dịch khớp cổ tay
Khi tràn dịch cổ tay, người bệnh sẽ mắc phải hàng loạt các dấu hiệu phổ biến dưới đây.
Đau khớp cổ tay
Đau khớp cổ tay là một trong những dấu hiệu điển hình của người bệnh bị tràn dịch khớp cổ tay. Cơn đau sẽ diễn ra từ nhẹ tới nặng tùy vào tình trạng cụ thể. Đặc biệt, đau cả khi nghỉ ngơi và nặng hơn mỗi lần vận động hay ấn vào cổ tay. Ngoài ra, cơn đau còn có thể xuất hiện đột ngột như bệnh lý gout cấp tính hay âm ỉ như viêm khớp mãn tính.
Vận động hạn chế
Tràn dịch khớp cổ tay khiến cổ tay bị sưng, tấy và tụ dịch, từ đó gây ra khó khăn trong các cử động như gập hay duỗi. Bên cạnh đó, các hoạt động khác có liên quan đến cổ tay cũng sẽ bị hạn chế khá nhiều.
Cổ tay bị sưng, nóng, đỏ
Khớp cổ tay bị tràn dịch rất dễ dẫn tới tình trạng sưng nóng, đỏ xảy ra trong viêm, tràn dịch. Đơn giản là do khi viêm cấp tính sẽ khiến phản ứng của cơ thể diễn ra rồi dẫn đến các triệu chứng này. Nếu như khi bị nhiễm trùng và có hiện tượng sưng, nóng, đỏ cổ tay cần phải được lưu ý ngay lập tức.
Bầm tím
Mạch máu dưới da bị chèn ép dẫn tới nguy cơ vỡ mạch máu do dịch tụ trong khớp quá nhiều. Từ đó, xảy ra tình trạng bầm tím cổ tay người bệnh. Cũng có thể hiểu rằng nếu như mắc phải hiện tượng này thì đồng nghĩa với việc tình trạng bệnh đã diễn ra trong thời gian dài và tiến triển xấu, nên được thăm khám sớm.
Cứng khớp
Dịch khớp cổ tay đóng vai trò quan trọng trong việc giúp hệ cơ, xương vận động trơn tru. Nhưng khi bị tràn dịch khớp thì cổ tay trở nên cứng hơn và kém linh hoạt. Thậm chí, người bệnh còn đối mặt nguy cơ không thể cử động nếu như tình trạng nặng mà chưa được điều trị.
Tê bì
So với các triệu chứng bên trên thì tê bì sẽ ít gặp hơn. Dấu hiệu này có thể xuất hiện cùng lúc hoặc là hệ quả của việc đối mặt với các cơn đau kéo dài. Vì vậy, không nên chủ quan cho dù triệu chứng có ở mức nhẹ trong phạm vi chịu đựng đi chăng nữa.
>>> Xem thêm: Hội chứng ống cổ tay là gì? Nguyên nhân, điều trị thế nào?
Nguyên nhân tràn dịch khớp cổ tay
Nếu như muốn có mẹo chữa tràn dịch khớp cổ tay thì cần phải tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Dưới đây là một số các lý do gây ra tình trạng này phổ biến nhất.
Chấn thương cổ tay
Một loạt các chấn thương cổ tay như té ngã, tai nạn giao thông, chơi thể thao… đều có thể khiến gân bị rách, đau nhức, sưng, đỏ. Nếu như tình trạng này kéo dài và không được điều trị rất dễ dẫn tới tràn dịch khớp cổ tay.
Nhiễm trùng
Khớp cổ tay rất dễ bị nhiễm trùng nếu như bị vi khuẩn xâm nhập. Theo đường máu, vi khuẩn sẽ đi đến cổ tay và gây ra tình trạng viêm, tiếp tới là tràn dịch khớp cổ tay rất đau đớn. Một số đối tượng rất dễ bị nhiễm trùng khớp cổ tay như người cao tuổi từng phẫu thuật hoặc bị tiểu đường.
Viêm xương khớp
Viêm xương khớp hay thoái hóa khớp là một tình trạng lão hóa tự nhiên khiến sụn bị bào mòn. Từ đó, gây ra viêm, sưng và đau nhức. Nếu như xảy ra trong một thời gian dài, nguy cơ bị tràn dịch khớp cổ tay là rất lớn.
Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp gây tình trạng biến dạng khớp, đau nhức cũng như là sưng, cứng do bị hệ thống miễn dịch tấn công. Lâu dần, các khớp, dây thần kinh bị áp lớn và dẫn tới tràn dịch khớp cổ tay.
Bệnh gout
Gout là tình trạng axit uric lắng đọng lại ở các khớp, trong đó có khu vực cổ tay. Từ đó, xuất hiện tình trạng đau, nhức, sưng và viêm. Nếu như không được can thiệp kịp thời thì việc đối mặt với tràn dịch khớp cổ tay chỉ là vấn đề thời gian.
Biến chứng tràn dịch khớp cổ tay
Tràn dịch khớp cổ tay có nguy hiểm không là một câu hỏi của rất nhiều bệnh nhân thắc mắc. Trên thực tế, bệnh lý này không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu như không điều trị vẫn có thể gây ra hàng loạt biến chứng nặng. Trong đó, đau nhức, khó khăn trong sinh hoạt, có cứng khớp, nhiễm trùng hay teo cơ được cho là hệ quả nặng của tràn dịch khớp cổ tay.
Tràn dịch khớp cổ tay khi nào cần gặp bác sĩ?
Tràn dịch khớp cổ tay ở giai đoạn đầu vẫn có thể kiểm soát cơn đau bằng cách chườm đá tại nhà. Song, nếu như tình trạng không thuyên giảm thì nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Bên cạnh đó, khi người bệnh xuất hiện kèm theo các dấu hiệu như: Đau nhói khi cử động cổ tay, cứng khớp cũng như sưng tấy thì cần được thăm khám ngay.
Chẩn đoán tràn dịch khớp cổ tay
Chẩn đoán tràn dịch khớp cổ tay, bác sĩ sẽ tiến hành 3 phương pháp phổ biến để mang lại kết quả chính xác.
Khám lâm sàng
Khám lâm sàng sẽ dựa trên các triệu chứng đau, sưng, đỏ, nóng của người bệnh. Đồng thời cũng tiến hành sờ vào cổ tay để kiểm tra mức độ đau và cứng khớp. Ngoài ra, người bệnh cũng cần cung cấp tiền sử bệnh, các nguy cơ chấn thương cho bác sĩ.
Xét nghiệm hình ảnh
Xét nghiệm hình ảnh là một phương pháp chẩn đoán quan trọng để quan sát, đánh giá tình trạng đau khớp cổ tay và tụ dịch. Từ đó, phần nào xác minh được nguyên nhân gây ra hiện tượng tràn dịch khớp cổ tay và có phương pháp điều trị phù hợp. Một số các xét nghiệm phổ biến như: Chụp X-quang, siêu âm, chụp cắt lớp vi tính và cộng hưởng từ cổ tay.
Phân tích dịch khớp
Tiến hành hút một lượng dịch trong cổ tay để xét nghiệm nhằm đánh giá nguyên nhân gây bệnh thông qua màu sắc của dịch cũng như các thành phần khác có tại đây. Cụ thể:
- Dịch vàng trong: Là tràn dịch vì thoái hóa.
- Dịch có màu vàng lợn cợn: Là do bệnh lý về viêm khớp.
- Dịch mủ: Nguyên nhân từ nhiễm trùng.
- Dịch có lẫn máu: Nguyên nhân do chấn thương.
Điều trị tràn dịch khớp cổ tay
Hiện tại, có rất nhiều cách chữa tràn dịch khớp cổ tay khác nhau như điều trị tại nhà, dùng thuốc, hay phẫu thuật… Tùy vào nguyên nhân và tình trạng cụ thể để có phương pháp phù hợp.
Điều trị tại nhà
Tràn dịch khớp cổ tay ở giai đoạn nhẹ hoàn toàn có thể điều trị tại nhà bằng cách nghỉ ngơi, thư giãn. Hoặc chườm đá từ 20-30 phút mỗi lần, mỗi ngày thực hiện 3-4 lần và cách nhau từ 2-3 tiếng đồng hồ. Ngoài ra, còn có thể băng nén cổ tay để giảm sưng, đau và viêm. Lưu ý, chỉ được áp dụng cho người ở tình trạng nhẹ.
Dùng thuốc
Tràn dịch khớp cổ tay uống thuốc gì là thắc mắc rất nhiều bệnh nhân hiện nay. Thuốc chống viêm không steroid hay thuốc kháng sinh hoặc thuốc colchicine và tiêm corticosteroid sẽ được chỉ định để giảm đau, hạn chế sưng tấy. Tuy nhiên, đây là phương án chỉ mang tính chất tạm thời, nếu như lạm dụng có thể gây tác dụng phụ cho người bệnh.
Hút dịch
Trường hợp tràn dịch khớp cổ tay nghiêm trọng thì sẽ được áp dụng phương án chọc hút dịch để giảm sưng, tấy, đỏ. Khi đó, bác sĩ dùng ống kim tiêm đưa vào khoang khớp và hút. Tuy nhiên, phương pháp này không phải đối tượng nào cũng có thể áp dụng. Ví dụ như tường hợp đông máu hay nhiễm trùng khu vực hút sẽ không được thực hiện.
Phẫu thuật
Phẫu thuật được xem là phương án không hẳn tối ưu cho tình trạng tràn dịch khớp cổ tay khiu tiềm ẩn rủi ro không mong muốn. Trừ khi bệnh nhân ở giai đoạn quá nặng hoặc nguy cơ biến chứng gãy xương hoặc chèn ép dây thần kinh. Do đó, trước khi thực hiện người bệnh cần cân nhắc kỹ lưỡng.
Phương pháp phòng ngừa tràn dịch khớp cổ tay
Để hạn chế tốt nhất tình trạng tràn dịch khớp cổ tay thì mỗi người cần phải tuân thủ các điều trong sinh hoạt cũng như tập luyện sau đây.
Nhiều người bệnh vẫn thường thắc mắc rằng tràn dịch khớp cổ tay kiêng ăn gì? Câu trả lời là hạn chế các chất kích thích thích bia, rượu, thuốc lá… Đổi lại nên bổ sung vitamin, canxi cũng như là khoáng chất để tăng sức mạnh khớp cổ tay.
Trong sinh hoạt hằng ngày nên đi lại cẩn thận để tránh té ngã. Khi chơi thể thao, cần mang dụng cụ bảo vệ phù hợp, hạn chế thực hiện các môn thể thao dễ chấn thương cổ tay. Tập luyện vừa sức nhưng có thời gian để cơ thể phục hồi.
Trên đây là những thông tin cơ bản về bệnh lý tràn dịch khớp cổ tay. Hy vọng với những kiến thức này, mỗi người sẽ biết phát hiện, thăm khám và có phương án điều trị. Qua đó, giúp cho cổ tay luôn ở tình trạng khỏe mạnh, hoạt động bình thường.
>>> Xem thêm: Mẹo chữa u bao hoạt dịch khớp cổ tay hiệu quả không thể bỏ qua