iccare.com.vn/
TIN TỨC Y KHOA

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ: Triệu chứng, cách điều trị cần biết

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ đang gia tăng cao trong những năm trở lại đây do nhiều nguyên nhân như công việc, sinh hoạt, lối sống… Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ thường gây đau nhức vùng vai, cổ, gáy và khiến người bệnh khó chịu về sau. Vậy thoát vị đĩa đệm cột sống cổ có chữa được không? Cùng ICCARE khám phá một số thông tin cơ bản về tình trạng này bằng bài viết dưới đây.

Tìm hiểu chung về thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là gì và triệu chứng như thế nào? Cùng khám phá các thông tin chính xác từ chuyên gia hàng đầu.

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là gì?

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ được hiểu là khi mà tình trạng đĩa đệm của cột sống đã bị thoát ra khỏi bao xơ. Từ đó gây nên bệnh lý chèn ép các rễ thần kinh cũng như là tủy sống.

Cột sống cổ đóng vai trò là cầu nối giữa đầu với cột sống chính. Bộ phận này bao gồm 7 đốt sống từ C1-C7 và nối liền bằng các đĩa đệm. Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ thường sẽ phổ biến tại C5 và C6, nhưng trên thực tế thì bất cứ vị trí nào trên cột sống cổ cũng sẽ bị tổn thương.

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ có thể xuất hiện bất cứ đâu từ đốt C1-C7
Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ có thể xuất hiện bất cứ đâu từ đốt C1-C7

Triệu chứng của thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Để có thể nhận biết được bệnh lý thoát vị đĩa đệm cột sống cổ cần căn cứ vào từng giai đoạn. Trong khoảng một mốc thời gian cụ thể sẽ có các triệu chứng khác nhau.

Triệu chứng lâm sàng

Cơn đau bắt đầu xuất hiện từ 1-2 đốt sống cổ sau đó là lan rộng ra vai, cánh tay, sau đầu và hốc mắt.

Cảm giác tê ngứa từ cổ rồi lan ra toàn thân đến chân tay (khi đó, đĩa đệm thoát vị đã chèn ép tủy sống) hay cánh tay, bàn tay và ngón tay (Khi này thì đĩa đệm đã thoát vị chèn ép vào dây thần kinh).

Khó gập, ngửa hay xoay đầu, đưa tay lên cao hoặc ra sau lưng và đi bộ sẽ không còn được thoải mái như trước.

Một số triệu chứng khác như: Táo bón, khó thở, khó tiêu và đau một bên lồng ngực…

Cận lâm sàng

Các triệu chứng cận lâm sàng chỉ phát hiện khi chụp MRI:

  • Đĩa đệm đã bị thoát vị ra trước hoặc sau.
  • Khối nhân nhầy đã không còn ở vị trí bình thường.
  • Cấu trúc cột sống và thân cột sống sẽ bị thay đổi nhiều, chiều cao khi này đã giảm.
  • Rễ dây thần kinh hay tủy sống có dấu hiệu bị chèn ép.

Tăng theo cấp độ

  • Cấp độ 1: Khi ở mức độ nhẹ thì người bệnh cảm thấy cứng cổ, khó xoay hay ngửa và cúi xuống sẽ đau nhẹ. Cơn đau xuất hiện và lan xuống vai đồng thời sẽ nặng hơn nếu như làm việc nặng nhọc.
  • Cấp độ 2: Cơn đau bắt đầu lan rộng ra sau đầu và tai. Cổ khi hoạt động sẽ cảm thấy đau, vướng thậm chí là bị vẹo cổ.
  • Cấp độ 3: Khi này, bệnh nhân sẽ cảm thấy nhức ở vùng chẩm, trán, gáy rồi lan xuống bả vai. Bên cạnh đó, còn có dấu hiệu đau, tê bì một hoặc 2 bên cánh tay. Ngoài ra, người bệnh cũng gặp phải hiện tượng nấc cụt, ngáp chảy nước mắt hay chóng mặt khi vận động.

>>> Xem thêm: Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng ngày càng trẻ hóa, đừng để tới khi quá muộn

Bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ do đâu?

Dưới đây là tổng hợp các nguyên nhân thoát vị đĩa đệm thường thấy nhất hiện nay.

Tuổi tác

Đĩa đệm của con người sẽ bị hao mòn theo thời gian, tuổi tác. Lúc còn trẻ, đĩa đệm sẽ có khá nhiều nước, còn khi đã về già thì lượng nước dần giảm đi khiến cho đĩa đệm kém linh hoạt hơn. Do đó, khi vận động như xoay hay vặn cổ thì đĩa đệm thường có nguy cơ rách hoặc thoát vị.

Di truyền

Khi gia đình có người thoát vị đĩa đệm cột sống cổ thì bạn sẽ nguy cơ mắc bệnh cao hơn trường hợp bình thường.

Lối sống sinh hoạt

Sinh hoạt không lành mạnh như thường xuyên sử dụng chất kích thích, hút thuốc, không tập thể dục cũng khiến cho đĩa đệm dần kém đi và gây ra tình trạng thoát vị đĩa đệm cột sống cổ.

Sai tư thế

Sai tư thế kèm với việc vận động không đúng khiến cho thoát vị đĩa đệm cột sống cổ xuất hiện. Những người lao động mệt nhọc là đối tượng rất dễ mắc phải tình trạng sai tư thế.

Ngồi sai tư thế dẫn tới tình trạng thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
Ngồi sai tư thế dẫn tới tình trạng thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Biến chứng nguy hiểm của thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là một tình trạng không còn xa lạ hiện nay, đa phần ở giai đoạn đầu thì người bệnh đều chủ quan. Tuy nhiên, khi bệnh đã nặng sẽ để lại biến chứng khôn lường.

Thiếu máu lên não

Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ cũng sẽ khiến cho hệ động mạch đốt sống bị ảnh hưởng. Từ đó, quá trình tuần hoàn máu lên não bị cản trở dẫn tới việc thiếu máu lên não.

Hẹp ống sống cổ

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ còn nguy cơ khiến cho hẹp ống sống xuất hiện với các triệu chứng như đau mỏi khu vực vai gáy hay tê yếu chân tay.

Hội chứng chèn ép tủy

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là một trong những nguyên nhân dẫn tới hội chứng chèn ép tủy. Tình trạng này vô cùng nguy hiểm, nếu như không được can thiệp điều trị kịp thời có thể khiến người bệnh liệt vĩnh viễn thậm chí là tử vong.

Tàn phế vĩnh viễn

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ một khi đã chèn ép tủy sống cổ trong thời gian dài kèm theo các biểu hiện như đau nhức, tê ngứa tứ chi ngày càng nặng thì có thể sẽ dẫn tới tàn phế vĩnh viễn.

Cách điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ có chữa được không là một thắc mắc của rất nhiều người bệnh. Trên thực tế, có thể cải thiện cũng như kiểm soát tình tình nếu như phát hiện và điều trị kịp thời. Tổng hợp cách điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ phổ biến hiện nay.

Điều trị bằng phương pháp bảo tồn

  • Dùng thuốc giảm đau: Nhóm thuốc kháng viêm không chứa steroid (NSAID) cụ thể naproxen, ibuprofen hoặc thuốc ức chế men COX-2 có tác dụng xoa dịu cơn đau tại cổ, đầu và vai gáy.
  • Vật lý trị liệu: Với hàng loạt các thiết bị hiện đại như giảm áp Vertetrac, sóng xung kích Shockwave hay máy kéo giãn giảm áp cột sống DTS.. bác sĩ sẽ có các bài tập thoát vị đĩa đệm cổ sao cho phù hợp để thúc đẩy quá trình chữa lành, nâng cao phục hồi các mô bị tổn thương.
Điều trị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ bằng sóng xung kích Shockwave hiệu quả
Điều trị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ bằng sóng xung kích Shockwave hiệu quả
  • Trị liệu thần kinh cột sống chiropractic: Đây là phương pháp mà nhiều nước phát triển tại châu u và Mỹ đánh giá cao cho thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. Có tới hơn 80% các trường hợp sau khi điều trị đều cho thấy cuộc sống dần trở nên tích cực.
  • Trị liệu thần kinh cột sống chiropractic sẽ dùng lực bàn tay vừa đủ để tác động, nắn chỉnh các vị trí xương khớp, đĩa đệm bị sai lệch trở lại tình trạng như ban đầu, giúp giảm đau và giảm chèn ép dây thần kinh. Ngoài ra, phương pháp này còn kích thích khả năng tự chữa lành của cơ thể.

>>> Xem thêm: Chiropractic là gì? Tìm hiểu phương pháp chiropractic từ A-Z

Phẫu thuật

Theo thống kê thì chỉ có khoảng 5% bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ cần đến phương pháp này. Phẫu thuật chỉ can thiệp khi mà tình trạng bệnh đã quá nặng hay các biện pháp bảo tồn không mang lại hiệu quả và áp dụng cho trường hợp đau nhức kéo dài từ 6-12 tuần.

Phương pháp ngừa thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ khiến cho người bệnh nguy cơ gặp các biến chứng trầm trọng. Cần phòng ngừa từ sớm để tránh các vấn đề sức khỏe không mong muốn.

  • Tập luyện thể thao với cường độ vừa phải.
  • Duy trì cân nặng phù hợp.
  • Tư thế ngồi, đi đứng hay nằm cần đúng với khoa học.
  • Ăn uống đầy đủ chất.
  • Sinh hoạt lành mạnh, tránh thuốc lá, chất kích thích.
  • Thường xuyên khám định kỳ sức khỏe bản thân.

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ đương nhiên là một bệnh lý đã quá phổ biến hiện nay. Nhưng không vì thế mà chúng ta chủ quan, phát hiện và có các phương pháp điều trị kịp thời để tránh các biến chứng nguy hiểm sau này.

Đăng ký khám

Hãy liên hệ iCCARE ngay hôm nay, để nhận được giải đáp bất kỳ thắc mắc nào về xương khớp và cột sống.




    chat zalo call