Cảm giác tê bì chân tay là một triệu chứng phổ biến, từ già đến trẻ đều có thể gặp phải. Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên thì có nghĩa cơ thể bạn đang cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm. iCCARE sẽ cung cấp thông tin về tê bì chân tay là bệnh gì? nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị dứt điểm loại bệnh này để bạn có thể nhận biết và khắc phục ngay từ sớm.
Tê bì chân tay là bệnh gì?
Tê bì chân tay (Numbness of Limbs) là tình trạng mất cảm giác (tê rần) một phần hoặc toàn phần (ở chân hoặc tay) do dây thần kinh gặp vấn đề khi truyền thông tin đến não, khả năng cao là dây thần kinh bị chèn ép.
Tình trạng này có thể khởi phát với cảm giác tê rần, châm chích ở các đầu ngón tay, ngón chân. Khi nặng hơn thì có thể lan dần lên phía bàn tay, cổ tay, cẳng tay, cánh tay, hay bắp chân, đùi… và có thể dẫn đến tình trạng mất hết cảm giác.
Tê bì chân tay có thể bắt gặp ở bất kỳ ai và gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
Những người dễ mắc phải tình trạng tê bì chân tay
Bệnh nhân rối loạn chuyển hóa
Các bệnh mỡ máu cao, đái tháo đường là những nguyên nhân phổ biến gây nên chứng tê bì chân tay. Bởi nhóm bệnh này có sự tổn thương vi mạch dẫn tới tình trạng thiếu hụt máu gây tê bì chân tay.
Nếu phát hiện sớm tình trạng này có thể khắc phục, nhưng để lâu bệnh trở nặng sẽ khiến mạch máu bị tắc gây teo cơ, viêm loét.
Người cao tuổi
Đây là đối tượng hàng đầu bị tê bì chân tay do sự thoái hóa cơ xương khớp cột sống tuổi già là không thể tránh khỏi.
Phụ nữ sau sinh
Tê tay, các ngón tay thỉnh thoảng bị tê cứng, tê buốt, châm chích,… là hiện tượng phụ nữ sau sinh thường gặp phải. Cơn đau có thể lan sang mông, đùi, cẳng chân,…
>>> Xem thêm: Thoát vị đĩa đệm là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị tốt nhất
Dấu hiệu của tê bì chân tay?
- Tê ngứa, cảm giác như kim đâm hoặc kiến bò ở tay, chân, ngón tay hoặc ngón chân.
- Tê ngón út và áp út giống như tổn thương thần kinh trụ, kèm theo đau cứng khớp bàn tay.
- Khi nằm lâu hoặc để yên tay/chân ở một vị trí trong thời gian dài sẽ có cảm giác râm ran như kiến bò.
- Tình trạng tê bì kéo dài khiến tay, chân mất đi cảm giác, thường gặp khi về đêm.
- Tê bì chân tay kèm theo đau mỏi cổ, vai, gáy lan xuống nửa người.
- Tay chân bị chuột rút, co thắt cơ đột ngột, dẫn đến đau nhức âm ỉ ở bắp tay hoặc bắp chân.
- Triệu chứng tê bì chân tay kiểu trung ương, kèm theo thay đổi cảm giác, phản xạ và có tổn thương thần kinh sọ.
Bên cạnh đó, một số chứng bệnh đi kèm tùy thuộc vào nguyên nhân như đau cổ vai gáy, đau thắt lưng do thoái hóa cột sống; đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm cột sống lưng; liệt vận động viêm đa dây thần kinh,…
Nguyên nhân của tê bì chân tay, những căn bệnh tiềm ẩn
Tai biến mạch máu não
Tê tay chân thường không phải là dấu hiệu của trường hợp khẩn cấp cần đến bệnh viện. Tuy nhiên đây có thể là dấu hiệu chỉ điểm của đột quỵ, nếu kết hợp với các triệu chứng dưới đây, mọi người cần đến ngay bệnh viện:
- Yếu hoặc tê đột ngột ở cánh tay hoặc chân nhất là khi nó chỉ ở một bên của cơ thể
- Nói ngọng, nói khó khăn
- Đột nhiên chóng mặt hoặc mất thăng bằng
- Nhìn lệch về 1 phía
- Đột ngột đau đầu dữ dội
Thiếu vitamin hoặc khoáng chất
Chúng ta rất cần Vitamin B12 để đảm bảo các dây thần kinh hoạt động khỏe mạnh. Nếu thiết hụt nó, bạn sẽ thấy ngứa ran ở tay và chân và các triệu chứng đi kèm như: mệt mỏi, vàng da, vàng mắt, khó giữ thăng bằng, khó nhìn thẳng, phát sinh ảo giác.
Thiếu kali và magie cũng có thể gây tê tay chân.
Tác dụng của một số loại thuốc:
Tổn thương dây thần kinh (bệnh thần kinh) có thể là tác dụng phụ của thuốc điều trị từ thuốc điều trị ung thư đến thuốc điều trị động kinh. Nó có thể ảnh hưởng đến cả chân và tay của bạn.
Một số loại thuốc có tác dụng phụ gây tê chân tay bao gồm:
- Thuốc kháng sinh như metronidazole (Flagyl), nitrofurantoin (Macrobid) và fluoroquinolones (Cipro).
- Thuốc chống ung thư như cisplatin và vincristine.
- Thuốc chống động kinh như phenytoin (Dilantin).
- Thuốc tim hoặc huyết áp như amiodarone (Nexterone) và hydralazine (Apresoline).
Bắt nguồn từ bệnh lý
Thoái hóa cột sống: Theo tuổi tác, các đốt sống trở nên yếu và bào mòn. Cơ thể vì vậy tạo và tích tụ canxi để khắc phục tình trạng này, nhưng điều đó lại vô tình gây nên gai xương chèn ép rễ thần kinh gây đau nhức và tê ngứa ở tay chân.
Xẹp đĩa đệm: Tổn thương (như thoát vị đĩa đệm) khiến cho phần đĩa mềm này bị ép lại. Phần đĩa đệm bị tổn thương có thể gây áp lực và kích thích các dây thần kinh cột sống của bạn. Ngoài cảm giác tê, đĩa đệm bị trượt có thể gây tình trạng yếu hoặc đau ở cánh tay hoặc chân của bạn.
Thoát vị đĩa đệm: Tương tự như gai xương, đĩa đệm khi trượt khỏi vị trí ban đầu cũng sẽ chèn ép vào các mô mềm và các dây thần kinh xung quanh, từ đó dẫn đến đau nhức, tê ngứa chân tay.
Hội chứng Raynaud: Hội chứng Raynaud xảy ra khi các mạch máu của bạn thu hẹp, khiến lượng máu đến bàn tay và bàn chân của bạn bị hạn chế. Việc thiếu máu lưu thông khiến các ngón tay, ngón chân của bạn bị tê, lạnh, xanh xao và rất đau. Triệu chứng này thường có khi bạn bị lạnh hoặc bạn cảm thấy căng thẳng.
Thoái hóa khớp: Đây là tình trạng sụn khớp bị bào mòn, các đoạn xương có thể lệch khỏi vị trí vốn có do khớp mất khả năng kết nối, từ đó gây tổn thương các mô và rễ thần kinh xung quanh, làm cho tay chân bị tê.
Hội chứng ống cổ tay: Ống cổ tay là là một đường hầm chạy qua tâm cổ tay của bạn. Giữa đường hầm này có dây thần kinh giữa đảm nhiệm chức năng cung cấp cảm giác cho các ngón tay gồm ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa và một phần ngón đeo nhẫn.
Hẹp ống sống: Thoái hoá cột sống hay thoái vị đĩa đệm nặng có thể chèn ép vào ống sống, làm hẹp ống sống, ảnh hưởng đến xúc cảm ở tay chân. Nếu tình trạng hẹp ống sống không sớm được can thiệp, nguy cơ tắc nghẽn lưu lượng máu và dẫn truyền thần kinh đến tứ chi rất dễ xảy ra, gây tê mỏi chân tay.
Bệnh về tim mạch: Dấu hiệu tê bì tay chân có thể là dấu hiệu ban đầu của các bệnh về tim mạch. Máu lưu thông kém khi tim của bạn không hoạt động tốt và tình trạng tê bì tay chân là không thể tránh khỏi.
Viêm đa khớp dạng thấp: Các khớp ở tay và chân khi bị viêm nhiễm, sưng tấy dễ dẫn đến bệnh tê bì chân tay, đặc biệt là những người hay ngồi hoặc đứng quá lâu.
Xơ vữa động mạch: Mảng xơ vữa gây hẹp lòng mạch hay chèn ép lên các dây thần kinh lân cận đến đến tình trạng tê tay chân.
Rối loạn tuyến giáp: Nhiệm vụ của tuyến giáp là sản xuất hormone giúp điều chỉnh sự trao đổi chất của cơ thể. Suy giáp xảy ra khi tuyến giáp của bạn sản xuất quá ít hormone của nó.
Rối loạn tuyến giáp không được điều trị có thể làm hỏng các dây thần kinh truyền cảm giác đến cánh tay và chân của bạn. Rối loạn này được gọi là bệnh lý thần kinh ngoại vi. Triệu chứng là gây tê, yếu ở bàn tay và bàn chân của bạn.
Một số nguyên nhân khác
- Chấn thương: Dây thần kinh ngoại biên có thể bị tổn thương do ngã, tai nạn, va chạm cũng sẽ khiến tê bì chân tay.
- Sai tư thế: Những thói quen trong sinh hoạt hàng ngày như: nằm nghiêng người, gối quá cao, đi giày cao gót thường xuyên,… đều có thể trở thành nguyên nhân dẫn đến tê chân tay.
- Lối sống: Mặc đồ quá bó, căng thẳng kéo dài hoặc thời tiết thay đổi đột ngột làm cho các tế bào thần kinh gần bề mặt da trở nên mẫn cảm hơn, dễ gây ngứa và tê bì chân tay.
- Đặc thù công việc: Bê vác vật nặng, ngồi, đứng quá lâu ở một tư thế, lười vận động và thường xuyên ngồi dưới máy lạnh sẽ gây tổn thương dây thần kinh dẫn đến tê tay chân, cơ thể mệt mỏi.
- Lạm dụng rượu bia: Rượu bia là tác nhân phá hủy mô xung quanh cơ thể, bao gồm hệ thống dây thần kinh. Điều này cũng lý giải tại sao tiêu thụ quá nhiều thức uống có cồn khiến bạn gặp phải triệu chứng yếu cơ, ngứa ran và tê bì ở chân tay.
Biến chứng của tê bì chân tay? Khi nào cần đi khám?
Tê bì chân tay nếu không điều trị kịp thời hoặc tiếp cận sai cách chữa, có thể để lại nhiều biến chứng nguy hại đến sức khỏe như:
- Co giật
- Hạn chế chức năng vận động
- Đại tiểu tiện không tự chủ
- Teo cơ
- Liệt chi
- Khối u, ung thư chèn ép vào hệ thống dây thần kinh
Do đó, nếu người bệnh vừa tê bì chân tay vừa có thêm các triệu chứng sau đây thì bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và có phương hướng chữa trị thích hợp:
- Thời gian tê chân tay diễn ra liên tục hơn 4 tuần.
- Có sự thay đổi về màu sắc, hình dạng, nhiệt độ của chân và tay.
- Chóng mặt, đau đầu, hay quên, khó thở, co giật.
- Không kiểm soát được bàng quang, ruột.
- Khó khăn trong đi lại, sinh hoạt.
Cách chữa tê bì chân tay hiệu quả
Phương pháp trị liệu thần kinh cột sống Chiropractic
Chiropractic là phương pháp trị liệu hàng đầu đối với những người bị tê bì chân tay hiện nay. Với ưu điểm không dùng thuốc, không phẫu thuật, giải quyết tận gốc nguyên nhân gây tê bì chân tay.
Phòng khám xương khớp cột sống iCCARE tiên phong ứng dụng liệu pháp Chiropractic từ Mỹ, đã có 14 năm kinh nghiệm tại Hà Nội và giúp hàng ngàn bệnh nhân điều trị tê bì chân tay.
Tại ICCARE các bác sĩ Chiropractic sẽ dùng tay tác động để đưa những cấu trúc xương khớp hoặc cột sống bị sai lệch trở lại đúng vị trí ban đầu, nhờ đó giải phóng áp lực chèn ép lên rễ thần kinh (nguyên nhân gây tê bì chân tay) nên hiệu quả ngay lập tức. Đồng thời kích thích cơ chế tự chữa lành, phục hồi các thương tổn mà không cần dùng thuốc hay xâm lấn.
Bên cạnh đó, tùy thuộc vào tình trạng bệnh nhân, iCCARE kết hợp điều trị chuyên sâu cùng máy móc công nghệ cao: giường DOC, giường nắn chỉnh, sóng xung kích Shockwave, tia laser cường độ cao, thiết bị trị liệu Intelect Neo… giúp giảm đau đa điểm nhanh chóng, tăng tái tạo tế bào, thúc đẩy tốc độ hồi phục nhanh gấp 3 lần, duy trì hiệu quả lâu dài.
Ngoài ra các bác sĩ, kỹ thuật viên của iCCARE còn hướng dẫn các bệnh nhân các bài tập tại nhà và những lời khuyên về dinh dưỡng và cách sinh hoạt để ngăn ngừa tê bì chân tay tái phát.
Người bị tê bì chân tay nên bổ sung dinh dưỡng như thế nào?
Người bị tê bì chân tay nên ăn: trứng, cá, đậu nành, rau cải xoăn,… bởi chúng có chứa Vitamin D và Vitamin K.
Vitamin D giúp tăng cường sự dẻo dai cho xương khớp. Vitamin K có tác dụng giảm đau, bảo vệ và duy trì sức khỏe xương khớp, làm chậm quá trình thoái hóa, tăng đề kháng của cơ thể và tăng cường hấp thu canxi cho xương chắc khỏe
Bên cạnh đó, việc bổ sung thêm canxi cho cơ thể bằng thực phẩm giàu canxi bao gồm: hải sản, chuối, sữa… giúp làm chậm lão hóa cơ xương khớp. Ngoài ra, người bệnh cũng nên tránh ăn mặn vì sẽ đẩy nhanh quá trình thoái hóa xương khớp.
Lối sống lành mạnh
Người bệnh nên chủ động thay đổi thói quen sinh hoạt thiếu khoa học, hướng đến lối sống lành mạnh để cải thiện tình trạng tê bì chân tay:
- Tránh căng thẳng, lo lắng quá mức. Hãy thư giãn bằng cách đọc sách, nghe nhạc hoặc đi du lịch, để vừa cải thiện tinh thần, vừa xoa dịu tê đau nhanh chóng.
- Nghỉ ngơi hợp lý, giảm cử động nặng hoặc sử dụng khớp tay và chân bị tê quá nhiều, nhằm hạn chế cơn đau gia tăng.
- Thực hiện bài tập nhẹ nhàng như aerobic, yoga và pilate giúp cơ thể được dẻo dai, xương khớp chắc khỏe và lưu thông máu ổn định.
- Đi bộ tốc độ vừa phải, tránh đi quá nhanh, vận động mạnh gây mất sức, tình trạng bệnh nặng hơn, ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Massage: trước giờ đi ngủ và thực hiện trong khoảng từ 20 – 30 phút, từ cổ chân lên đùi và ngược lại, từ cổ tay đến vai và ngược lại. Massage tay chân thường xuyên sẽ giúp kích thích lưu thông máu trong cơ thể, không những giảm tình trạng tê bì tay chân mà còn giúp đem lại giấc ngủ thoải mái hơn.
>>> Xem thêm: Đau cổ vai gáy là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Chườm nóng hoặc lạnh
Hãy chườm lạnh cho tay chân khoảng 15 phút. Lúc này, nhiệt lạnh giúp co mạch, cải thiện tê buốt và đau nhức hiệu quả.
Ngoài chườm lạnh, bạn có thể xen kẽ chườm nóng. Đây là liệu pháp nhiệt có tác dụng giãn cơ và dây chằng, thúc đẩy lưu thông máu, từ đó giảm tê chân tay nhanh chóng. Người bệnh chỉ cần dùng chai nước ấm khoảng 60 độ, hoặc dùng đệm nóng áp lên khu vực bị tê ngứa khoảng 20 phút là được.
Tê bì chân tay thường không đe dọa tính mạng nhưng có thể là dấu hiệu của những vấn đề sức khỏe đáng chú ý. Nó có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như tổn thương dây thần kinh, vấn đề về tuần hoàn máu, hoặc tình trạng dây thần kinh bị chèn ép.
Việc theo dõi và nhận biết các triệu chứng bất thường là rất quan trọng. Nếu tê bì chân tay không giảm đi sau một thời gian, hoặc nếu cảm giác tê bì được kèm theo các triệu chứng khác như đau, ngứa, yếu đuối, hoặc thậm chí là mất cảm giác, điều này có thể là dấu hiệu của vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn.
Trong trường hợp này, việc đi thăm bác sĩ để được kiểm tra và đánh giá chính xác là rất quan trọng. Bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm và kiểm tra để xác định nguyên nhân của tình trạng tê bì và đề xuất phương pháp điều trị phù hợp. Việc chữa trị sớm có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và cải thiện chất lượng cuộc sống của bạn.