iccare.com.vn/
TIN TỨC Y KHOA

Tê bàn tay là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Tê bàn tay là một tình trạng không hiếm gặp trong cuộc sống hằng ngày. Việc bạn để tay ở một vị trí lâu cũng sẽ gây ra hiện tượng này. Song, nếu như bị tê bàn tay thường xuyên và gặp đi lặp lại thì rất có thể đó là dấu hiệu của bệnh lý cần biết. Cùng phòng khám xương khớp ICCARE đi giải đáp thắc mắc tê bàn tay là bệnh gì và nguyên nhân cũng như cách điều trị ra sao?

Thông tin chung về tình trạng tê bàn tay

Cùng tìm hiểu chi tiết về chứng tê bàn tay cũng như các triệu chứng điển hình bằng hàng loạt các thông tin dưới đây.

Tê bàn tay là gì?

Tê bàn tay là tình trạng mà khi các rễ thần kinh bị tác động, chèn ép lên hoặc đang đang bị chèn ép. Từ đó, gây ra hiện tượng các đầu ngón tay tê, châm chích hay như có kiến bò ở bàn tay và thậm chí lan ra cả cánh tay.

Nếu như bạn bị tê bàn tay và sẽ tự hồi phục với tần suất rất ít thì không đáng lo ngại. Tuy nhiên, cũng nên thận trọng và theo dõi hoặc tốt hơn hết là thăm khám sớm khi tình trạng này xuất hiện thường xuyên.

Tê bàn tay khiến cho người mắc cảm thấy như có kim châm
Tê bàn tay khiến cho người mắc cảm thấy như có kim châm

Triệu chứng tê bàn tay

Tê bàn tay sẽ dễ dàng cảm nhận thấy bản thân bị mất cảm giác ở các đầu ngón tay hay cả bàn tay. Đồng thời, xuất hiện các dấu hiệu kim châm, bỏng rát hay ngứa ran và khiến cho bạn như yếu đi ở khu vực này. Tê bàn tay hoàn toàn có thể xảy ra dọc theo dây thần kinh một bên tay hoặc cả hai tay.

Nguyên nhân gây tê bàn tay

Rất nhiều người không khỏi thắc mắc bị tê 2 bàn tay là bệnh gì? Trên thực tế, hiện tượng này phản ánh khá nhiều các vấn đề khác nhau, phổ biến nhất có thể kể đến như sau.

Hội chứng ống cổ tay

Đây cũng là một nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tình trạng tê bàn tay trái hoặc phải. Khi này, dây thần kinh giữ cổ tay bị chèn ép rồi gây rối loạn cảm giác vùng cổ và bàn tay. Từ đó, khiến cho người bệnh cảm thấy bị tê hay ngứa ran, đặc biệt là nó còn tăng dần theo thời gian. Lý do hình thành hội chứng ống cổ tay khi phải thao tác lặp đi lặp lại quá nhiều lần như đánh máy tính, sản xuất trên một dây chuyền…

Thoái hóa đốt sống cổ

Bệnh lý này khiến cho người mắc không chỉ đau, khó vận động cổ mà còn gây ra tình trạng mất cảm giác sâu ở tay. Thậm chí, cánh tay hay bàn tay còn có thể bị tê liệt do bệnh đã tiến triển nặng. Thông thường, thoái hóa đốt sống cổ sẽ khiến diễn ra âm thầm trong thời gian dài do tính chất công việc hay thói quen sinh hoạt không khoa học.

Thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm đốt sống đặc biệt ở cổ còn khiến cho người bệnh cảm thấy đau, khó vận động và lan ra cả cánh tay, bàn tay. Ngoài ra, còn xuất hiện một số triệu chứng như ngứa, tê ở vùng bàn tay, ngón tay.

Thoát vị đĩa đệm là một trong những nguyên nhân gây tê bàn tay
Thoát vị đĩa đệm là một trong những nguyên nhân gây tê bàn tay

Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là một trong những nguyên nhân khiến cho bạn cảm thấy bị tê bàn tay. Bệnh lý này sẽ gây ra các triệu chứng ngay cả khi không vận động hoặc ngồi và nằm quá lâu.

Đau cơ xơ hóa

Đây là một tình trạng mãn tính xảy ra bên trong gân, cơ, dây chằng cũng như các mô mềm của cơ thể. Đau cơ xơ hóa có thể khiến cho người bệnh phải chịu tê, ngứa ran chân tay, thậm chí là đau nửa đầu, đau hàm hay khuỷu tay…

Viêm đa rễ thần kinh

Viêm đa rễ thần kinh là tình trạng viêm xảy ra tác động đến nhiều rễ thần kinh như bó thần kinh được phân nhánh từ tủy sống. Bệnh lý này sẽ khiến bạn cảm thấy đau, tê bì và châm chích ở các vị trí trên cơ thể do dây thần kinh chi phối.

Hẹp ống sống

Hẹp ống sống được hiểu là khi ống sống hay khoang chứa tủy sống bị thu hẹp lại gây chèn ép dây thần kinh bên trong. Từ đó, dẫn tới các hiện tượng như đau, tê bì và châm chích ở các vùng có dây thần kinh đi qua.

Nguyên nhân khác

Bên cạnh các bệnh lý đã nêu trên thì bị tê bàn tay phải hoặc trái hay cả hai tay cũng có thể do một số nguyên nhân khác như: Thiếu chất, đặc biệt là Vitamin, Kali, Canxi và Magie… hay tác dụng phụ của thuốc, tai nạn hoặc vận động quá lâu.

Tê bàn tay có nguy hiểm không?

Tê bàn tay do các nguyên nhân sinh lý như căng thẳng, thiếu máu… nhìn chung không có gì đáng ngại và hoàn toàn khắc phục khi phát hiện. Tuy nhiên, nếu như tê bàn tay bởi các bệnh lý chẳng hạn là thoái hóa cột sống, hẹp ống sống…. thì nên đi khám sớm để tránh biến chứng nguy hiểm gây ra. Đặc biệt là khi mà người bệnh cảm thấy tê bàn tay kéo dài, mệt mỏi, buồn nôn và khó thở thì càng nên đến ngay các cơ sở y tế.

Phương pháp chẩn đoán

Thông thường, để chẩn đoán tê bàn tay thì bác sĩ sẽ tiến hành 2 phương pháp là khám lâm sàng thông qua các triệu chứng, tần suất diễn ra và cả tiền sử người bệnh để nắm bắt các thông tin chung về người bệnh.

Phương pháp thứ hai mà bác sĩ sẽ cần làm là các xét nghiệm hình ảnh để xác định nguyên nhân là: Công thức máu, chức năng tuyến giáp, kiểm tra nồng độ vitamin, tìm chất độc, kiểm tra nồng độ điện giải…

Ngoài ra, còn sử dụng một số các kiểm tra khác để loại trừ đột quỵ lẫn khối ư bao gồm: CT đầu và cột sống, MRI đầu và cột sống, siêu âm mạch cổ, tia X, điện cơ để kiểm tra kích thích thần kinh…

Cách điều trị tê bàn tay

Tùy vào tình trạng và nguyên nhân gây tê bàn tay sẽ có các phương pháp điều trị áp dụng khác nhau sao cho phù hợp. Một số cách chữa có thể kể đến như sau.

Điều trị tại nhà

Chườm ấm là một cách điều trị tê bàn tay tại nhà hiệu quả và an toàn để  giúp lưu thông mạch máu tốt, kích thích dây thần kinh hay giảm đau. Dùng khăn sạch nhúng nước ấm rồi vắt khô hoặc túi chuyên dụng để chườm vào khu vực tê từ 5-10 phút.

Chườm ấm là một cách khắc phục tê bàn tay ở nhà
Chườm ấm là một cách khắc phục tê bàn tay ở nhà

Sử dụng một số các bài tập nhẹ nhàng, phù hợp để thư giãn, tuần hoàn máu, tăng sự linh hoạt nhằm hạn chế chèn ép dây thần kinh. Từ đó, giảm các triệu chứng đau nhức hay tê bàn tay.

Dùng thuốc

Với một số trường hợp bệnh nhân cụ thể sẽ được kê thuốc giảm đau chống viêm không chứa steroid. Ví dụ như paracetamol phối hợp, hay vitamin nhóm B và cả thuốc giãn mạch ngoại vi. Tuy nhiên, đây không phải là phương án lâu dài và đương nhiên cũng gây ra các tác dụng phụ.

Trị liệu thần kinh cột sống (Chiropractic)

Đối với bệnh nhân tê bàn tay do các vấn đề về xương khớp như thoái hóa cột sống hay thoát vị đĩa đệm… thì hoàn toàn có thể tham khảo phương pháp trị liệu thần kinh cột sống (Chiropractic). Đây là một cách điều trị hiệu quả, an toàn khi dùng lực bàn tay để nắn chỉnh các vị trí đốt sống sai lệch về tư thế tự nhiên. Qua đó, giảm chèn ép dây thần kinh và hạn chế đau nhức, tê bì hiệu quả.

Phẫu thuật

Phẫu thuật chưa bao giờ được xem là phương án ưu tiên nhưng sẽ cần phải áp dụng nếu như tình trạng đã nặng nề. Phẫu thuật hoàn toàn có thể để lại rủi ro và thời gian hồi phục cũng sẽ lâu hơn. Một số các phẫu thuật điển hình như phẫu thuật ống cổ tay, phẫu thuật cột sống cổ và phẫu thuật lồng ngực….

Phương án phòng ngừa tê bàn tay như thế nào?

Để có thể giảm thiểu và ngăn ngừa chứng tê bàn tay thì mỗi người cần phải chú ý đến các biện pháp cụ thể như sau.

Nếu như đang trong quá trình điều trị nguyên căn của bệnh lý thì nên tuân thủ đúng phác đồ điều trị, dứt điểm và không bỏ dở giữa chừng.

Luôn duy trì một lối sống lành mạnh về chế độ ăn uống lẫn vận động. Hạn chế các chất béo, nhiều dầu mỡ, bổ sung nhiều vitamin. Ngoài ra, cần giảm các loại chất kích thích như bia, rượu và thuốc lá.

Cần thăm khám định kỳ để kiểm soát sức khỏe, đồng thời có thể phát hiện sớm bệnh lý (nếu có). Từ đó, điều trị sớm và mang lại kết quả tốt cho bản thân.

Tê bàn tay là một hiện tượng không quá lạ lẫm với nhiều người trong cuộc sống. Hãy lưu ý khi bạn thường xuyên có dấu hiệu này, nó có thể cảnh báo một số các bệnh lý tương đối nguy hiểm. Hy vọng, sau bài viết này thì bất cứ ai cũng sẽ nắm được triệu chứng tê bàn tay của mình (nếu có) là do đâu và có cách khắc phục sớm nhất.

Đăng ký khám

Hãy liên hệ iCCARE ngay hôm nay, để nhận được giải đáp bất kỳ thắc mắc nào về xương khớp và cột sống.




    X iCCare chăm sóc sức khoẻ
    bền vững cho cả gia đình!
    chat zalo call