Ngủ dậy bị đau đầu là một hiện tượng vô cùng mệt mỏi khiến bạn thiếu sức sống và không có năng lượng. Qua đó, ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt lẫn công việc hằng ngày. Không nên chủ quan, nhất là khi có các triệu chứng bất thường, cần thăm khám để nắm bắt tình trạng và khắc phục sớm.
Ngủ dậy bị đau đầu là tình trạng như thế nào?
Đau đầu nên làm gì? Ngủ dậy bị đau đầu là một hiện tượng không còn là lẫm gì nữa, nó khiến cho bạn cảm thấy mệt mỏi và vô cùng khó chịu. Đau đầu sau khi ngủ dậy có thể xảy ra ở nửa đầu hoặc từng cụm trong vài tiếng, thậm chí là vài ngày.
Ngủ dậy sáng hay ngủ trưa dậy bị đau đầu thường có liên quan đến các bệnh thần kinh và được chia làm hai loại là đau đầu nguyên phát, đau đầu thứ phát. Trong đó, đau đầu nguyên phát được hiểu là tình trạng đau từng cụm, căng thẳng hay các yếu tố tác động từ bên ngoài. Đau đầu thứ phát là biểu hiện của nhiều bệnh lý khác như khối u, chấn thương, nhiễm trùng…
Nguyên nhân ngủ dậy bị đau đầu
Như đã đề cập, ngủ dậy bị đau đầu choáng váng có rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Đó có thể là đau đầu nguyên phát hoặc thứ phát tùy vào từng người.
Thiếu máu lên não
Thiếu máu lên não được hiểu là tình trạng không cung cấp đủ oxy cũng như dưỡng chất, giảm tuần hoàn máu lên não bộ. Từ đó, khiến cho chức năng và cấu trúc não bị ảnh hưởng. Triệu chứng dễ nhận biết của bệnh lý này có thể kể đến như đau đầu khi ngủ dậy, choáng váng, hoa mắt hoặc tê bì chân tay và khó ngủ vào ban đêm.
Đau nửa đầu
Đau nửa đầu (Migraine) là một tình trạng thường diễn ra ở người từ độ tuổi từ 30-50, xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau như nửa đầu trên, bên phải hay đau nửa đầu đỉnh. Đau nửa đầu vừa gây ra hiện tượng nhức đầu sau gáy sau khi ngủ dậy từ 4h – 9h sáng. Bên cạnh đó, còn có các triệu chứng khác là buồn nôn, nôn, nhạy cảm với âm thanh và ánh sáng.
Căng cơ
Căng cơ ở vùng đầu hay cổ do bị stress, công việc kéo dài, lo âu cũng là nguyên nhân khiến cho bản ngủ dậy bị đau đầu. Tình trạng này khiến cho người bệnh gặp phải các cơn đau đầu như búa bổ. Đồng thời, còn xuất hiện căng cơ tại khu vực vai cổ, gây đau thắt, cảm giác mắt bị đè nặng, có hơi nóng từ phía sau mắt.
>>> Xem thêm: Đau đầu chóng mặt buồn nôn mệt mỏi là bệnh gì? Phòng tránh ra sao?
Trầm cảm, lo âu
Ngủ dậy bị đau đầu cũng có thể do việc lo âu, trầm cảm kéo dài gây ra. Khi này, nồng độ hormone Serotonin thấp nhưng hormone Cortisol tăng cao. Những cơn đau đầu do trầm cảm, lo âu có thể xảy ra bất cứ khi nào khiến cơ thể kiệt quệ, chất lượng sống giảm.
Mất ngủ
Mất ngủ cũng là một lý do khiến cho bạn ngủ dậy bị đau đầu vào buổi sáng của ngày hôm sau. Mất ngủ sẽ gây ra tình trạng khó đi vào giấc ngủ hơn, ngủ không sâu giấc hay bị tỉnh giữa đêm. Từ đó, ảnh hưởng không tốt đến chu trình của giấc ngủ.
Ngủ sai tư thế
Tư thế ngủ chưa đúng khiến cho dây thần kinh bị chèn ép hay các cơ quan khác hoạt động không bình thường cũng sẽ khiến ngủ dậy bị đau đầu. Cụ thể, nằm sấp gây tì đè đến tim phổi dẫn đến một loạt hoạt động cơ quan này bị ảnh hưởng không cung cấp đủ oxy cho não bộ. Từ đó, khiến cho tình trạng ngủ dậy bị đau đầu xảy ra.
Ngủ quá nhiều
Thông thường, chu kỳ giấc ngủ sẽ phải trải qua 5 giai đoạn bao gồm Giai đoạn 1: Giai đoạn chuyển từ tỉnh sang ngủ
Giai đoạn 2: Giai đoạn ngủ nông
Giai đoạn 3,4: Giai đoạn ngủ sâu
Giai đoạn 5: Giai đoạn ngủ mơ
Mỗi giai đoạn sẽ kéo dài 1 tiếng 30 phút, và một giấc ngủ đảm bảo sức khỏe là trải qua cả 5 giai đoạn tương đương với 7h30 phút. Nếu như ngủ quá 7 giờ 30 phút hay 8 tiếng sẽ dẫn tới ức chế khu thần kinh trung ương, quá trình máu lên não bị cản trở và đau đầu khi ngủ dậy.
Thoái hóa đốt sống cổ
Thoái hóa đốt sống cổ gây nên các gai xương rồi chèn ép dây thần kinh và gây cản trở quá trình tuần hoàn máu lên não. Từ đó, khiến cho tình trạng ngủ dậy bị đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, giảm trí nhớ…
Dùng chất kích thích
Người thường xuyên dùng các loại trà, rượu, bia hay cà phê trước khi ngủ cũng khiến cho bạn gặp phải tình trạng ngủ dậy bị đau đầu. Đó đều là những đồ uống chứa chất kích thích và caffeine gây ảnh hưởng không nhỏ đến giấc ngủ.
Ngủ dậy bị đau đầu có nguy hiểm không?
Thông thường, ngủ dậy bị đau đầu do các nguyên nhân nguyên phát như ngủ sau tư thế, lo âu, căng thẳng, stress (xảy ra ít hơn dưới 2-3 lần/tháng) thì không hề đáng lo ngại. Chỉ cần điều chỉnh lại tư thế ngủ, sinh hoạt, công việc… là hoàn toàn có thể khắc phục tình trạng này.
Song, ngủ dậy bị đau đầu bất thường mà không phải do nguyên nhân nguyên phát kèm các triệu chứng khác thì nên thăm khám sớm. Đó rất có thể là biểu hiện của các bệnh lý, nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng tai hại.
Ngủ dậy bị đau đầu khi nào cần đi khám?
Ngủ dậy bị đau đầu cần phải đi khám ngay nếu như đó không phải là nguyên nhân nguyên phát. Bên cạnh đó, cần chú ý khi xuất hiện các dấu hiệu như sau:
Người bệnh bị đau đầu dai dẳng kèm với ngứa ran hay thậm chí tê liệt một phần mặt và miệng. Ngoài ra, còn bị mất kỹ năng vận động tay chân, đây rất có thể là là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ đột quỵ.
Đau đầu sẽ trở nên nặng nề hơn nếu như bạn cố gắng quá sức hay tức giận và căng thẳng. Đó rất có thể là những triệu chứng liên quan đến tình trạng xuất huyết não hay xuất huyết màng não.
Cơn đau đầu xuất hiện lần đầu tiên nhưng rất dữ dội và kèm theo các dấu hiệu khác như yếu cơ, tê bì hay liệt nửa người thì không loại từ là dấu hiệu của máu não, u não… Thậm chí, viêm não, viêm màng não còn khiến bệnh nhân gặp phải sốt cao.
Trường hợp ngủ dậy đau đầu buồn nôn, nhất là sau khi đầu từng bị va chạm trước đó thì rất có thể ảnh hưởng từ chấn thương gây ra. Cần đi khám sớm để tìm ra nguyên nhân và áp dụng điều trị kịp thời.
Cách điều trị ngủ dậy bị đau đầu
Sẽ còn tùy vào nguyên nhân gây ngủ dậy bị đau đầu là gì để có phương pháp điều trị hiệu quả, phù hợp và an toàn.
Điều trị tại nhà
Xoa bóp: Cách đơn giản nhất để khắc phục tình trạng ngủ dậy bị đau đầu là dùng tay xoa bóp vùng đầu, trán hay cổ và vai gáy theo chuyển động tròn. Nên thực hiện nhẹ nhàng, uyển chuyển để tránh việc cơn đau tăng lên.
Uống nước gừng: Lấy một thìa gừng xay nhuyễn rồi hòa cùng một cốc nước ấm để uống. Bằng chất chống viêm tự nhiên, nước gừng sẽ giúp cải thiện tình trạng ngủ trưa dậy bị đau đầu, đồng thời ngăn chặn khởi phát các cơn đau.
Ngâm chân nước nóng: Ngâm chân vào nước ấm từ 10-15 phút nhằm làm giảm các cơn đau đầu do căng thẳng, stress, huyết áp tăng cao. Nước nóng giúp cho máu lưu thông nhanh hơn và hỗ trợ tuần hoàn máu xuống chân. Qua đố, giảm căng thẳng, đồng thời trở về huyết áp bình thường.
Dùng thuốc
Người bệnh hoàn toàn có thể dùng thuốc giảm đau không kê đơn như paracetamol để triệu chứng hiệu quả và nhanh chóng. Tuy nhiên, cần có sự chỉ định của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ không mong muốn và hạn chế tình trạng nặng hơn.
>>> Xem thêm: Những bài tập yoga chữa đau đầu mất ngủ hiệu quả nhất hiện nay
Phương pháp phòng tránh vấn đề ngủ dậy bị đau đầu
Hạn chế tình trạng ngủ dậy bị đau đầu, mỗi người cần phải thực hiện các điều như sau:
Nên có một thời gian biểu ngủ khoa học mỗi ngày làm sao đảm bảo 7 tiếng rưỡi cho tới 8 tiếng một ngày. Đồng thời cần ngủ trưa ít nhất 30 phút. Trước khi đi ngủ cần tránh tiếp xúc với các loại máy tính, điện thoại hay các đồ uống có chất kích thích.
Không gian ngủ phải đảm bảo rằng mang lại cho bạn sự thoải mái, dễ chịu. Ánh sáng vàng vừa đủ, có thể sử dụng đèn nhẹ khi ngủ và thật sự yên tĩnh để không bị mất giấc ngủ.
Nên duy trì thói quen tập thể dục đều đặn để cơ thể khỏe mạnh, xương khớp dẻo dai. Từ đó, giúp cho quá trình đi vào giấc ngủ được tốt hơn, nhanh hơn và ngủ sâu hơn.
Thường xuyên kiểm tra sức khỏe, nhất là đối với xương khớp, nắn chỉnh vị trí sai lệch (nếu có) nhằm giải phóng dây thần kinh chèn ép. Qua đó, giảm các triệu chứng đau nhức tự nhiên.
Về chế độ ăn uống, nên tăng cường các loại chất béo giàu Omega-3, trái cây, ngũ cốc giàu chất chống oxy hóa, cải thiện lưu thông máu và hỗ trợ giảm đau. Đồng thời, giảm các đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ….
Ngủ dậy bị đau đầu là một tình trạng có thể nói rằng rất phổ biến hiện nay. Có người do ngủ sai tư thế hay lo lắng nhưng cũng nhiều trường hợp cảnh báo bệnh lý. Do đó, không nên chủ quan khi có các dấu hiệu bất thường kèm theo và nên thăm khám sớm để điều trị kịp thời. Hãy ghé thăm website phòng khám chiropractic ICCARE để cập nhật thông tin về sức khỏe mới nhất nhé!