iccare.com.vn/

Liệt dây thần kinh số 7: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Liệt dây thần kinh số 7 gọi còn được biết tới là liệt mặt, liệt bell, là một căn bệnh thần kinh ngoại biên diễn ra ở bất cứ độ tuổi nào. Việc phát hiện các dấu hiệu liệt dây thần kinh số 7 sớm cũng như tìm ra nguyên nhân sẽ có phương án điều trị hiệu quả, tránh biến chứng khó lường. Cùng phòng khám chiropractic iccre đi tìm hiểu chi tiết dưới đây nhé!

Liệt dây thần kinh số 7 là gì?

Liệt dây thần kinh số 7 hay còn được gọi là liệt mặt, liệt bell là một loại bệnh thần kinh ngoại biên không rõ nguyên nhân. Đây là hiện tượng mà một bên mặt bị yếu nên chảy xệ xuống do dây thần kinh điều khiển đã bị tổn thương hoặc mất chức năng.

Đa phần, liệt dây thần kinh số 7 đều có thể được điều trị và hồi phục hoàn toàn, song cũng có những trường hợp phải mang di chứng cả đời. Liệt mặt hai bên là một tình trạng hiếm gặp chỉ từ 0.3-2% các bệnh liệt trên khuôn mặt.

Rất nhiều người không khỏi thắc mắc dây thần kinh số 7 nằm ở đâu và có chức năng gì? Thực tế, dây thần kinh số 7 bắt nguồn từ nhân thần kinh mặt ở cầu não (vận động), nơron ở mạch gối (cảm giác) và nhân lệ tỵ cũng như nhân bọt trên (tự chủ).

Theo đó, dây thần kinh số 7 là một loại dây thần kinh hỗn hợp có chức năng giúp cơ mặt chuyển động, cảm giác vị giác 2/3 trước lưỡi và chức năng phó giao cảm để tiết dịch tuyến lệ, tuyến niêm mạc, tuyến vòm miệng, tuyến nước bọt và dưới lưỡi. Dây thần kinh số 7 bên trái sẽ giúp cho cơ thể vận động mặt bên trái, ở chiều ngược lại dây thần kinh số 7 bên phải sẽ điều khiển mặt bên phải.

Liệt dây thần kinh số 7 hay còn được biết là liệt mặt
Liệt dây thần kinh số 7 hay còn được biết là liệt mặt

Triệu chứng liệt dây thần kinh số 7

Thông thường, liệt dây thần kinh số 7 sẽ diễn ra đột ngột và triệu chứng hoàn toàn trong 48h đầu tiên sau mỗi lần thức dậy vào buổi sáng. Dưới đây là một số các biểu hiện liệt dây thần kinh số 7 điển hình.

Cơ mặt một bên hoàn toàn bị liệt: Nếp nhăn ở trán và mũi má biến mất, mắt nhắm không được kín, mặt sẽ bị lệch về bên lành, méo miệng, âm thanh cũng như việc ăn uống bị ảnh hưởng.

  • Hạn chế biểu hiện đầy đủ cảm xúc trên khuôn mặt.
  • Một bên mặt bị yếu cơ bị tê và nặng hơn.
  • Nửa bên lưỡi của bên mặt bị tổn thương sẽ giảm hoặc mất 2/3 vị giác.
  • Bên cạnh các dấu hiệu liệt dây thần kinh số 7 đã nêu thì vẫn còn một số các triệu chứng khác như:
  • Người bệnh bị nhạy cảm với âm thanh.
  • Trước khi xảy ra tình trạng liệt mặt 1-2 ngày thì có hiện tượng đau tai.
  • Khô hay chảy nước mắt sống.
  • Khóe miệng bên mặt bị xệ sẽ bị chảy nước dãi.

>>> Xem thêm: Rối loạn thần kinh thực vật: Nguyên nhân, dấu hiệu, biểu hiện và cách điều trị

Biến chứng khi bị liệt dây thần kinh số 7

Liệt dây thần kinh số 7 sẽ khiến cho người bệnh mắc phải một số các biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như cuộc sống như:

  • Biến chứng mắt: Bị mắc các vấn đề như viêm kết mạc và viêm giác mạc, loét giác mạc.
  • Tăng đồng vận: Co cơ không tự chủ xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên khuôn mặt, phối hợp cùng các hoạt động như co rút miệng khi nhắm mắt hay há miệng khi nháy mắt (dấu Marin-Amat) hoặc triệu chứng chảy nước mắt khi ăn còn gọi là hội chứng nước mắt cá sấu).
  • Co thắt nửa mặt: Đây là biến chứng nặng được phân bố lại thần kinh sau khi tổn thương tại dây thần kinh số 7.

Nguyên nhân liệt dây thần kinh số 7

Nguyên nhân liệt dây thần kinh số 7 sẽ được chia làm 3 lý do như sau.

Liệt dây thần kinh số 7 trung ương

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là bởi người bệnh bị đột quỵ não, chèn ép và áp xe não.

Liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên

Trong đó, lại được chia làm 2 nguyên nhân khác nhau là liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên nguyên phát và thứ phát.

Liệt mặt hay còn được gọi là liệt bell có tỷ lệ mắc mới trong dân số là từ 11,5 – 4-,2 /100000 người. Đây cũng là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên (70%). Bệnh được hình thành do tổn thương nơron thần kinh với biểu hiện là liệt một bên mặt.

Trong 24-48 giờ đầu tiên, người bệnh sẽ có đầy đủ các triệu chứng. Tổn thương dây thần kinh bên trong khung xương rất dễ gây ra việc phù nề, chèn ép dây thần kinh rồi làm cho thiếu máu cục bộ rồi suy giảm chức năng. Thời gian hồi phục cho tình trạng này khoảng 1 năm nhưng cũng có tới 13% không thể hồi phục hoàn toàn.

Liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên thứ phát

Chấn thương khoảng từ 10-23%: Gãy xương khu vực thái xương, cắt ngang các nhánh dây thần kinh có thể dẫn tới liệt dây thần kinh số 7.

Nhiễm virus khoảng 4,5-7%: Người nhiễm Herpes zoster rất dễ bị liệt dây thần kinh số 7 vì viêm hạch gối. Người có tiền căn nhiễm virus nhóm Varicella-zoster, khi khỏi bệnh các thể hoạt bát sẽ đi theo rễ cảm giác đến hạch cảm giác sừng sau của tủy sống.

Hội chứng Ramsay Hunt, virus sẽ ở lại trong hạch gối và khi tái hoạt động thì nó sẽ tạo ra tiền triệu chứng như nổi mụn nước ở vòm tai, đau nhức mắt…

Nhiễm vi khuẩn: Người bị viêm tai giữa, cholesteatoma hoặc viêm tai ngoài hoại tử cũng có thể dẫn tới liệt mặt ngoại biên.

Khối u chèn ép khoảng từ 2,2-5%: U ác tính mang tai hay u dây thần kinh mặt và thính giác hoặc u màng não lẫn màng nhện có thể khiến cho người bệnh bị liệt dây thần kinh số 7. Đa phần, các bệnh lý ác tính này đều diễn tiến chậm.

Các bệnh lý tự miễn như bệnh đa xơ cứng hay sarcoidosis hoặc hội chứng Guillain Barre… cũng dẫn tới liệt mặt.

Đối tượng nguy cơ liệt dây thần kinh số 7

Những người nguy cơ bị liệt dây thần kinh số 7 bao gồm:

  • Phụ nữ mang thai.
  • Người có sức khỏe yếu hoặc hệ miễn dịch thấp.
  • Đối tượng thường xuyên uống rượu bia.
  • Người hay căng thẳng đầu óc, thức khuya.
Người thức khuya nguy cơ liệt dây thần kinh số 7
Người thức khuya nguy cơ liệt dây thần kinh số 7
  • Người đã từng bị bệnh xơ vữa động mạch hay huyết áp.
  • Những người làm việc quá sức, đi sớm về khuya và tại môi trường gió, lạnh.

Chẩn đoán liệt dây thần kinh số 7

Đầu tiên, người bị liệt dây thần kinh số 7 sẽ được hỏi về tiền sử bệnh và thực hiện một số các hành động như nhắm mắt, nhăn trán, chu môi, mỉm cười… để chẩn đoán bệnh.

Trường hợp bị liệt dây thần kinh số 7 thì các triệu chứng sẽ khó nhận biết. Tuy nhiên, một số các phương pháp kiểm tra có thể kể tới là:

  • Dấu lông mi Souques: Khi nhắm mắt, lông mi bên liệt sẽ dài hơn bên lành lặn.
  • Dấu Dutemps – Cestan: Người bệnh khi nhìn xuống dưới kết hợp nhắm mắt, mi phía trên của bên mặt liệt sẽ nâng lên.
  • Dấu Negro: Khi thực hiện nhìn lên thì mắt bên liệt sẽ hơi đưa ra ngoài cộng thêm lên trên nhiều hơn phía bên lành.
  • Dấu cơ da cổ: Khi người bệnh nhăn răng sẽ không có vết nhăn cổ.

Ngoài ra, bác sĩ cung sẽ thực hiện một số các xét nghiệm cận lâm sàng:

  • Chụp cắt lớp vi tính (CT scan): Để kiểm tra tình trạng cấu trúc bên trong đại não, thân não với mục đích xác định tổn thương ở khu vực trung ương hay các khối u chèn ép.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Ngoài mục đích giống như CT scan cộng hưởng từ sẽ cho thấy chi tiết các tổn thương mô mềm.
  • Đo điện cơ (EMG): Để xác định được tình hình, mức độ và tính nghiêm trọng của tổn thương dây thần kinh. Đồng thời, đo hoạt động điện của cơ khi xuất hiện kích thích và tốc độ dẫn truyền xung điện chạy dọc dây thần kinh.
  • Xét nghiệm máu: Để loại trừ nhiễm bệnh Lyme và một số bệnh nhiễm trùng khác.

>>> Xem thêm: Đau dây thần kinh liên sườn: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Cách điều trị khi bị liệt dây thần kinh số 7

Liệt dây thần kinh số 7 có tự khỏi không hay liệt dây thần kinh số 7 có chữa được không là câu hỏi mà nhiều người đặt ra và muốn có câu trả lời. Bệnh lý này hoàn có thể chữa khỏi và tốt hơn hết để nhanh chóng, tránh các biến chứng nghiêm trọng thì người bệnh cần điều trị ngay khi có dấu hiệu liệt dây thần kinh số 7.

Đối với liệt dây thần kinh số 7 trung ương, phương pháp chữa liệt dây thần kinh số 7 sẽ phục thuộc vào lý do bị tổn thương thần kinh là bởi u chèn ép, đột quỵ não hay áp xe não.

Trường hợp liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên, bác sĩ đa phần sẽ kết hợp nhiều phương án khác nhau như điều trị nội khoa, vật lý trị liệu hay điều trị ngoại khoa. Một số các phương pháp điều trị áp dụng có thể kể tới.

  • Dùng thuốc: Dùng thuốc corticosteroid với tác dụng kháng viêm, ngăn chặn tình trạng sưng viêm và giảm chèn ép của dây thần kinh số 7 rồi giúp cho quá trình phục hồi tốt hơn.
  • Tiêm botox: Phương pháp này được áp dụng nhằm điều trị chứng đồng vận sau khi bị liệt dây thần kinh số 7.
  • Vật lý trị liệu: Các liệu pháp nhiệt, kích thích điện hay phản hồi sinh học và tập luyện cơ mặt như: nhíu mày, nhắm mắt, thổi, chu môi, ngậm miệng…
  • Châm cứu: Theo nhiều chuyên gia, châm cứu có tác dụng tốt cho việc điều trị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên. Tăng lưu lượng tuần hoàn khu vực mặt, các nhóm cơ do dây thần kinh số 7 chi phối được cải thiện, giúp cho khả năng khỏi hoàn toàn di chứng sau liệt tăng cao.
Châm cứu là một cách chữa liệt dây thần kinh số 7
Châm cứu là một cách chữa liệt dây thần kinh số 7
  • Phẫu thuật: Một số các trường hợp bị liệt dây thần kinh số 7 có biến chứng nặng thì thẩm mỹ sẽ được tính đến để điều chỉnh lại bên mặt liệt. Qua đó, góp phần phần khôi phục các cơ vùng mặt. Điển hình là phẫu thuật nâng chân mày hay phẫu thuật nâng mí mắt và cả phẫu thuật tái tạo dây thần kinh.

Phương pháp phòng ngừa liệt dây thần kinh số 7

Để có thể ngăn ngừa liệt dây thần kinh số 7, mọi người nên tuân thủ một số các điều cơ bản như sau:

Kiểm soát, ngăn chặn bệnh đái tháo đường hay tăng huyết áp và rối loạn lipid máu hoặc béo phì.

  • Không hút thuốc lá.
  • Hạn chế các chất kích thích như bia, rượu.
  • Không tắm khuya, hạn chế gió và lạnh thổi trực tiếp vào mặt.
  • Thể dục đều đặn.
  • Duy trì cân nặng phù hợp
  • Tinh thần luôn thoải mái.

Liệt dây thần kinh số 7 là một bệnh lý không chỉ gây biến chứng khó lường mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ. Cần phải phát hiện các dấu hiệu liệt dây thần kinh số 7 càng sớm càng tốt để có cách điều trị phù hợp.

>>> Xem thêm: Đau đầu nên làm gì – Nguyên nhân là từ đâu?

Đăng ký khám

Hãy liên hệ iCCARE ngay hôm nay, để nhận được giải đáp bất kỳ thắc mắc nào về xương khớp và cột sống.




    chat zalo call