iccare.com.vn/
TIN TỨC Y KHOA

Khớp cắn ngược là gì? Nguyên nhân và phương pháp điều trị

Khớp cắn ngược được hiểu là tình trạng sai lệch khớp cắn khá nghiêm trọng, gây ra nhiều khó khăn trong việc phát âm, nhai và rất mất thẩm mỹ. Vậy khớp cắn ngược là gì và liệu rằng nó có xuất hiện biến chứng gì nguy hiểm hay không? Cùng phòng khám xương khớp ICCARE tìm hiểu ngay vấn đề này bằng bài viết sau đây.

Khớp cắn ngược là gì?

Khớp cắn ngược hay còn được gọi là răng móm, mặt lưỡi cày là tình trạng hàm răng bên dưới bị chìa ra ngoài quá nhiều so với tiêu chuẩn. Lý do gây ra hiện tượng này có thể là do môi trường, di truyền hay bẩm sinh. Phần lớn, khi gặp phải tình trạng móm đều do thói quen không tốt từ thuở nhỏ như: Mút ngón tay, dùng lưỡi đẩy răng và ti giả, răng cửa của hàm dưới mọc trước hàm trên hay hàm dưới phát triển mạnh hơn.

Khớp cắn ngược là tình trạng hàm răng dưới bị chìa ra ngoài
Khớp cắn ngược là tình trạng hàm răng dưới bị chìa ra ngoài

Các dạng khớp cắn ngược

Khớp cắn ngược nặng hay khớp cắn ngược nhẹ cũng đều sẽ có hai dạng như sau.

Khớp cắn ngược do răng: Được hiểu là răng cửa hàm trên mọc muộn hơn so với răng cửa hàm dưới hay do thói quen trượt hàm sang bên theo chiều không thuận. Khi mắc phải dạng này, răng cửa phía trước hàm dưới sẽ sẽ chìa ra bên ngoài, bao lấy răng hàm trên. Nếu không được can thiệp kịp thời sẽ khiến xương hàm trên bị tác động, từ đó gây ra tình trạng mặt gãy.

Khớp cắn ngược do xương: Đây là tình trạng mà xương hàm trên kém phát triển hơn hoặc xương hàm dưới phát triển quá mạnh. Bên cạnh đó, khớp cắn ngược do dương là bởi vì dị tật khe hở vòm miệng… Điều này làm cho xương hàm trên thiếu hụt đi kích thước trước sau và gây khiến răng cửa hàm trên luôn trong trạng thái ở phía trong so với hàm dưới.

Nguyên nhân bị khớp cắn ngược

Hàm cắn ngược hay khớp cắn ngược xuất hiện có thể do khá nhiều các nguyên nhân khác nhau. 

Di truyền

Cấu trúc phát triển xương hàm cũng như thứ tự răng mọc sẽ phụ thuộc vào yếu tố di truyền. Cụ thể, trẻ có thể di truyền từ người thân các điểm sai lệch như: Răng mọc lệch lạc hay hàm trên ngắn hơn, móm xương…

Di truyền là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới khớp cắn ngược
Di truyền là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới khớp cắn ngược

Môi trường

Khi còn nhỏ, một số yếu tố có thể khiến khớp cắn ngược trở nên nghiêm trọng như thở bằng miệng, đường thở của bé bị tắc nghẽn. Việc thở bằng mũi khó khăn khiến cho trẻ phải thở bằng miệng dẫn tới tình trạng xương hàm trên bị kém phát triển. 

Chấn thương

Tình trạng xương hàm bị gãy nhưng lại không được can thiệp kịp thời hoàn toàn có thể khiến cho khớp cắn ngược xảy ra.

>>> Xem thêm: Đau xương khớp kiêng ăn gì cho nhanh khỏi

Biến chứng của khớp cắn ngược

Khớp cắn ngược nếu như không được điều trị hoàn toàn có thể gây ra hàng loạt các biến chứng về cả thẩm mỹ lẫn sinh hoạt hằng ngày.

Mất thẩm mỹ: Rõ ràng biến chứng được xem là nghiêm trọng nhất đối với khớp cắn ngược là khiến người bệnh mất thẩm mỹ, không tự tin. Thậm chí, còn gây ra tình trạng khắc khổ hay già nua và xấu xí trên khuôn mặt.

Ảnh hưởng đến ăn nhai: Khi mắc phải khớp cắn ngược, người bệnh sẽ chỉ được ăn từ tốn. Thậm chí là nguy cơ răng môi va chạm gây chảy máu hay hóc làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

Cản trở cuộc sống sinh hoạt: Trong đời sống sinh hoạt thì khớp cắn ngược sẽ khiến cho người bệnh không thể phát âm như bình thường, nhất là đối với tiếng Anh. Ngoài ra, khâu vệ sinh răng cũng sẽ khó hơn thông thường.

Cách điều trị khớp cắn ngược

Rất nhiều thắc mắc rằng điều trị khớp cắn ngược ở trẻ em sẽ điều trị như thế nào hay có cách chữa khớp cắn ngược tại nhà không? Cùng tham khảo một số phương pháp phổ biến dưới đây.

Phẫu thuật

Phẫu thuật chỉnh hình răng miệng sẽ là một phương án mang lại sự hiệu quả cho khớp cắn ngược, đặc biệt là trường hợp xảy ra do xương. Phẫu thuật chỉnh sửa xương hàm với mục đích giúp hàm trên hàm dưới được tương quan hài hòa. Qua đó, cải thiện chức năng nhai, tăng tính thẩm mỹ hơn.

Bọc răng sứ

Bọc răng sứ chỉ được áp dụng cho các trường hợp bị lệch khớp nhẹ do răng. Phương pháp này sẽ mang lại hàng loạt ưu điểm như sau.

Phục hồi nhanh chóng, không tốn nhiều thời gian như niềng răng.

Giúp cho răng được trắng sáng, cải thiện tính thẩm mỹ.

Giống như răng thật.

Răng sứ có độ bền tới 15 năm và có sức nhai gấp 3-4 lần răng thật.

Niềng răng

Niềng răng là biện pháp điều trị khớp cắn ngược phổ biến
Niềng răng là biện pháp điều trị khớp cắn ngược phổ biến

Niềng răng là biện pháp có thể áp dụng cho toàn bộ trường hợp lệch khớp nặng hoặc nhẹ. Đây cũng là cách mà bảo vệ răng thật tối đa, không cần thay hay bào mòn vẫn có thể giúp các vị trí rằng trở lại tự nhiên. 

Khớp cắn ngược nhìn chung không gây hại về tính mạng con người nhưng lại khiến thẩm mỹ bị ảnh hưởng nặng nề. Việc can thiệp sớm sẽ giúp người bệnh tự tin, thoải mái hơn.

>>> Xem thêm: Tổng hợp 10 bài tập về xương khớp được chuyên gia khuyên dùng

Đăng ký khám

Hãy liên hệ iCCARE ngay hôm nay, để nhận được giải đáp bất kỳ thắc mắc nào về xương khớp và cột sống.




    X iCCare chăm sóc sức khoẻ
    bền vững cho cả gia đình!
    chat zalo call