iccare.com.vn/
TIN TỨC Y KHOA

Tổng hợp các huyệt bàn chân và cách bấm huyệt lòng bàn chân

Lòng bàn chân là một vị trí có rất nhiều huyệt đạo khác nhau và được sử dụng với mục đích chăm sóc sức khỏe. Bài viết này phòng khám ICCARE sẽ tổng hợp các huyệt bàn chân trên cơ thể cũng như các lợi ích của việc bấm huyệt bàn chân mà mọi người ai cũng cần biết.

Tổng hợp các huyệt bàn chân

Khám phá các huyệt bàn chân về vị trí cũng như tác dụng cụ thể của từng huyệt.

Huyệt Thương Khâu

  • Tên gọi khác: Thương Khưu hay Thương Kheo.
  • Vị trí huyệt: Huyệt Thương Khâu nằm ở phía trong ngay gần dưới hõm của mắt cá chân.
  • Tác dụng: Đây là một trong những huyệt bàn chân có tác dụng chữa trị các vấn đề về đầy bụng khó tiêu, viêm ruột, nôn nao và viêm dạ dày hay táo bón, tiêu chảy… Việc xoa bóp huyệt này còn giúp cho khí huyết lưu thông từ lá lách cho tới kinh mạch.
  • Cách bấm huyệt bàn chân: Tìm vị trí của huyệt sau đó bấm và giữ khoảng 3 phút cho tới khi có cảm giác tê mỏi. Mỗi ngày nên thực hiện từ 3-5 lần và đều hai bên chân.
Huyệt Thương Khâu nằm ở ngay gần hõm mắt cá chân
Huyệt Thương Khâu nằm ở ngay gần hõm mắt cá chân

Huyệt Dũng Tuyền

  • Tên gọi khác: Huyệt Dũng Tuyền hay còn được biết là Đại xung, Địa Cù và Quyết Tâm….
  • Vị trí: Huyệt này nằm ở điểm trũng nhất của gan bàn chân, đâu đó khoảng 1/3 về phía trước bàn chân.
  • Tác dụng: Huyệt Dũng Tuyền giúp việc dưỡng thận tốt hơn, giải độc thận cũng như điều hòa cơ thể.
  • Cách bấm huyệt bàn chân: Là một trong 36 huyệt yếu, nên khi xoa bóp cần sử dụng lực vừa phải. Dùng ngón tay cái bấm, day huyệt khoảng 5 phút mỗi ngày và nên thực hiện trước 5-7 giờ sáng là tốt nhất. Sẽ tốt hơn nếu như bạn uống một cốc nước ấm để thận lọc tốt hơn.

Huyệt Thái Xung

  • Vị trí: Huyệt Thái Xung nằm ở phía trên mu bàn chân. Dùng ngón tay trỏ đo từ khe của ngón chân cái và ngón áp cái lên 2 thốn, đây chính là vị trí chính xác huyệt Thái Sung.
  • Tác dụng: Huyệt Thái sung là một huyệt bàn chân có kết nối mật thiết với gan. Dùng tay bấm và day huyệt sẽ giúp gan thải độc, chữa các bệnh lý gan như vàng da, suy nhược gan… Ngoài ra, còn giúp cho mọi người cải thiện chứng táo bón, ăn không ngon, khó tiêu…
  • Cách bấm huyệt bàn chân: Dùng tay cái ấn lên huyệt khoảng 4 phút khi thấy có cảm giác hơi đau thì nên dừng lại.

Huyệt Bát Phong

  • Tên gọi khác: Huyệt Bát Phong có tên gọi khác là Bát Xung.
  • Vị trí: Huyệt Bát Phong nằm ở trên mu bàn chân, bao gồm tổng cộng 8 huyệt tại các khe đốt ngón chân.
  • Tác dụng: Huyệt Bát Phong giúp cơ thể điều trị các bệnh như viêm đốt ngón chân, cước chân hay đau bụng kinh.
  • Cách bấm huyệt bàn chân: Nếu như bị viêm hay cước chân thì nên bấm ấn và day mỗi huyệt khoảng 1 phút.

>>> Xem thêm: Đau bắp chân là bệnh gì? Nguyên nhân và cách giảm đau bắp chân

Huyệt Nội Đình

  • Vị trí: Huyệt Nội Đình nằm ở trên bàn chân ngay giữa kẽ ngón chân thứ 2 và thứ 3.
  • Tác dụng: Day và bấm huyệt Nội Đình giúp chữa viêm ruột, đau dạ dày hay đau răng, đau đầu và chảy máu cam, sốt cao…
  • Cách bấm huyệt bàn chân: Bấm huyệt nhẹ nhàng giữ từ 2-3 phút ở cả hai bàn chân.
Huyệt Nội Đình có tác dụng chữa viêm ruột, đau dạ dày…
Huyệt Nội Đình có tác dụng chữa viêm ruột, đau dạ dày…

Huyệt Giải Khê

  • Tên gọi khác: Huyệt Giải Khê hay còn được gọi là Hài Đái, Hài Đới.
  • Vị trí: Huyệt này nằm tại chính giữa nếp gấp của cổ chân, ở vị trí lõm giữa của gân cơ duỗi chung ngón chân và gân cơ duỗi dài ngón cái.
  • Tác dụng: Huyệt Giải Khê có công dụng chữa đau khớp cổ chân, tê liệt chân hay bệnh thần kinh tọa.
  • Cách bấm huyệt bàn chân: Bấm và day nhẹ nhàng từ 1-3 phút tùy vào mức độ của bệnh.

Lợi ích của việc bấm huyệt bàn chân đối với cơ thể

Bấm huyệt bàn chân được đánh giá mang lại rất nhiều lợi ích cho cơ thể mỗi người nếu như biết tận dụng. Dưới đây là một số điểm tích cực khi bấm huyệt bàn chân.

Chữa cảm lạnh

Bấm huyệt bàn chân giúp kích thích hệ thống miễn dịch đồng thời thúc đẩy dẫn lưu bạch huyết, từ đó chống lại nhiễm trùng và hồi phục nhanh hơn khi ốm.

Giảm mệt mỏi, đau đớn và căng thẳng

Bấm huyệt bàn chân giúp cơ thể giảm đi căng thẳng, mệt mỏi hay đau đớn. Thao tác này sẽ kích thích hệ thần kinh và thúc đẩy thư giãn, từ đó giảm căng thẳng, mệt mỏi và giảm đau khắp cơ thể.

Ngăn ngừa chấn thương hoặc giảm đau cho MS và hóa trị

Trường hợp người bệnh đối mặt với bệnh đa xơ cứng (MS) hay đang trải qua hóa trị liệu thì bấm huyệt bàn chân sẽ giúp bạn kiểm soát tốt các triệu chứng.

Bấm huyệt giúp giảm đau, giảm viêm và lưu thông tốt, đây chính là một phương án tốt hỗ trợ cho các điều trị của y học cổ truyền.

Kích thích cơ quan nội tạng hoạt động

Các huyệt ở bàn chân có kết nối chặt chẽ với cơ quan nội tác khác nhau. Việc dùng lực tác động lên huyệt bàn chân giúp kích thích hàng loạt cơ quan nội tạng tương ứng, thúc đẩy sức khỏe tổng thể của cơ thể.

Giúp lưu thông máu

Máu lưu thông không đều sẽ khiến xảy ra các vấn đề như huyết áp cao, tim và đột quỵ. Bấm huyệt bàn chân sẽ giúp cho máu được lưu thông đến cẳng chân, bàn chân và tim mạch hoạt động ổn hơn.

Điều trị rối loạn chức năng gan, táo bón hay dị ứng da

Bằng cách kích thích các vùng tương ứng của bàn chân, bấm huyệt bàn chân sẽ giúp ích cho chứng rối loạn chức năng gan như dị ứng da, táo bón. Việc áp dụng bấm huyệt sẽ thúc đẩy quá trình chữa lành, cải thiện các hoạt động của hệ thống quan trọng này trong cơ thể.

>>> Xem thêm: Sưng mắt cá chân: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Giúp phụ nữ mang thai giảm được áp lực lên bàn chân

Phụ nữ mang thai khiến cho hoạt động di chuyển cảm thấy nặng nề và áp lực rất lớn lên bàn chân cũng như lòng bàn chân. Bấm huyệt bàn chân giúp cho người mang thai cảm thấy thoải mái, thư giãn, nhẹ nhàng hơn.
Cách bấm huyệt bàn chân hiệu quả tại nhà
Bấm huyệt bàn chân hay bấm huyệt lòng bàn chân là một cách đơn giản để cơ thể được thoải mái, thư giãn hiệu quả. Hướng dẫn cách bấm huyệt bàn chân tại nhà mà ai cũng có thể áp dụng.

Chữa ho

Để chữa ho thì bạn cần tìm huyệt Dũng Tuyền bằng cách co bàn chân và ngón chân lại, chỗ lõm 1/3 trên lòng bàn chân chính là vị trí mà bạn cần. Dùng bàn tay hoặc ngón tay xoa bóp khu vực này khoảng 15 phút.
Nên nhớ, không nên lạm dụng mà chỉ thực hiện 3 lần mỗi ngày vào buổi trưa hoặc trước khi đi ngủ và tối đa trong 5-7 ngày mà thôi.

Bấm huyệt bàn chân giúp giảm ho hiệu quả
Bấm huyệt bàn chân giúp giảm ho hiệu quả

Chữa nóng trong

Việc bấm huyệt bàn chân cũng sẽ giúp cho bạn có thể chữa nóng trong như các vấn đề về mụn, bốc hỏa hay nóng khác. Nắm trên phần trên của bàn chân rồi ấn vào điểm có mạch đập giữa hai ngón chân cái và ngón chân thứ hai.

Nên giữ khoảng 3-4 phút tới khi bạn cảm thấy hơi đau thì thả ra. Việc bấm huyệt này giúp cho cơ thể được thải độc gan, thanh nhiệt, hạ huyết áp và tác dụng tốt cho kinh nguyệt không đều.

Một số lưu ý khi bấm huyệt bàn chân

Bấm huyệt bàn chân có tác dụng rất tốt cho cơ thể nhưng cũng nên lưu ý một số điều để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

  1. Không được bấm huyệt bàn chân khi đã ăn no hay đã sử dụng bia rượu.
  2. Không bấm huyệt bàn chân khi đang bị đau hay bị thương.
  3. Nên bấm huyệt, xoa bóp vùng chân mỗi khi tập thể dục xong.
  4. Nên thực hiện bấm huyệt cho chân trái trước và chân phải sau sẽ mang tới sự hiệu quả.
  5. Không bấm huyệt bàn chân khi bệnh nhân bị sốt, ung thư, viêm nhiễm.
  6. Bấm huyệt bàn chân nhẹ nhàng, không quá mạnh khiến tình trạng đau đớn xảy ra.

Bấm huyệt bàn chân là một thao tác đơn giản nhưng lại có hiệu quả tích cực cho cơ thể mỗi người. Dù vậy thì khi bấm huyệt bàn chân cũng nên thực hiện đúng và tránh các điều tối kỵ để bảo đảm sức khỏe.

>>> Xem thêm: Đau nhức cổ chân: Nguyên nhân, biến chứng và cách điều trị

Đăng ký khám

Hãy liên hệ iCCARE ngay hôm nay, để nhận được giải đáp bất kỳ thắc mắc nào về xương khớp và cột sống.




    X iCCare chăm sóc sức khoẻ
    bền vững cho cả gia đình!
    chat zalo call