iccare.com.vn/

Hẹp khe khớp gối: Phân loại, nguyên nhân, dấu hiệu, chuẩn đoán và cách điều trị

Khớp gối là một bộ phận dễ bị tổn thương và thoái hóa, đặc biệt là hiện tượng hẹp khe khớp gối. Đây là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động và các hoạt động hàng ngày. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí gây tàn phế. Do đó việc phát hiện sớm để điều trị kịp thời là vô cùng quan trọng.

Hẹp khe khớp gối là gì?

Cấu tạo của khớp gối
Cấu tạo của khớp gối

Khớp gối là nơi tiếp giáp và liên kết ba trục xương chính: xương đùi, xương bánh chè và xương ống chân, đảm nhiệm vai trò nâng đỡ trọng lượng cơ thể. Hoạt động của khớp gối được đảm bảo nhờ sự phối hợp của các thành phần như gân, sụn, bao khớp, cơ, và dây chằng.

Hẹp khe khớp gối xảy ra khi lớp sụn bao ngoài đầu xương bị mòn hoặc bong tróc do lão hóa hoặc chấn thương. Điều này khiến không gian bên trong khớp thu hẹp, gây khó khăn cho cử động, đồng thời gây đau nhức, cứng khớp, khô khớp và có thể dẫn đến mất khả năng vận động hoặc tàn phế.

Khi các mảnh sụn bị vỡ và mắc lại trong ổ khớp, cơ thể sẽ xem chúng như dị vật và khởi phát quá trình viêm. Đặc biệt, phần xương dưới sụn có cảm giác đau sẽ cọ sát vào đầu xương gần kề sau khi sụn bị bong ra, làm tăng cảm giác đau đớn.

Ở khớp gối khỏe mạnh, giữa xương đùi, xương chày và xương bánh chè có khoảng không gian đủ để khớp di chuyển linh hoạt. Tuy nhiên, khi xảy ra chấn thương hoặc thoái hóa, bề mặt sụn bao bọc đầu xương sẽ bị mài mòn, khiến khe khớp gối bị thu hẹp và gây ra ma sát tăng lên khi vận động, dẫn đến đau nhức.

Hẹp khe khớp gối cũng là dấu hiệu điển hình của thoái hóa khớp, bên cạnh bệnh gai xương. Đây là vấn đề phổ biến ở người cao tuổi, với tỷ lệ mắc bệnh cao ở các quốc gia có tuổi thọ trung bình cao, trong đó có Việt Nam.

Thoái hóa khớp gối thường gặp ở nữ giới nhiều hơn nam giới.

Phân loại hẹp khe khớp gối

Để phân loại hẹp khe khớp gối, có thể dựa trên hai tiêu chí chính: Mức độ và Nguyên nhân.

Phân loại theo mức độ 

Mức độ hẹp khe khớp gối được đánh giá dựa vào thang điểm Kellgren-Lawrence, dựa trên hình ảnh X-quang có trọng lượng. Các cấp độ cụ thể bao gồm:

  • Cấp độ 0: Khe khớp không có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào.
  • Cấp độ 1: Có những thay đổi nhỏ trong khe khớp.
  • Cấp độ 2: Khe khớp thay đổi nhẹ, xuất hiện gai xương.
  • Cấp độ 3: Khe khớp thay đổi trung bình với nhiều gai xương và khe khớp bị thu hẹp.
  • Cấp độ 4: Khe khớp thay đổi nghiêm trọng với sự thu hẹp đáng kể và đầu xương bị biến dạng rõ.
Thang điểm Kellgren-Lawrence  
Thang điểm Kellgren-Lawrence

Phân loại theo nguyên nhân 

Hẹp khe khớp gối có thể do hai nguyên nhân chính:

  • Thoái hóa và hẹp khe khớp nguyên phát: Thường do quá trình lão hóa, phổ biến ở người trên 50 tuổi.
  • Thoái hóa và hẹp khe khớp thứ phát: Liên quan đến các yếu tố như:
  • Chấn thương và vi chấn thương: Gây tổn thương sụn khớp, như gãy xương, trật khớp kèm theo tổn thương sụn.
  • Yếu tố nội tiết và chuyển hóa: Suy giáp, bệnh to đầu chi, phụ nữ sau mãn kinh.
  • Dị tật bẩm sinh: Khớp lỏng lẻo.
  • Viêm khớp nhiễm khuẩn: Cấp tính hoặc mãn tính.
  • Viêm khớp không nhiễm khuẩn: Như viêm khớp dạng thấp.
  • Thiếu máu nuôi: Gây hoại tử xương, loạn dưỡng xương.
  • Bệnh liên quan đến máu: Như rối loạn đông máu (Hemophilia), u máu.

>>> Tham khảo thêm: Đau khớp gối trái là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Dấu hiệu để phát hiện tình trạng hẹp khe khớp gối

“Biểu hiện của hẹp khe khớp gối có thể được phát hiện sớm qua một số triệu chứng đặc trưng như sau:

Đau khớp: Cơn đau xuất hiện âm ỉ, gia tăng khi vận động hoặc thay đổi tư thế và có xu hướng giảm nếu nghỉ ngơi đầy đủ. Đau thường có chu kỳ dài ngắn khác nhau.

Khả năng vận động bị hạn chế: Khó khăn khi thay đổi tư thế đột ngột, đặc biệt là khi lên xuống cầu thang hoặc ngồi xổm. 

Khớp gối bị biến dạng: Khớp gối có thể bị biến dạng do hẹp khe khớp xuất hiện cùng gai xương. Người bệnh cũng có thể cảm nhận các gai khớp gối

Dấu hiệu “phá rỉ khớp”: Buổi sáng khớp gối thường cứng, không vận động được nhưng chỉ kéo dài dưới 30 phút. 

Âm thanh lục khục khi vận động: Có âm thanh lục khục xuất hiện khi vận động khớp gối.

Teo cơ quanh khớp gối: Cơ quanh khớp gối có dấu hiệu bị teo do hạn chế vận động.

Hẹp khe khớp gối khiến người bệnh bị đau khi di chuyển
Hẹp khe khớp gối khiến người bệnh bị đau khi di chuyển

Những nguyên nhân dẫn đến hẹp khe khớp gối

Nguy cơ bị hẹp khe khớp gối tăng lên do các yếu tố sau:

  • Tuổi tác: Khi tuổi tác càng cao, sụn xương bị bào mòn nhiều hơn, làm cho khe khớp dễ bị hẹp. 
  • Thói quen sinh hoạt: Những người thường xuyên vận động tay chân hoặc làm công việc liên quan đến hoạt động chân lặp đi lặp lại trong thời gian dài dễ bị tổn thương và thoái hóa khớp. 
  • Thừa cân: Tình trạng này tạo áp lực quá mức lên các khớp, dẫn đến thoái hóa khớp theo thời gian. 
  • Chấn thương: Tai nạn giao thông, tai nạn thể thao hoặc vận động quá mức có thể gây tổn thương và thoái hóa khớp vĩnh viễn.

Hẹp khe khớp gối có biến chứng nguy hiểm không?

Hẹp khe khớp gối không chỉ là dấu hiệu của thoái hóa khớp, mà trong nhiều trường hợp còn là biểu hiện sớm của viêm khớp, đặc biệt là viêm khớp dạng thấp. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như:

  • Chảy máu quanh khớp.
  • Hoại tử xương đầu gối
  • Mất chức năng vận động của khớp gối.

Các xét nghiệm chẩn đoán hẹp khe khớp gối

Đối với tình trạng hẹp khe khớp gối, ban đầu bác sĩ sẽ tiến hành khám sức khỏe, tìm hiểu tiền sử bệnh lý, chấn thương, vị trí và mức độ đau nhức. Sau đó, bác sĩ có thể sờ nắn khớp để kiểm tra khả năng linh hoạt và các triệu chứng khó chịu khi cử động. Tiếp theo, các phương pháp chẩn đoán hình ảnh sẽ được chỉ định để đưa ra kết luận chính xác nhất, bao gồm:

Chụp X-quang 

Chẩn đoán hình ảnh giúp bác sĩ đánh giá chính xác mức độ hẹp khe khớp gối 
Chẩn đoán hình ảnh giúp bác sĩ đánh giá chính xác mức độ hẹp khe khớp gối

Đây là phương pháp đầu tiên được chỉ định đối với tình trạng hẹp khớp gối. Chụp X-quang giúp bác sĩ xác định nhiều vấn đề quan trọng như:

  • Mức độ hẹp khớp gối và khả năng tiến triển của bệnh viêm khớp.
  • Các dấu hiệu bất thường của khớp gối, lệch khớp, khả năng liên kết các xương.
  • Sự xuất hiện của gai xương.
  • Dấu hiệu chấn thương, gãy xương nếu có.
  • Dấu hiệu sưng tấy mô mềm.
  • Sự tồn tại của chất lỏng dư thừa trong đầu gối.

Các tổn thương chi tiết liên quan đến xương, mật độ xương. Kết quả chụp X-quang thường có sẵn sau vài phút thực hiện, là một trong những lý do phương pháp này phổ biến trong chẩn đoán hẹp khớp gối.

>>> Tham khảo thêm: Phác đồ điều trị viêm khớp gối chuẩn và những điều cần biết

Chụp cộng hưởng từ (MRI)

MRI là xét nghiệm không xâm lấn, không gây đau, sử dụng từ trường mạnh và sóng vô tuyến để thu thập hình ảnh hai hoặc ba chiều về các cấu trúc bên trong đầu gối. Thông qua phương pháp này, bác sĩ có thể quan sát chi tiết về mô, khớp và xương, hỗ trợ đưa ra kết luận chính xác về tình trạng hẹp khe khớp gối. Đặc biệt, đây là xét nghiệm thường được chỉ định khi nghi ngờ tổn thương xuất phát từ nguyên nhân khác ngoài viêm khớp.

Siêu âm 

Với phương pháp này, bác sĩ sẽ bôi một lớp gel vào vùng khớp gối cần kiểm tra, sau đó sử dụng đầu dò để truyền sóng âm thanh vào cơ thể. Các hình ảnh về cấu trúc bên trong sẽ được mô phỏng chi tiết, giúp hỗ trợ chẩn đoán chính xác hơn về tình trạng hẹp khe khớp. Siêu âm thường được thực hiện nhanh chóng, không gây đau đớn, tuy nhiên có thể gây khó chịu cho vùng khớp bị tổn thương khi đầu dò di chuyển.

Cách điều trị hẹp khe khớp gối

Tùy theo từng tình trạng hẹp khớp gối, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp như sau:

Điều trị không dùng thuốc 

Người bị hẹp khe khớp gối có thể cải thiện triệu chứng và làm chậm quá trình thu hẹp khe khớp gối bằng những phương pháp không cần dùng thuốc:

Giảm cân (nếu bị béo phì): Giúp giảm áp lực lên khớp gối, từ đó giảm đau và ngăn ngừa thoái hóa thêm.

Sửa lại tư thế: Bệnh nhân cần duy trì tư thế đúng để bảo vệ khớp gối, tránh nâng vật nặng hoặc thực hiện các chuyển động lặp lại gây căng thẳng và áp lực lên khớp.

Thủy liệu pháp: Thích hợp cho những người bị hẹp khe khớp gối do viêm khớp nặng. Các bài tập trong nước như bơi lội, đi bộ dưới nước giúp giảm trọng lực tác động lên khớp, thư giãn cơ bắp và giảm sưng tấy.

Vật lý trị liệu: Được ưu tiên trong điều trị nhằm tăng cường sức mạnh cơ xung quanh khớp gối, cải thiện khả năng vận động và giảm đau. Bác sĩ sẽ đề xuất các bài tập nhẹ nhàng phù hợp với tình trạng và mức độ hẹp khớp của người bệnh.

>>> Xem ngay: Các bài tập vật lý trị liệu cho khớp gối hiệu quả nhất hiện nay

Trị liệu thần kinh cột sống (Chiropractic): Nắn chỉnh các khớp xương để giải phóng chèn ép lên khớp gối, khôi phục cấu trúc khớp tự nhiên, giúp chữa lành cơn đau tận gốc và ngăn ngừa tái phát.

Béo phì hay tăng cân quá nhanh làm tăng nguy cơ thoái hóa và thu hẹp khe khớp hơn.
Béo phì hay tăng cân quá nhanh làm tăng nguy cơ thoái hóa và thu hẹp khe khớp hơn.

Điều trị dùng thuốc

Để giảm tạm thời cơn đau do hẹp khe khớp gối gây ra, bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm đau và thuốc chống viêm không steroid (NSAID).

Thuốc giảm đau: Các loại thuốc thường được sử dụng bao gồm Codeine, Acetaminophen, Aspirin, Oxycodone, Hydrocodone,… Chúng hoạt động bằng cách thay đổi nhận thức của não bộ về cơn đau, thay vì tấn công trực tiếp vào chu kỳ đau.

Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): So với các loại thuốc giảm đau thông thường, NSAID hoạt động theo cơ chế khác biệt bằng cách ngăn chặn tác động từ enzyme Cyclooxygenase

Điều trị theo cơ chế bệnh sinh

Tiêm Steroid: Phương pháp này tiếp cận trực tiếp để điều trị các triệu chứng của hẹp khe khớp gối. Cortisone thường được ưu tiên sử dụng nhờ khả năng chống viêm mạnh. Bác sĩ sẽ tiêm trực tiếp vào khớp gối để tăng hiệu quả hấp thụ, giúp giảm đau và cải thiện khả năng vận động.

Tiêm chất nhờn vào khớp gối: Một chất dạng gel chứa axit hyaluronic được tiêm vào khớp gối để bôi trơn và giảm đau. Axit hyaluronic là một thành phần tự nhiên có trong dịch khớp, nhưng khi xảy ra viêm, hàm lượng bị giảm, ảnh hưởng đến độ nhớt. Tùy từng trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định tiêm một lần duy nhất hoặc một lần mỗi tuần trong nhiều tuần liên tiếp.

Tiêm huyết thanh tươi giàu tiểu cầu tự thân: Đây là phương pháp mới trong điều trị hẹp khe khớp gối, mang lại hiệu quả cao. Phương pháp này thường được chỉ định cho bệnh nhân thoái hóa khớp gối độ I, II, III.

Điều trị ngoại khoa

Điều trị ngoại khoa Phẫu thuật được coi là phương án cuối cùng khi các phương pháp điều trị nội khoa không đem lại hiệu quả. Nội soi khớp gối thường được ưu tiên vì ít xâm lấn và thời gian phục hồi nhanh. Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, bác sĩ có thể chỉ định thay khớp để tái tạo bề mặt các đầu xương đùi và xương ống chân. Cụ thể:

  • Nội soi khớp gối: Đây là thủ thuật ít xâm lấn, cho phép bác sĩ quan sát chi tiết các tổn thương bên trong khớp gối và tiến hành điều trị.
  • Đục xương chỉnh trục: Phương pháp này được sử dụng để chỉnh trục xương.
  • Phẫu thuật thay khớp nhân tạo: Áp dụng thay khớp bán phần hoặc toàn phần ở những bệnh nhân nặng, chức năng vận động giảm nhiều, có điều kiện kinh tế và không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác.”
Người bệnh nên đến bác sĩ thăm khám kỹ càng để có chỉ định điều trị phù hợp và đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Người bệnh nên đến bác sĩ thăm khám kỹ càng để có chỉ định điều trị phù hợp và đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Điều trị hẹp khe khớp gối ở đâu uy tín?

Để điều trị hẹp khe khớp gối an toàn, giảm đau và tối ưu khả năng vận động, người bệnh nên ưu tiên các phương pháp bảo tồn không xâm lấn và không dùng thuốc. Phương pháp Trị liệu Thần kinh Cột sống (Chiropractic) hiện đang được hệ thống phòng khám iCCARE tại Hà Nội tiên phong áp dụng, mang lại chuyển biến tích cực cho nhiều người bệnh trong suốt 15 năm qua. Các bác sĩ chuyên khoa nước ngoài giàu kinh nghiệm tại iCCARE thực hiện các thao tác nắn chỉnh nhẹ nhàng và chuẩn xác, giúp khớp gối trở về vị trí tự nhiên, giảm đau hiệu quả.

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị cá nhân hóa, có thể kết hợp với các phương pháp khác như:

  • Chỉnh hình bàn chân: Định hình lại cấu trúc bàn chân, tạo sự cân bằng ở khớp gối.
  • Laser tần sóng cao và sóng xung kích Shockwave: Tác động đến các điểm đau, thúc đẩy quá trình tái tạo mô và tế bào sụn khớp, giảm sưng viêm và rút ngắn thời gian phục hồi.
Các thiết bị máy móc tại iCCARE đạt chuẩn FDA Hoa Kỳ
Các thiết bị máy móc tại iCCARE đạt chuẩn FDA Hoa Kỳ
  • Hướng dẫn bổ sung dinh dưỡng và vitamin: Giúp phục hồi sụn và các mô mềm bị tổn thương.
  • Tư vấn phương pháp luyện tập và lối sống khoa học: Duy trì hiệu quả điều trị và đảm bảo sức khỏe lâu dài.

“5 Buổi Điều Trị Khớp Gối Tại iCCARE – Chân Khỏe Tựa Đôi Mươi”

https://youtube.com/shorts/DvGScxl6MOI?si=3sZhEBk0cqfAm8I0

Ở độ tuổi U60, NSƯT Hoàng Hải vẫn vào đoàn phim liên tục bao gồm cả các phim hành động thế nên lưng anh đau nhức, hai đầu gối biểu tình. Xương khớp thoái hóa khiến các cảnh võ thuật trở thành thách thức, khiến diễn viên quay đi quay lại nhiều lần.

Bác sĩ Kenneth (chuyên gia Chiropractic 38 năm kinh nghiệm) sau khi thăm khám đã đưa ra kết luận nghệ sĩ Hoàng Hải bị thoái hóa khớp gối và đưa ra pháp đồ điều trị Chiropractic từ Mỹ kết hợp vật lý trị liệu với thiết bị công nghệ cao :
– KHÔNG THUỐC
– KHÔNG PHẪU THUẬT
– KHÔNG CẦN NGHỈ DƯỠNG
Hiệu quả sau 1 liệu trình điều trị:
– Giảm đau đa điểm nhanh chóng
– Tăng tái tạo tế bào
– Thúc đẩy tốc độ hồi phục nhanh gấp 3 lần
>>> Xem ngay: Điểm danh các thực phẩm tốt cho khớp gối không nên bỏ lỡ

iCCARE có kinh nghiệm hơn 15 năm làm việc với đội ngũ bác sĩ nước ngoài, kỹ thuật viên dày dặn kinh nghiệm, và các thiết bị điều trị tối tân. Nếu quý khách đang có câu hỏi về các bệnh lý xương khớp và dịch vụ của iCCARE CHIROPRACTIC CLINIC vui lòng liên hệ qua hotline 096 393 1999 để được tư vấn cụ thể.

Đăng ký khám

Hãy liên hệ iCCARE ngay hôm nay, để nhận được giải đáp bất kỳ thắc mắc nào về xương khớp và cột sống.




    chat zalo call