Trong cuộc sống, vì một lý do nào đó như chấn thương, té ngã, tai nạn giao thông hay tuổi tác đều có thể khiến xương bị gãy. Và rất nhiều người không ngừng thắc mắc gãy xương kiêng ăn gì và nên ăn gì? Bài viết dưới đây phòng khám chiropractic Hà Nội sẽ trả lời đầy đủ, chính xác.
Biến chứng khi bị gãy xương
Trước khi trả lời cho câu hỏi gãy xương kiêng ăn gì thì nên tìm hiểu về biến chứng của gãy xương nếu như không được điều trị kịp thời.
Đầu tiền, đối với những trường hợp bị gãy xương lớn như cột sống hay đùi… người bệnh sẽ đối mặt với tình trạng sốc mất máu, liệt chân, tay hoặc toàn thân, thậm chí là ảnh hưởng đến cả tính mạng của chính bản thân.
Viêm xương tủy xương sẽ xuất hiện đối với những người gãy xương hở. Đây thực tế là một di chứng rất nghiêm trọng và khó điều trị. Ngoài ra, còn xảy ra tình trạng khớp giả khi xương không thể liền lại sau 6 tháng bị gãy.
Can lệch: Được hiểu là tình trạng đầu xương bị gãy đã liền lại nhưng chưa đúng trục của xương, thay vào đó lại bị can lệch. Chính vì thế mà người bệnh sẽ đối mặt với tình trạng khó khăn trong việc vận động.
Xương chậm liền: Trường hợp tình trạng gãy xương đã kéo dài hơn 5 tháng nhưng vẫn chưa thể liền lại thì bác sĩ có thể chỉ định người bệnh dùng thủ thuật ghép xương xốp tại khu vực phần mào chậu với mục đích đặt cạnh ổ gãy. Phương án khác là khoan nhiều lỗ qua ổ gãy và trám xương xốp vào khu vực chỗ khuyết ở khe gãy với mục đích khắc phục.
Xơ cứng hạn chế khớp: Những người bị gãy xương gần khớp hay tại khớp hoặc trường hợp phải bó bột cần ở bất động trong thời gian dài có thể gây ra tình trạng xơ cứng, hạn chế khớp.
Các loại chất nên dùng khi gãy xương
Thực phẩm có ảnh hưởng khá lớn đến việc liền xương, vì thế người bệnh cần chú ý đến chế độ ăn uống để giúp vết thương nhanh chóng hồi phục.
Bổ sung thực phẩm giàu canxi
Trước khi muốn biết gãy xương kiêng ăn gì thì cần nắm được những chất nào tốt cho xương. Canxi là khoáng chất chính trong xương nên việc bổ sung canxi khi bị gãy xương là rất cần thiết. Theo đó, chất này đóng vai trò quan trọng cho co cơ, đông máu hay giải phóng hormone cả truyền tín hiệu cho hệ thần kinh.
Đối với người trưởng thành, nên nạp 1000- 1200 miligam mỗi ngày để giúp xương chắc khỏe, số lượng này vẫn có thể điều chỉnh theo từng trường hợp. Canxi không tự sinh ra trong cơ thể, do đó nên chủ động bổ sung các loại chế phẩm từ sữa, sữa chua, phô mai hay phô mai tươi và cả bông cải xanh, củ cải, cải xoăn lẫn cải chíp, đậu nành, cá ngừ, cá hồi…
Thực phẩm giàu protein
Hãy nhớ rằng xương được hình thành một nửa là từ protein và chất này không nằm trong danh sách gãy xương kiêng ăn gì. Đồng thời, khi gãy xương thì cơ thể cũng cần một lượng chất này để tái tạo lại xương. Protein chiếm vai trò quan trọng khi góp phần tạo ra collagen, một trong những loại protein có thể tạo ra khả năng đàn hồi cũng như sức mạnh cho xương. Ngoài ra, nó còn giúp cân bằng giữa hấp thụ và tiêu hao canxi.
Trường hợp protein không đủ khiến mật độ xương bị giảm đi, khiến quá trình lành xương bị ảnh hưởng đáng kể. Những thực phẩm có chứa protein mà người gãy xương nên dùng như: Thịt gà, thịt thăn và thịt bò, cá hồi, cá ngừ hay sữa, phô mai hoặc diêm mạch, các loại đậu…
Nạp nhiều vitamin D
Thiếu bắn đi vitamin D thì đồng nghĩa canxi cũng không thể hấp thụ từ ruột ngon. Từ đó dẫn tới việc xương ít canxi và dễ gãy hơn. Cá kiếm, cá hồi, cá ngừ và cá trích, gan, lòng đỏ trứng hay sữa… là những thực phẩm nên bổ sung. Bên cạnh đó, ánh nắng cũng là một cách để hấp thụ vitamin D hiệu quả, tốt cho sức khỏe.
Vitamin C
Gãy xương kiêng ăn gì nhưng chắc chắn không phải là vitamin C. Thực tế, vitamin C là một dưỡng chất quan trọng giúp cơ thể chống lại các bệnh nhiễm trùng. Đồng thời giúp tái tạo và phục hồi mô xương với những người chấn thương xương.
Ngoài ra, một số nghiên cứu còn chỉ ra rằng vitamin C có vai trò trọng yếu đối với việc tái tạo collagen – đây cũng chính là protein cần thiết cho việc xây dựng cũng như duy trì cấu trúc xương, sụn. Đó là một quá trình quan trong trong chữa lành sau tổn thương.
Đổi lại, để an toàn thì cũng không nên lạn dụng quá nhiều vitamin bởi nó hoàn toàn có thể gây ra tác dụng phụ. Đối với người trường thành nên dùng ít hơn 2000mg vitamin C mỗi ngày. Đồng thời, tránh các thực phẩm chứa vitamin C được đun nóng hay để quá lâu. Một số cái tên không thể bỏ lỡ nếu muốn bổ sung vitamin C như: Kiwi, ớt chuông, cam hay quả mọng, cà chua, bưởi và bông cải xanh, dâu tây hoặc khoai tây…
>>> Xem thêm: Vitamin K – Dưỡng Chất Cần Thiết Để Có Hệ Xương Khớp Khỏe Mạnh
Thực phẩm giàu chất sắt
Thành phần chính của sắt chính là hồng cầu, có vai trò quan trọng đối với việc vận chuyển oxy từ phổi đến các cơ quan. Nếu như thiếu sắt sẽ gây ra tình trạng chậm phục hồi sau khi gãy xương.
Đổi lại, trường hợp mà sắt trong cơ thể quá nhiều thì cũng sẽ khiến người bệnh bị loãng xương, cấu trúc xương thay đổi và giảm khối lượng xương… Vì vậy nên điều chỉnh sắt sao cho phù hợp nhất. Một số thực phẩm chứa sắt rồi rào bao gồm: Thịt đỏ, thịt gà hay trứng, trái cây sấy và cả ngũ cốc nguyên hạt…
Đồ ăn có chứa magie
Gãy xương kiêng ăn gì nhưng rõ ràng không phải là Magie bởi đây là một chất quan trọng có thể trung hòa axit và giúp xương chắc khỏe hơn. Magie tham gia đến hơn 300 phản ứng hóa học trong cơ thể cơ thể mỗi người và khi gãy xương rất cần một lượng magie để tái tạo xương tốt hơn. Người bệnh có thể bổ sung chất này từ các loại thực phẩm như bí, hạt chia, hạt điều hay quả hạnh, rau chân vịt hoặc đậu đen…
Thực phẩm có kẽm
Để duy trì cấu trúc cũng như chức năng của xương, cơ thể sẽ cần một lượng kẽm nhất định. Đồng thời, hỗ trợ vitamin D và giúp canxi hấp thụ nhanh chóng, dễ dàng giúp xương phục hồi tốt. Vì vậy, người bệnh nên bổ sung kẽm có trong hải sản, ngũ cốc hay trứng, hạt hướng dương và cả bánh mì…
Thực phẩm nhiều vitamin B6
Gãy xương kiêng ăn gì, liệu có cần phải tránh Vitamin B6 hay không? Câu trả lời là không, vitamin B6 có thể chuyển hóa Tryptophan, chất béo cũng như là Carbohydrate. Qua đó, tăng khả năng phục hồi sau khi xương bị tổn thương. Một số các thực phẩm như chuối, ngũ cốc, thịt bò hay thịt gà và súp lơ… đều chứa nhiều vitamin B6. Ngoài ra, người bệnh nên bổ sung một số các loại chất khác cụ thể là vitamin B12, photpho, axit folic.
Gãy xương kiêng ăn gì?
Nhiều người vẫn luôn thắc mắc rằng người gãy xương kiêng ăn gì? Dưới đây sẽ là câu trả lời chính xác và đầy đủ nhất.
Đồ ăn mặn
Đồ ăn mặn thường có nhiều muối (Natri) nên việc bổ sung nhiều chất này đều không tốt cho tim mạch cũng như huyết áp và xương. Nên hạn chế muối trong khi điều trị giúp hạn chế việc mất đi canxi và magie, qua đó đẩy nhanh tốc độ phục hồi, tái tạo.
Đồ ngọt
Mổ gãy xương kiêng ăn gì, rõ ràng đáp án sẽ là đồ ngọt. Việc tiêu thụ quá nhiều đường có thể gây viêm nhiễm cũng như quá trình tăng thời gian lành xương. Ngoài ra, đồ ngọt còn nguy cơ tăng cân, gây áp lực lên khung xương khiến xương lâu hồi phục hơn. Bánh kem, pizza hay súp đóng hộp… đều là những thực phẩm không nên sử dụng nhiều.
Kiêng bia rượu
Các chất kích thích như bia hay rượu đều có thể giảm mật độ xương, khiến cho quá trình tái tạo diễn ra chậm. Rượu hay bia nếu như sử dụng quá nhiều còn gây ra tình trạng say, mất tỉnh táo và dẫn tới té ngã gây gãy xương. Do đó, người gãy xương không nên sử dụng loại đồ uống này.
Kiêng cà phê
Gãy xương kiêng ăn gì để nhanh lành nhất, liệu rằng có nên uống cà phê không? Uống quá nhiều cà phê trong một ngày sẽ tác động xấu đến xương khớp. Ngoài ra, sử dụng với tần suất liên tục còn khiến cơ thể phải bài tiết thông qua nước tiểu rồi giảm canxi đáng kể. Tốt hơn hết là nên dùng một lượng vừa đủ để tỉnh táo mà không ảnh hưởng đến sức khỏe.
Trà đặc
Trong trà đặc cũng sẽ có một lượng lớn caffeine, rồi gây kích thích và đào thải canxi qua nước tiểu khi dùng quá nhiều lần. Tiêu thụ quá nhiều trà đặc rõ ràng không hề tốt cho xương khớp. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng mỗi ngày.
Đồ ăn nhiều dầu mỡ
Gãy xương kiêng ăn gì, dầu mỡ đương nhiên sẽ nằm trong danh mục này. Trong đồ ăn chiên, rán sẽ chứa một hàm lượng calo, chất béo bão hòa và chất béo trans rất lớn. Toàn bộ đều không tốt đối với tim mạch và gây tăng cân nhanh chóng rồi gây áp lực lên xương. Vì vậy, không nên sử dụng quá nhiều, cụ thể là gà rán, khoai tây chiên hay hamburger cà cả xúc xích…
Cần ăn gì khi gãy xương?
Bên cạnh những câu hỏi gãy xương kiêng ăn gì thì nhiều người cũng không ngừng thắc mắc cần bổ sung những loại thực phẩm nào?
>>> Xem thêm: Đau xương khớp kiêng ăn gì cho nhanh khỏi
Chế phẩm từ sữa
Chế phẩm làm từ sữa không nằm trong danh mục gãy xương kiêng ăn gì. Các sản phẩm làm từ sữa có nhiều vitamin D cũng như canxi giúp quá trình phục hồi, tái tạo xương diễn ra tốt hơn. Việc bổ sung sữa có vai trò lớn, giúp đẩy nhanh quá trình chữa lành cũng như hồi phục chức năng xương.Sữa tươi, sữa chua hay sữa đậu nành, bơ và cả phô mai… đều là những sản phẩm tốt cho người gãy xương.
Hạt bí
Trong hạt bí có chứa canxi, magie giúp chữa lành và bảo vệ xương, đặc biệt là sau khi xảy ra chấn thương. Hạt bí có thể được chế biến thành nhiều món như rang, ăn trực tiếp hay làm salad và biến nó trở thành nguyên liệu cho món ăn…
Đậu nành
Đậu nành chứa rất nhiều dưỡng chất quan trọng: Protein, vitamin hay khoáng chất và đương nhiên nó không có trong mục gãy xương kiêng ăn gì. Đây đều là những chất có vai trò lớn trong việc phát triển và tái tạo mô cơ thể. Vì vậy, đậu nành sẽ là một thực phẩm đáng để bổ sung cho người gãy xương.
Các loại hạt
Bên trong các loại hạt có chứa lượng khoáng chất, magie hay photpho rất lớn. Đó đều là những khoáng chất quan trọng tham gia vào quá trình giúp xương trở nên chắc khỏe. Trong đó, hạt bí, hạt óc chó, hạt điều… nên được bổ sung ở bữa ăn của gia đình.
Ớt chuông
Với việc chứa nhiều vitamin C, có thể hỗ trợ giảm viêm cũng như tăng cường hệ miễn dịch cơ thể thì ớt chuông không phải là thực phẩm nằm trong nhóm gãy xương kiêng ăn gì? Bên cạnh đó, vitamin C trong ớt chuông còn giúp hình thành collagen (loại protein tham gia vào tái tạo mô xương). Bổ sung ớt chuông rõ ràng giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi và lành xương.
Thịt nạc
Protein trong thịt có vai trò lớn trong việc cung cấp Acid amin nhằm tái tạo tế bào, nhất là collagen. Đồng thời, nó cũng chứa nhiều khoáng chất nuôi dưỡng xương tốt hơn. Do đó, dùng thịt nạc vừa đủ cho cơ thể sẽ rất tốt cho việc đẩy nhanh tốc độ làm lành xương.
Cá béo
Cá béo giàu acid omega-3 hay canxi và cả vitamin D, đó đều là nguồn dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể và đương cá béo không phải nhóm gãy xương kiêng ăn gì. Cụ thể, Omega-3 giúp giảm viêm, đau, tăng sự linh hoạt. Trong khi đó, canxi và vitamin D giúp xương chắc khỏe, đẩy nhanh quá trình phục hồi hơn.
Rau họ cải
Hãy nhớ rằng rau họ cải không nằm trong danh sách câu trả lời cho thắc mắc gãy xương kiêng ăn gì. Đây là loại rau chứa nhiều vitamin K, vitamin C và kali, canxi hay sắt, magie hoặc kẽm rất tốt cho sức khỏe xương. Toàn bộ các dưỡng chất này đều tham gia vào quá trình tái tạo, phục hồi xương sau điều trị.
Trứng
Gãy xương kiêng ăn gì, có thể hạn chế các loại đồ ăn có hại như dầu mỡ, cồn…. nhưng tuyệt nhiên không phải là trứng. Trong trứng có rất nhiều vitamin D, canxi, magie hay sắt, protein hoặc vitamin B. Các chất này đều có thể hỗ trợ tái tạo xương đã gãy. Vì vậy mới nói rằng trứng có vai trò lớn trong phục hồi cho người gãy xương.
Gãy xương kiêng ăn gì sẽ không còn là một câu hỏi khó cho người bệnh nếu như bạn vừa đọc được thông tin bên trên. Đồng thời, liệt kê hàng loạt các thực phẩm cần bổ sung để đẩy nhanh quá trình phục hồi, tái tạo xương.
>>> Xem thêm: Gãy xương đòn: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị