iccare.com.vn/
TIN TỨC Y KHOA

Gãy xương đòn: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Gãy xương đòn được coi là chấn thương quá quen thuộc hằng ngày. Vậy liệu rằng nó có nguy hiểm hay không và điều trị như thế nào? Toàn bộ thông tin đều được phòng khám xương khớp cột sống ICCARE chia sẻ chi tiết dưới đây.

Gãy xương đòn là gì?

Xương đòn hay còn được biết là xương quai xanh – một xương nằm dài ngay bên dưới da vùng vai, nối xương ức, hệ thống đai vai – cánh tay. Xương này đóng vai trò như thanh chống, giằng giữa thân mình cũng như khớp vai để cho khớp hoạt động với cường độ tối ưu nhất. Ngoài ra, nó còn bảo vệ các cấu trúc quan trọng phía dưới gồm: Bó mạch dưới đòn và cả đám rối cánh tay hay phổi….

Như vậy, gãy xương đòn được hiểu như tổn thương mất liên tục tại xương đòn sau sau những va chạm trong cuộc sống, sinh hoạt và thể thao. Đối tượng dễ bị gãy xương đòn nhất là ở trẻ em và người trẻ tuổi với các hoạt động mạnh.

Gãy xương đòn rất phổ biến
Gãy xương đòn rất phổ biến

Gãy xương đòn gồm mấy loại?

Theo các chuyên gia, gãy xương đòn vai sẽ phụ thuộc vào vị trí gãy để phân loại bao gồm.

Nhóm 1: Gãy thân xương đòn.

Nhóm 2: Gãy đầu ngoài  của xương đòn.

Nhóm 3: Gãy đầu trong của xương đòn.

Trong đó, gần 70% các cá sẽ bị gãy thân xương đòn, 30% sẽ là gãy tại đầu ngoài xương đòn và cuối cùng là chỉ khoảng 2-3% cho vị trí gãy tại đầu trong xương đòn. Đặc biệt, gãy đầu trong xương đòn dù hiếm gặp nhưng lại có biến chứng nguy hiểm. Đầu gãy hoàn toàn có thể chọc vào các cấu trúc trong trung thất cũng như bó mạch dưới đòn lẫn đám rối cánh tay. Từ đó, nguy cơ liệt cánh tay nếu không được can thiệp kịp thời.

Triệu chứng nhận biết

Khi gãy xương đòn vai, người bệnh sẽ cảm thấy các triệu chứng rõ rệt như sau: Khu vực chấn thương bị đau và sưng, bầm tím. Xuất hiện tiếng lạo xạo khi cử động vai hay cứng khớp, không thể cử động vai. Ngoài ra, vai rũ còn xuống hoặc đổ về phía trước vì không còn được nâng đỡ từ xương.

Nguyên nhân gây gãy xương đòn

Thông thường, gãy xương đòn là bởi ngã chống tay khiến vai va chạm trực tiếp rồi gãy hoặc cũng có thể gãy gián tiếp trong tư thế duỗi khuỷu, dạng vai. Tai nạn giao thông, lao động hay chơi thể thao chính là nguyên nhân hàng đầu khiến xương đòn bị gãy. Trong đó, bóng đá, đua xe đạp hay trượt ván, bóng rổ và bóng bầu dục… là những môn nguy cơ bị gãy nhất.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể gãy xương đòn vì một lực tác động nhẹ khi mắc phải bệnh lý do u xương hay gãy xương mỏi ít gặp, hoàn toàn có thể bỏ sót.

Nguyên nhân gãy xương đòn chủ yếu là do té ngã, thể thao, va chạm   
Nguyên nhân gãy xương đòn chủ yếu là do té ngã, thể thao, va chạm

Gãy xương đòn có nguy hiểm không?

Nếu như tình trạng xương đòn không được điều trị kịp thời hay chăm sóc chưa đúng cách hoàn toàn có thể gây ra các biến chứng: Tổn thương bó mạch dưới đòn, đám rối thần kinh cánh tay. Tràn máu, tràn khí màng phổi và xương không thể liền hoặc can lệch (xương liền nhưng không phải vị trí phù hợp). 

Ngoài ra, gãy xương đòn còn có thể gây biến chứng viêm thoái hóa khớp cùng vai đòn hay khớp ức đòn. Một số các biến chứng liên quan đến phẫu thuật như nhiễm trùng, gãy dụng cụ kết hợp xương…. 

>>> Xem thêm: Xương bánh chè: Vị trí, chức năng, các chấn thương thường gặp

Cách chẩn đoán

Để có thể chẩn đoán gãy xương đòn một cách chính xác nhất thì bác sĩ sẽ tiến hành vừa khám dựa trên các triệu chứng kết hợp phương án xét nghiệm.

Bác sĩ sẽ tiến hành khai thác về các thông tin như cơ chế chấn thương, mô tả lại cơn đau hay thực hiện một số động tác khớp vai với mục đích thăm khám trực tiếp để tìm ra điểm gãy.

Trong các trường hợp đặc biệt như tai nạn giao thông chấn thương đa điểm cần phải kiểm tra tổng quan các nơi khác. Một số các biến chứng có thể xảy ra như gãy xương bả vai hay gãy xương sườn và tràn máu màng phổi cũng như tràn khí màng phổi.

Tiến hành chụp X-quang là một biện pháp không thể thiếu trong các trường hợp nghi gãy xương đòn. Chỉ cần một phim chụp thôi cũng đã chẩn đoán chính xác tổn thương. Một số các trường hợp khác có thể được chỉ định chụp X-quang khớp vai với tư thế nghiêng, chếch.

Chụp CT sẽ được áp dụng khi mà xương đầu trong xương đòn bị gãy. Khi đó, bác sĩ khó đánh giá trên phim X-quang hoặc gãy xương đòn và kèm theo một số các biến chứng nguy hiểm đã nêu.

Phương pháp điều trị gãy xương đòn

Gãy xương đòn sẽ được điều trị bằng hai phương pháp chủ yếu là bảo tồn và phẫu thuật. Trong đó, điều trị bảo tồn luôn được bác sĩ ưu tiên lựa chọn.

Điều trị bảo tồn

Thông thường, các bệnh nhân đều sẽ đạt được kết quả tốt khi điều trị bảo tồn với dạng gãy 1/3 giữa xương đòn ít hoặc không bị di lệch. Mục tiêu của phương pháp này là mong muốn giảm đau và kiểm soát vai cũng như khu vực bị thương cho đến khi xương liền lại. 

Nên chườm lạnh ở khoảng 3 ngày đầu tiên để giảm đau, sưng. Một số các loại thuốc giảm đau phổ biến là paracetamol hay giảm đau chống viêm NSAID sẽ được chỉ định sao cho phù hợp nhất. Ngoài ra, còn có các biện pháp bất động vai bao gồm:

Túi treo tay: Mục đích là giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái hơn nhưng cũng  có thể hạn chế vận động cánh tay gây ra tình trạng cứng khuỷu nếu như không được phục hồi chức năng tích cực. Vì vậy, túi treo tay chỉ nên dùng cho người bị gãy 1/3 giữa xương không di lệch hoặc ít di lệch. Nên khuyến khích người bệnh tập khuỷu và cổ tay mỗi ngày để  cải thiện vận động.

Đai bất động vai số 8: Cách này sẽ giúp khuỷu tay và bàn tay hoạt động tự do hơn. Song, nên thường xuyên điều chỉnh đai để giữ chặt cũng như duy trì vai thẳng, ưỡn ngực. Chỉ nên chỉnh định đai bất động vai số 8 ở những trường hợp bị gãy hoàn toàn di lệch chồng ngắn nhưng lại không phẫu thuật.  Điều đó sẽ giúp điều chỉnh lẫn ngăn ngừa di lệch chồng.

Phẫu thuật

Bệnh nhân gãy xương đòn sẽ được chỉ định phẫu thuật gồm:

  • Gãy xương đòn di lệch hoàn toàn: Theo nghiên cứu thì có đến 15% các trường hợp gãy xương đòn di lệch hoàn toàn không thể liền nếu như chỉ điều trị bảo tồn. Do đó, phẫu thuật sẽ được tính đến ở các trường hợp này.
  • Gãy xương đòn nhưng có đầu gãy di lệch nằm ngay sát dưới da và nguy cơ chọc thủng cả da: Trường hợp này thường gặp ở gãy đầu ngoài xương đòn.
  • Gãy di lệch chồng ngắn lớn hơn 2 cm.
  • Gãy phức tạp cùng với mảnh gãy di lệch xoay ngang
  • Chèn ép bó mạch, đám rối thần kinh.
  • Gãy đầu trong của xương đòn, mảnh gãy di lệch chèn ép cấu trúc trung thất.
  • Gãy nhiều xương.
  • Gãy xương hở.
  • Gãy xương đòn nhưng lại có phần cơ kẹt vào ổ gãy.
  • Người bệnh có mong muốn được phẫu thuật.
  • Xương vẫn không liền sau điều trị bảo tồn.

Chăm sóc người gãy xương đòn như thế nào?

Để chăm sóc người gãy xương đòn một cách tốt nhất thì sẽ cần tập trung các 3 mục như sau.

Vận động nhẹ nhàng: Sau khi áp dụng các biện pháp điều trị bảo tồn hay phẫu thuật thì người bệnh được khuyến khích vận động nhẹ nhàng khu vực khuỷu tay, cổ và bàn tay. Tuy nhiên, không được quá mạnh hay gắng sức.

Thực hiện các bài tập: Người bệnh có thể thực hiện các bài tập theo chỉ định của bác sĩ. Lưu ý nên tập nhẹ nhàng và tăng cường độ từ từ phù hợp với tình trạng bản thân. Đồng thời, cần tập đúng thao tác cũng như quy trình.

Chế độ ăn uống: Cần tập trung ăn uống, bổ sung các thực phẩm giàu canxi hay vitamin D như các chế phẩm từ sữa, hải sản và các loại hạt… Điều này sẽ giúp cho xương nhanh chóng phục hồi hơn.

Bổ sung canxi và vitamin cho người gãy xương đòn
Bổ sung canxi và vitamin cho người gãy xương đòn

Phòng tránh gãy xương đòn

Để hạn chế tốt nhất tình trạng gãy xương đòn, mỗi người cần hết sức lưu ý các điều sau: Bảo hộ an toàn cho người lao động, tham gia giao thông đúng luật. Đồng thời, cần tập luyện vừa sức, đúng kỹ thuật nhất là các môn hoạt động mạnh như bóng  đá….Ngoài ra, cũng nên nắm rõ các bước sơ cứu mỗi khi gặp chấn thương.

Một số các câu hỏi thường gặp khi gãy xương đòn

Đối với nhiều người mới, khi bị gãy xương đòn rất dễ hoang mang và đặt ra hàng loạt câu hỏi.

Tư thế nằm ngủ khi bị gãy xương đòn

Theo đó, khi bị gãy xương đòn thì tư thế nằm ngửa được cho là thoải mái và tốt nhất. Khi đó, trọng lượng cơ thể sẽ không tác dụng lên bất cứ bộ phận nào, ngược lại còn được phân bổ đều.

Gãy xương đòn bao lâu thì lành?

Thông thường, gãy xương đòn ở mức độ nhẹ sẽ mất từ 4-6 tháng để lành. Một số những người trưởng thành hoàn toàn kéo dài từ 6-8 tháng phục hồi. 

Gãy xương đòn bao lâu đi xe máy?

Để an toàn và bảo đảm rằng chấn thương của bạn không bị ảnh hưởng, bác sĩ khuyến cáo người bệnh chỉ được đi xe sau 3 tháng.

Gãy xương đòn là một tình trạng rất phổ biến xuất hiện do tai nạn, va chạm hay té ngã. Việc điều trị như thế nào có vai trò quan trọng để giúp cho tình trạng sức khỏe nhanh chóng phục hồi.

>>> Xem thêm: Xương thủy tinh là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Đăng ký khám

Hãy liên hệ iCCARE ngay hôm nay, để nhận được giải đáp bất kỳ thắc mắc nào về xương khớp và cột sống.




    chat zalo call