iccare.com.vn/
TIN TỨC Y KHOA

Gai gót chân là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Gai gót chân là một dạng tổn thương bàn chân thường thấy ở người trưởng thành. Khi mắc phải bệnh gai gót chân, sẽ cảm thấy đau đớn, khó khăn trong sinh hoạt, đặc biệt là đi lại. Phát hiện sớm thông qua các dấu hiệu để có cách trị gai gót chân tốt nhất.

Gai gót chân là gì?

Gai gót chân được hiểu là tình trạng lắng đọng canxi trong mô mềm dưới khu vực gót chân rồi dẫn tới viêm nhiễm cũng như là đau đớn cho người bệnh. Đây là khu vực phải chịu áp lực lớn của trọng lượng cơ thể nên rất dễ dẫn tới các tổn thương. Một khi mà viêm xuất hiện thì cơ thể sẽ phản ứng bằng cách thúc đẩy khả năng tân tạo gai xương gót chân nhọn lên bắt đầu từ rìa khớp.

Gai gót chân thường xảy ra ở người trưởng thành
Gai gót chân thường xảy ra ở người trưởng thành

Dấu hiệu gai gót chân

Bị gai gót chân có thể diễn ra một hoặc cả hai chân, đồng thời có các dấu hiệu như sau:

  • Đau gót chân khi đứng vào buổi sáng.
  • Đau âm ỉ tại khu vực gót chân cả ngày.
  • Xuất hiện viêm lẫn sưng phía trước khu vực gót chân.
  • Nhiệt tỏa ra ở khu vực tổn thương.
  • Có phần nhô ra như xương ở gót chân.
  • Đau khiến người bệnh khó đi chân trần.

Nguyên nhân bị gai gót chân

Xuất hiện gai gót chân là do nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số các lý do chủ yếu khiến cho tình trạng này xảy ra.

Áp lực quá mức: Trọng lượng cơ thể đè nén, dồn toàn bộ lên chân cũng là một nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng này. Bên cạnh đó, việc chạy nhảy, thường xuyên đi lại cũng khiến áp lực lớn và gây nhiễm trùng hay tổn thương.

Căng cơ: Khi tập luyện hay làm việc và bị căng cơ bắp chân, không thể linh hoạt cử động cũng sẽ ảnh hưởng đến dây chằng bàn chân. Từ đó tạo ra áp lực cũng như gây tổn thương đến khu vực này.

Sử dụng giày dép không phù hợp: Việc đi giày dép không có đế, độ đàn hồi hay bệt cũng là một lý do khiến cho gai gót chân hình thành. Khi đó, nguy cơ bệnh tật ở chân sẽ ngày càng lớn hơn, nguy cơ cao hơn.

Thay đổi hoạt động và tuổi tác: Việc tăng cường áp lực hay nhịp độ hoạt động, hay chuyển từ mặt sàn tiếp xúc này sang mặt sàn khác cũng sẽ gây áp lực lên gai xương. Ngoài ra, gai gót chân xuất hiện ở người trưởng thành và người cao tuổi nhiều hơn.

Chấn thương: Nếu như khu vực gót chân bị chấn thương cũng nguy cơ dẫn tới gai gót chân. Bên cạnh đó, các bệnh lý như thấp khớp, viêm khớp, viêm gan chân có khả năng gây ra tình trạng này cao hơn so với thông thường.

Chấn thương là một nguyên nhân dẫn tới gai gót chân
Chấn thương là một nguyên nhân dẫn tới gai gót chân

Những ai dễ bị gai gót chân?

Gai gót chân thường sẽ xuất hiện ở người trưởng thành phổ biến, cụ thể hơn là ở những đối tượng như: Phụ nữ có công việc đòi hỏi phải đi lại nhiều, đặc biệt đi giày cao gót. Vận động viên phải hoạt động nhiều gây áp lực lên gót chân hay người béo phì. Ngoài ra, những người mắc hội chứng bàn chân bẹt và có tiền sử viêm gót chân cũng dễ gặp tình trạng này.

Biến chứng gai gót chân

Mắc phải gai gót chân không ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh. Song, nếu như không được điều trị kịp thời vẫn có thể khiến cho bạn gặp khó khăn trong việc giữ thăng bằng. Ngoài ra, sinh hoạt và công việc cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Bên cạnh đó, dáng đi thay đổi bất thường kèm theo tình trạng các bộ như mắt cá, khớp gối hay thắt lưng nguy cơ tổn thương cao.

Cách điều trị gai gót chân

Gai gót chân có chữa khỏi được không còn phụ thuộc vào việc người bệnh áp dụng và tuân thủ đúng liệu trình từ bác sĩ hay không? Mỗi trường hợp đều sẽ có các phương án chữa khác nhau.

Điều chỉnh chế độ sinh hoạt

Rất nhiều người không khỏi thắc mắc rằng gai gót chân có nên đi bộ không? Trên thực tế, người bệnh vẫn có thể đi lại bình thường nhưng khi phát hiện tình trạng bệnh cần nghỉ ngơi để phục hồi. Đồng thời, đi giày dép mềm, vừa với size chân để không khiến cho bệnh trở nặng hơn.

Dùng thuốc

Gai gót chân và cách điều trị phổ biến hiện nay là dùng thuốc. Tùy vào trường hợp cụ thể sẽ được kê các loại thuốc kháng viêm, giảm đau từ bác sĩ. Ngoài ra, một số các loại thuốc điều trị bệnh phổ biến là Aspirin, Ibuprofen hay Acetaminophen và Celecoxib, Naproxen… Thậm chí, cũng sẽ được cân nhắc tiêm Corticoid vào vùng viêm nếu như tình trạng nặng hơn.

Phẫu thuật

Thông thường, gai gót chân sẽ không cần tới phương án phẫu thuật nếu như có cách điều trị hợp lý. Song, vẫn có thể phải áp dụng nếu như tình trạng kéo dài, không thuyên giảm. Khi đó, bệnh nhân sẽ bị cắt lọc mô viêm cũng như khâu lại khu vực điểm bám gân gót. 

Phẫu thuật ít khi được sử dụng cho gai gót chân
Phẫu thuật ít khi được sử dụng cho gai gót chân

Trên thực tế, phẫu thuật cũng khiến cho người bệnh phải đối mặt với nhiều rủi ro khác nhau. Cụ thể là tình trạng nhiễm trùng, tê vùng vĩnh viễn hay đau tái phát hoặc đau dây thần kinh và để lại sẹo.

Phòng ngừa gai gót chân như thế nào?

Nếu như muốn hạn chế gai gót chân một cách tốt nhất thì rõ ràng mỗi người cần phải tuân thủ trong sinh hoạt lẫn công việc.

Trước khi thực hiện các bài tập hay chơi thể thao nên khởi động kỹ càng các khớp để làm nóng cơ thể giảm chấn thương. Đồng thời, dùng các dụng cụ tập luyện phù hợp với bộ môn, vừa vặn với bản thân mình. Trong quá trình tập luyện cần thực hiện đúng kỹ thuật, cường độ không đột ngột.

Trong cuộc sống hằng ngày, khi làm việc hay lao động cần phải tránh việc mang, vác vật quá nặng hoặc đứng nhiều. Kết hợp ăn uống lành mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng. Hạn chế các loại đồ ăn nhiều dầu mỡ hay chất kích thích.

Gai gót chân khiến cho hoạt động đi lại cảm thấy khó khăn và bất tiện vô cùng. Nếu như được phát hiện sớm và tuân thủ các biện pháp điều trị từ bác sĩ thì sẽ nhanh chóng phục hồi. Hy vọng với loạt thông tin mà ICCARE chia sẻ sẽ giúp cho bạn nhận biết dấu hiệu bệnh lý tốt hơn để có cách chữa kịp thời.

Đăng ký khám

Hãy liên hệ iCCARE ngay hôm nay, để nhận được giải đáp bất kỳ thắc mắc nào về xương khớp và cột sống.




    X iCCare chăm sóc sức khoẻ
    bền vững cho cả gia đình!
    chat zalo call